Danh mục

Một số nhân tố ảnh hưởng đến năng suất lao động của doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân

Số trang: 11      Loại file: pdf      Dung lượng: 362.74 KB      Lượt xem: 18      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết tập trung phân tích thực trạng năng suất lao động của doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân và chỉ ra một số nhân tố ảnh hưởng đến năng suất lao động, qua đó giúp các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân nhận thức đúng đắn vấn đề và có những biện pháp cải thiện, nâng cao năng suất lao động. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Một số nhân tố ảnh hưởng đến năng suất lao động của doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân 256 LÝ LUẬN CHUNG VỀ KINH TẾ TƯ NHÂN Ở VIỆT NAM MỘT SỐ NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP THUỘC KHU VỰC KINH TẾ TƯ NHÂN ThS: Nguyễn Như Quảng Khoa Lý luận chính trị, Trường Đại học Thủy Lợi Tóm tắt: Sau hơn 30 năm đổi mới đất nước, từ việc xóa bỏ cơ chế quản lý tập trung quan liêu bao cấp sang xây dựng nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, Đảng ta đã từng bước có những thay đổi và đột phá trong tư duy, hành động về khu vực kinh tế tư nhân. Từ chỗ không thừa nhận, đến thừa nhận, coi nó là bộ phận cấu thành và khẳng định tầm quan trọng của việc phát triển kinh tế tư nhân đối với xây dựng, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Trên cơ sở đó, bài viết tập trung phân tích thực trạng năng suất lao động của doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân và chỉ ra một số nhân tố ảnh hưởng đến năng suất lao động, qua đó giúp các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân nhận thức đúng đắn vấn đề và có những biện pháp cải thiện, nâng cao năng suất lao động. Từ khóa: doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp ngoài nhà nước, năng suất lao động, khu vực kinh tế tư nhân. SOME FACTORS AFFECTING LABOR PRODUCTIVITY OF ENTERPRISES UNDER PRIVATE ECONOMIC REGION Abtract: After more than 30 years of national renewal, from abolishing the centralized bureaucracy and bureaucracy to building a multi-sector commodity economy, the Communist Party of Vietnam has gradually made changes and breakthroughs in thinking, acting on the private sector. From non-recognition, to acknowledging, considering it as an integral part and affirming the importance of the development of the private economy to the construction and development of a socialist-oriented market economy. On that basis, the paper focuses on analyzing the labor productivity situation of enterprises in the private sector, thereby pointing out a number of factors affecting labor productivity improvement, thereby helping the Enterprises in the private sector are aware of the problem properly and take measures to improve labor productivity. Keywords: private business; Non-state enterprises; labor productivity; private sector. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Hơn 30 năm đổi mới đất nước, Đảng ta đã có sự thay đổi nhận thức mang tính đột phá trong việc phát triển kinh tế tư nhân, cụ thể: Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (1986), Đảng ta công nhận nền kinh tế nhiều thành phần; ban hành Luật đầu tư nước ngoài (1987), Luật Công ty và Doanh nghiệp tư nhân (1990); Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII (1991) chính thức công nhận kinh tế tư nhân là một bộ phận cấu thành của nền kinh tế và PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN Ở HẢI PHÒNG - VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 257 được khuyến khích phát triển; năm 1999 ban hành Luật Doanh nghiệp; năm 2017 N ghị quyết Trung ương 5 khóa VII của Đảng ban hành và xác định kinh tế tư nhân là một động lực của nền kinh tế. Khuyến khích phát triển và hình thành các công ty, tập đoàn kinh tế tư nhân có quy mô lớn…Vì vậy, trong những năm qua khu vực kinh tế tư nhân ngày càng phát triển về số lượng và đóng góp ngày càng lớn vào sự tăng trưởng của nền kinh tế Việt N am. Để tỉ trọng đóng góp của khu vực kinh tế tư nhân vào GDP đến năm 2020 đạt khoảng 50%, năm 2025 khoảng 55%, đến năm 2030 khoảng 60 - 65%, thì trong hiện tại và tương lai cần phải cải thiện và tăng năng suất lao động của các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân. Xuất phát từ yêu cầu và đòi hỏi đó, bài viết tập trung phân tích bức tranh tổng quát nhất về thực trạng năng suất lao động của các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân, để chỉ ra một thực tế là năng suất lao động của khu vực kinh tế tư nhân đang thấp hơn rất nhiều so với các khu vực kinh tế nhà nước và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Trên cơ sở đó, bài viết phân tích một số nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất lao động, qua đó giúp các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân nhận thức đúng đắn về thực trạng năng suất lao động của mình và cần phải có những giải pháp để cải thiện và tăng năng suất lao động để đóng góp ngày càng lớn vào sự tăng trưởng kinh tế đất nước. 2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 2.1. Lý luận chung về khu vực kinh tế tư nhân và năng suất lao động Kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có vai trò quan trọng, được coi là một trong những nhân tố quan trọng thúc đNy tăng trưởng kinh tế. Sự phát triển khu vực kinh tế tư nhân là phù hợp trong thời kỳ quá độ tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt N am. Khu vực kinh tế tư nhân gồm có: kinh tế cá thể, tiểu chủ và kinh tế tư bản tư nhân. Kinh tế cá thể là hình thức kinh tế dựa trên tư hữu nhỏ về tư liệu sản xuất và khả năng lao động của bản thân người lao động và gia đình. Kinh tế tiểu chủ là hình thức kinh tế dựa trên tư hữu nhỏ về tư liệu sản xuất nhưng có thuê mướn lao động, nhưng thu nhập vẫn chủ yếu dựa vào sức lao động và vốn của bản thân và gia đình. Kinh tế tư bản tư nhân là hình thức kinh tế mà sản xuất, kinh doanh dựa trên cơ sở chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất và bóc lột sức lao động làm thuê. N hư vậy, có thể hiểu rằng: kinh tế tư nhân là khu vực kinh tế gắn liền với loại hình sở hữu tư nhân, bao gồm kinh tế cá thể, tiểu chủ và kinh tế tư bản tư nhân dựa trên sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất tồn tại dưới các hình thức doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần và các hộ kinh doanh cá thể. Theo cách phân chia của Tổng cục Thống kê, để thuận lợi cho mục đích thống kê trong tổng hợp đầy đủ số liệu theo thành phần kinh tế, đặc biệt trong đo lường năng suất lao động, Tổng cục Thống kê đã quy ước doanh nghiệp được chia ra các loại như sau: doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp ngoài ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: