Một số nhân tố ảnh hưởng đến năng suất tôm nuôi của các hộ điều tra ở huyện Phú Vang, Thừa Thiên Huế
Số trang: 7
Loại file: doc
Dung lượng: 61.00 KB
Lượt xem: 13
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Mục đích thực hiện đề tài nhằm: Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về thực trạng nuôi tôm nói chung và thực trạng nuôi tôm ở địa phương nói riêng; đánh giá thực trạng sản xuất, kết quả và hiệu quả nuôi tôm, xác định các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả nuôi tôm; đưa ra định hướng và giải pháp chủ yếu để nâng cao hiệu quả và phát triển nuôi tôm ở huyện Phú Vang.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Một số nhân tố ảnh hưởng đến năng suất tôm nuôi của các hộ điều tra ở huyện Phú Vang, Thừa Thiên Huế TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 28, 2005 MỘT SỐ NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NĂNG SUẤT TÔM NUÔI CỦA CÁC HỘ ĐIỀU TRA Ở HUYỆN PHÚ VANG, THỪA THIÊN HUẾ Phan Văn Hòa Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế Trong những năm gần đây, cùng với việc đầu tư phát triển kinh tế trên nhiều lĩnh vực thì nuôi trồng thuỷ sản, đặc biệt là nuôi tôm đã và đang phát triển mạnh mẽ, thu hút không những sự chú ý của người sản xuất, của các nhà đầu tư mà còn lôi cuốn các nhà nghiên cứu. Huyện Phú Vang là huyện trọng điểm của vùng đầm phá ven biển Thừa Thiên Huế, có tiềm năng lớn về đánh bắt và nuôi trồng thủy sản với chiều dài 40 km bờ biển, diện tích mặt nước đầm phá đến 7.400 ha, chiếm 33,64% diện tích đầm phá Tam Giang Cầu Hai. Trong những năm gần đây, phong trào nuôi tôm của huyện phát triển mạnh mẽ từ 1.367,7 ha năm 2002 lên 1.838,1 ha năm 2004, nâng sản lượng tôm nuôi từ 727 tấn năm 2002 lên 1.830,5 tấn năm 2004, góp phần quan trọng trong việc xóa thế độc canh cây lúa, khai thác và sử dụng có hiệu quả đất đai, vốn, lao động... ở địa phương, tăng khối lượng sản phẩm cho tiêu dùng và xuất khẩu, tạo việc làm và tăng thu nhập, từng bước cải thiện bộ mặt nông thôn. Tuy nhiên, do nuôi tôm ở đây phần lớn mang tính tự phát, có chú trọng đầu tư thâm canh nhưng không đồng bộ, các hộ nuôi tôm còn lúng túng trong việc tổ chức sản xuất, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật và mở rộng sản xuất kinh doanh… nên năng suất tôm nuôi thấp. Xuất phát từ thực tế đó, tôi đã chọn đề tài “Thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế nuôi tôm Ở huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế”. Mục đích thực hiện đề tài nhằm: Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về thực trạng nuôi tôm nói chung và thực trạng nuôi tôm ở địa phương nói riêng; đánh giá thực trạng sản xuất, kết quả và hiệu quả nuôi tôm, xác định các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả nuôi tôm; đưa ra định hướng và giải pháp chủ yếu để nâng cao hiệu quả và phát triển nuôi tôm ở huyện Phú Vang. Để đạt mục tiêu đặt ra, nghiên cứu tập trung ở 2 xã là xã Phú Xuân, Xã Phú Đa và thị trấn Thuận An. Ngoài thông tin, số liệu thứ cấp thu thập từ các sở, ban ngành và cơ quan ở địa phương, nghiên cứu còn tập trung điều tra 90 hộ nuôi trồng thủy sản ở 3 xã, thị trấn được chọn. Mỗi xã, thị trấn chọn 30 hộ để điều tra. Sử dụng hàm sản xuất CobbDouglas phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất tôm 5 nuôi theo các hình thức nuôi của các hộ điều tra. Trên cơ sở đó, phân tích ảnh hưởng cận biên của các yếu tố đầu vào ảnh hưởng đến năng suất tôm nuôi và xác định hiệu quả kinh tế của từng yếu tố đầu tư theo từng hình thức nuôi cụ thể. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Qua ba năm, từ năm 2002 đến năm 2004, diện tích nuôi tôm của huyện Phú Vang đã tăng lên đáng kể. Nếu năm 2002, diện tích nuôi tôm của huyện chỉ đạt 1.367,7 ha, thì đến năm 2004, diện tích nuôi tôm đã là 1.838,1 ha (tăng 470,4 ha), trong đó hình thức nuôi bán thâm canh tăng 546,9 ha, tức tăng 77,86%; hình thức nuôi thâm canh tăng 41,1 ha, tức tăng 104,58%, trong khi đó hình thức nuôi quảng canh cải tiến giảm 117,6 ha, tức giảm 18,79%. Điều đó cho thấy, nếu hình thức nuôi quảng canh cải tiến là chủ yếu của huyện trong những năm 19972001, thì giai đoạn 20022004, chủ yếu là hình thức nuôi bán thâm canh, năm 2004 hình thức nuôi bán thâm canh chiếm 67,97% trong tổng diện tích nuôi tôm của huyện. Chủng loại nuôi trồng thủy sản của 90 hộ điều tra chủ yếu là tôm và là tôm sú, cụ thể là tôm sú nước lợ với các hình thức quảng canh cải tiến, bán thâm canh và thâm canh và chủ yếu là nuôi hạ triều, vì tôm là loài dễ nuôi, phù hợp với nhiều vùng cả vùng nước ngọt và vùng nước lợ, có thể nuôi chắn sáo ven sông, đầm, có thể thả nuôi ở ruộng lúa, trong các hồ đào và nuôi tôm công nghiệp hay nuôi tôm thâm canh trên cát, nuôi cao triều... Nhờ mạnh dạn đầu tư trang thiết bị, nâng cao đê đập, tăng mật độ giống thả... năng suất, sản lượng tôm nuôi năm 2004 của các hộ điều tra đạt cao, bình quân chung đạt 0,96 tấn/ha. Tuy nhiên, năng suất tôm nuôi theo hình thức thâm canh là 2,23 tấn/ha, bán thâm canh là 1,16 tấn/ha và hình thức quảng canh cải tiến chỉ đạt 0,22 tấn/ha. Năng suất tôm nuôi theo hình thức thâm canh cao hơn các hình thức khác do đầu tư vốn và chi phí cho hình thức này rất cao. Bình quân/ha nuôi tôm, vốn bỏ ra là 45,41 triệu đồng, trong đó thâm canh là 102,1 triệu đồng, tỷ lệ vốn vay là 45,31%; bán thâm canh là 65,59 triệu đồng, tỷ lệ vốn vay là 43,2% và nuôi quảng canh cải tiến là 22,91 triệu đồng với tỷ lệ vay là 42%. Số liệu điều tra cũng cho thấy, chi phí trung gian bình quân/ha là 44,68 triệu đồng, trong đó thâm canh là 97,59 triệu đồng, bán thâm canh 54,03triệu đồng và quảng canh cải tiến là 11,63 triệu đồng. Trong chi phí trung gian, tỷ trọng chi phí thức ăn là cao nhất, bình quân chung chiếm 48,28% tổng chi phí trung gian. Chi phí thức ăn quảng canh cải tiến chỉ chiếm 36,01% thì ở bán thâm canh và thâm canh tương ứng là 47,05% và 56,35% trong tổng chi phí. Bình quân một ha nuôi tôm, giá trị gia tăng từ nuôi tôm tạo ra được 20,17 triệu đồng, tuy nhiên của hình thức thâm canh đạt 43,59 triệu đồng/ha, bán thâm canh đạt 6 23,67 triệu đồng/ha và quảng canh cải tiến chỉ đạt 6,06 triệu đồng/ha. Bình quân 01 đồng chi phí trung gian bỏ ra nuôi tôm sẽ tạo ra được 0,45 đồng giá trị gia tăng và 1,45 đồng giá trị sản xuất. Nhưng xét về sức sinh lợi thì 01 đồng chi phí bỏ ra với hình thức nuôi thâm canh sẽ thu được 0,23 đồng ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Một số nhân tố ảnh hưởng đến năng suất tôm nuôi của các hộ điều tra ở huyện Phú Vang, Thừa Thiên Huế TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 28, 2005 MỘT SỐ NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NĂNG SUẤT TÔM NUÔI CỦA CÁC HỘ ĐIỀU TRA Ở HUYỆN PHÚ VANG, THỪA THIÊN HUẾ Phan Văn Hòa Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế Trong những năm gần đây, cùng với việc đầu tư phát triển kinh tế trên nhiều lĩnh vực thì nuôi trồng thuỷ sản, đặc biệt là nuôi tôm đã và đang phát triển mạnh mẽ, thu hút không những sự chú ý của người sản xuất, của các nhà đầu tư mà còn lôi cuốn các nhà nghiên cứu. Huyện Phú Vang là huyện trọng điểm của vùng đầm phá ven biển Thừa Thiên Huế, có tiềm năng lớn về đánh bắt và nuôi trồng thủy sản với chiều dài 40 km bờ biển, diện tích mặt nước đầm phá đến 7.400 ha, chiếm 33,64% diện tích đầm phá Tam Giang Cầu Hai. Trong những năm gần đây, phong trào nuôi tôm của huyện phát triển mạnh mẽ từ 1.367,7 ha năm 2002 lên 1.838,1 ha năm 2004, nâng sản lượng tôm nuôi từ 727 tấn năm 2002 lên 1.830,5 tấn năm 2004, góp phần quan trọng trong việc xóa thế độc canh cây lúa, khai thác và sử dụng có hiệu quả đất đai, vốn, lao động... ở địa phương, tăng khối lượng sản phẩm cho tiêu dùng và xuất khẩu, tạo việc làm và tăng thu nhập, từng bước cải thiện bộ mặt nông thôn. Tuy nhiên, do nuôi tôm ở đây phần lớn mang tính tự phát, có chú trọng đầu tư thâm canh nhưng không đồng bộ, các hộ nuôi tôm còn lúng túng trong việc tổ chức sản xuất, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật và mở rộng sản xuất kinh doanh… nên năng suất tôm nuôi thấp. Xuất phát từ thực tế đó, tôi đã chọn đề tài “Thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế nuôi tôm Ở huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế”. Mục đích thực hiện đề tài nhằm: Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về thực trạng nuôi tôm nói chung và thực trạng nuôi tôm ở địa phương nói riêng; đánh giá thực trạng sản xuất, kết quả và hiệu quả nuôi tôm, xác định các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả nuôi tôm; đưa ra định hướng và giải pháp chủ yếu để nâng cao hiệu quả và phát triển nuôi tôm ở huyện Phú Vang. Để đạt mục tiêu đặt ra, nghiên cứu tập trung ở 2 xã là xã Phú Xuân, Xã Phú Đa và thị trấn Thuận An. Ngoài thông tin, số liệu thứ cấp thu thập từ các sở, ban ngành và cơ quan ở địa phương, nghiên cứu còn tập trung điều tra 90 hộ nuôi trồng thủy sản ở 3 xã, thị trấn được chọn. Mỗi xã, thị trấn chọn 30 hộ để điều tra. Sử dụng hàm sản xuất CobbDouglas phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất tôm 5 nuôi theo các hình thức nuôi của các hộ điều tra. Trên cơ sở đó, phân tích ảnh hưởng cận biên của các yếu tố đầu vào ảnh hưởng đến năng suất tôm nuôi và xác định hiệu quả kinh tế của từng yếu tố đầu tư theo từng hình thức nuôi cụ thể. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Qua ba năm, từ năm 2002 đến năm 2004, diện tích nuôi tôm của huyện Phú Vang đã tăng lên đáng kể. Nếu năm 2002, diện tích nuôi tôm của huyện chỉ đạt 1.367,7 ha, thì đến năm 2004, diện tích nuôi tôm đã là 1.838,1 ha (tăng 470,4 ha), trong đó hình thức nuôi bán thâm canh tăng 546,9 ha, tức tăng 77,86%; hình thức nuôi thâm canh tăng 41,1 ha, tức tăng 104,58%, trong khi đó hình thức nuôi quảng canh cải tiến giảm 117,6 ha, tức giảm 18,79%. Điều đó cho thấy, nếu hình thức nuôi quảng canh cải tiến là chủ yếu của huyện trong những năm 19972001, thì giai đoạn 20022004, chủ yếu là hình thức nuôi bán thâm canh, năm 2004 hình thức nuôi bán thâm canh chiếm 67,97% trong tổng diện tích nuôi tôm của huyện. Chủng loại nuôi trồng thủy sản của 90 hộ điều tra chủ yếu là tôm và là tôm sú, cụ thể là tôm sú nước lợ với các hình thức quảng canh cải tiến, bán thâm canh và thâm canh và chủ yếu là nuôi hạ triều, vì tôm là loài dễ nuôi, phù hợp với nhiều vùng cả vùng nước ngọt và vùng nước lợ, có thể nuôi chắn sáo ven sông, đầm, có thể thả nuôi ở ruộng lúa, trong các hồ đào và nuôi tôm công nghiệp hay nuôi tôm thâm canh trên cát, nuôi cao triều... Nhờ mạnh dạn đầu tư trang thiết bị, nâng cao đê đập, tăng mật độ giống thả... năng suất, sản lượng tôm nuôi năm 2004 của các hộ điều tra đạt cao, bình quân chung đạt 0,96 tấn/ha. Tuy nhiên, năng suất tôm nuôi theo hình thức thâm canh là 2,23 tấn/ha, bán thâm canh là 1,16 tấn/ha và hình thức quảng canh cải tiến chỉ đạt 0,22 tấn/ha. Năng suất tôm nuôi theo hình thức thâm canh cao hơn các hình thức khác do đầu tư vốn và chi phí cho hình thức này rất cao. Bình quân/ha nuôi tôm, vốn bỏ ra là 45,41 triệu đồng, trong đó thâm canh là 102,1 triệu đồng, tỷ lệ vốn vay là 45,31%; bán thâm canh là 65,59 triệu đồng, tỷ lệ vốn vay là 43,2% và nuôi quảng canh cải tiến là 22,91 triệu đồng với tỷ lệ vay là 42%. Số liệu điều tra cũng cho thấy, chi phí trung gian bình quân/ha là 44,68 triệu đồng, trong đó thâm canh là 97,59 triệu đồng, bán thâm canh 54,03triệu đồng và quảng canh cải tiến là 11,63 triệu đồng. Trong chi phí trung gian, tỷ trọng chi phí thức ăn là cao nhất, bình quân chung chiếm 48,28% tổng chi phí trung gian. Chi phí thức ăn quảng canh cải tiến chỉ chiếm 36,01% thì ở bán thâm canh và thâm canh tương ứng là 47,05% và 56,35% trong tổng chi phí. Bình quân một ha nuôi tôm, giá trị gia tăng từ nuôi tôm tạo ra được 20,17 triệu đồng, tuy nhiên của hình thức thâm canh đạt 43,59 triệu đồng/ha, bán thâm canh đạt 6 23,67 triệu đồng/ha và quảng canh cải tiến chỉ đạt 6,06 triệu đồng/ha. Bình quân 01 đồng chi phí trung gian bỏ ra nuôi tôm sẽ tạo ra được 0,45 đồng giá trị gia tăng và 1,45 đồng giá trị sản xuất. Nhưng xét về sức sinh lợi thì 01 đồng chi phí bỏ ra với hình thức nuôi thâm canh sẽ thu được 0,23 đồng ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Tạp chí khoa học Năng suất tôm nuôi Đánh giá năng suất tôm nuôi Nuôi trồng thủy sản Phát triển nuôi tômTài liệu liên quan:
-
78 trang 348 2 0
-
6 trang 301 0 0
-
Thống kê tiền tệ theo tiêu chuẩn quốc tế và thực trạng thống kê tiền tệ tại Việt Nam
7 trang 272 0 0 -
Tổng quan về việc sử dụng Astaxanthin trong nuôi trồng thủy sản
10 trang 258 0 0 -
Thông tư số 08/2019/TT-BNNPTNT
7 trang 245 0 0 -
5 trang 234 0 0
-
225 trang 222 0 0
-
10 trang 215 0 0
-
8 trang 210 0 0
-
Khảo sát, đánh giá một số thuật toán xử lý tương tranh cập nhật dữ liệu trong các hệ phân tán
7 trang 210 0 0