Danh mục

Một số thách thức trong phát triển nền kinh tế tuần hoàn và gợi mở một số định hướng thúc đẩy phát triển kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam

Số trang: 11      Loại file: pdf      Dung lượng: 454.93 KB      Lượt xem: 19      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết "Một số thách thức trong phát triển nền kinh tế tuần hoàn và gợi mở một số định hướng thúc đẩy phát triển kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam" tìm hiểu bản chất, đặc trưng của kinh tế tuần hoàn, còn nhận diện những thách thức/hạn chế của Việt Nam trong quá trình chuyển đổi và phát triển mô hình nền kinh tế tuần hoàn. Phần kết luận sẽ đưa ra một số hướng gợi mở cho Việt Nam trong giai đoạn 2021-2030. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Một số thách thức trong phát triển nền kinh tế tuần hoàn và gợi mở một số định hướng thúc đẩy phát triển kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam QUẢN TRỊ RỦI RO VÀ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ BỀN VỮNG MỘT SỐ THÁCH THỨC TRONG PHÁT TRIỂN NỀN KINH TẾ TUẦN HOÀN VÀ GỢI MỞ MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN KINH TẾ TUẦN HOÀN Ở VIỆT NAM Nguyễn Đình Chúc* Trần Thị Thu Hương** Tóm tắt: Phát triển bền vững luôn là mục tiêu hướng tới cao nhất của mọi sự phát triển. Tuy nhiên, trong bối cảnh ngày càng có nhiều thách thức như: suy giảm tài nguyên thiên nhiên, suy thoái môi trường, và đặc biệt là biến đổi khí hậu (BĐKH), việc hướng tới phát triển bền vững cũng sẽ càng trở nên khó khăn hơn. Việt Nam nằm trong số các quốc gia dễ bị tổn thương và chịu ảnh hưởng nặng nền nhất của BĐKH. Để ứng phó với các thách thức mới, đặc biệt là BĐKH, đã đến lúc Việt Nam cần chuẩn bị cho một cuộc đổi mới tiếp theo, trong đó bao gồm cả đổi mới về mô hình phát triển của nền kinh tế. Một trong những mô hình phát triển mang lại nhiều lợi ích, và đang là xu hướng các nước theo đuổi để hướng tới mục tiêu phát triển bền vững, đó là mô hình kinh tế tuần hoàn (KTTH). Tuy nhiên, việc chuyển từ mô hình kinh tế truyền thống sang mô hình KTTH không phải lúc nào cũng thuận lợi. Vì vậy, việc nhận diện những thách thức trong phát triển mô hình KTTH trong điều kiện ở Việt Nam là rất cần thiết. Điều này sẽ giúp cho Việt Nam có sự chủ động trong việc điều hành và ra các quyết sách quan trọng nhằm khắc phục, giảm thiểu những rào cản để sớm chuyển đổi sang mô hình kinh tế mới này. Từ khoá: Biến đổi khí hậu; Kinh tế tuyến tính; Kinh tế tuần hoàn; Phát triển bền vững. 1. Đặt vấn đề Kinh tế tuần hoàn không còn là một thuật ngữ mới xuất hiện trên thế giới trong những thập kỷ gần đây mà đã manh nha từ những ý tưởng về tuần hoàn vật liệu trong ngành nông nghiệp thế kỷ XVIII (Schivelbusch W., 2015). Tuy KTTH không phải là một thuật ngữ mới nhưng đến nay vẫn chưa có một khái niệm thống nhất cho thuật ngữ này do các Tổ chức, nhà nghiên cứu đứng trên quan điểm ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Khái niệm KTTH đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển và ngày càng hoàn thiện hơn. * Tiến sĩ, Chánh Văn phòng, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, email: chucnd@gmail.com. ** Tiến sĩ, Trưởng phòng, Viện Nghiên cứu Phát triển bền vững Vùng, email: huongciem@gmail.com. 44 RISK GOVERNANCE AND SUSTAINABLE URBAN DEVELOPMENT Ở Việt Nam, KTTH lại đang khá mới mẻ; và vì vậy hiểu đúng và hiểu đủ về KTTH là rất quan trọng. Gần đây, Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm giai đoạn 2021-2030 đã khẳng định “Phát triển bền vững trở thành xu thế bao trùm trên thế giới; kinh tế số, kinh tế tuần hoàn, tăng trưởng xanh đang là mô hình phát triển được nhiều quốc gia lựa chọn”. Đồng thời, Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021-2030 cũng đã xác định “Khuyến khích phát triển mô hình kinh tế tuần hoàn để sử dụng tổng hợp và hiệu quả đầu ra của quá trình sản xuất” là một trong những phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong 10 năm tới. Như vậy, phát triển mô hình KTTH là con đường tất yếu Việt Nam lựa chọn cho giai đoạn tới do lợi ích vượt trội của mô hình này đem lại. Tuy nhiên, không phải dễ dàng có thể đạt được nếu không có quyết tâm chính trị và các điều kiện tiên quyết khác. Bài viết này bên cạnh việc tìm hiểu bản chất, đặc trưng của KTTH, còn nhận diện những thách thức/hạn chế của Việt Nam trong quá trình chuyển đổi và phát triển mô hình nền KTTH. Phần kết luận sẽ đưa ra một số hướng gợi mở cho Việt Nam trong giai đoạn 2021-2030. 2. Bản chất, đặc trưng và lợi ích của kinh tế tuần hoàn Mô hình kinh tế tuyến tính (Linear economy)/hay mô hình kinh tế truyền thống với đặc trưng là khai thác, sản xuất/tạo ra, sử dụng và cuối cùng là thải loại/phá bỏ. Mô hình này hiện đang đạt đến giới hạn và ngày càng chứng tỏ không thể giải quyết được vấn đề tăng trưởng cả về chất lượng lẫn hệ thống. Bởi cách thức vận hành này đã khiến tài nguyên liên tục bị khai thác và khối lượng chất thải ra môi trường gia tăng. Theo thống kê của Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP), lượng tài nguyên mà con người khai thác năm năm 2017 đã đạt 92 tỷ tấn, tăng gấp 3,4 lần so với năm 1970 (27 tỷ tấn), và con số này vẫn đang tiếp tục tăng nhanh (UNEP, 2019). Năm 2018, Mạng lưới Dấu chân toàn cầu (Global Footprint Network) đã đưa ra ước tính nhu cầu tài nguyên của thế giới đã gấp 1,7 khả năng đáp ứng hiện nay của trái đất. Như vậy, mô hình kinh tế truyền thống (KTTT) không còn chứng tỏ được tính ưu việt của nó, do: (i) tài nguyên thiên nhiên ngày càng trở nên khan hiếm, giá tài nguyên ngày càng cao và có thể gây gián đoạn nguồn cung; (ii) các nhà sản xuất có xu hướng tìm kiếm giải pháp hữu hiệu để tiết kiệm tối đa nhiên/nguyên liệu đầu vào sản xuất để giảm chi phí, giá thành sản xuất nên đã có nhiều giải pháp sáng tạo nhằm tận dụng, tái chế và tái sử dụng trong quá trình sản xuất của mình; (iii) sức ép trước yêu cầu của người tiêu dùng đối với nhiều khu vực sản xuất hàng hoá ngày càng gắt gao trong việc khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên; và (iv) hiệu quả sinh thái thấp đã khiến cho tốc độ sử dụng năng lượng ngày càng tăng trong khi tài nguyên thiên nhiên ngày càng cạn kiệt (Lomberg B., 2011). Kinh tế tuần hoàn (Circular Economy - KTTH) là mô hình phát triển mới, với cách tiếp cận thay thế cho cách tiếp cận phát triển theo mô hình KTTT, và được đánh giá là có nhiều tiềm năng trong việc đảm bảo phát triển bền vững nền kinh tế toàn cầu. Bởi KTTH hướng tới mục tiêu kết nối điểm cuối (thải loại/phá bỏ của KTTT) với điểm đầu (khai thác của KTTT) để giữ cho dòng vật chất được sử dụng lâu nhất (có thể), khôi phục và tái tạ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: