Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên thực hiện nghiên cứu này nhằm đáp ứng với nhu cầu ứng phó với các tác động của biến đổi khí hậu, đặc biệt là việc thiếu nước tưới trong mùa khô nhằm phát triển nông nghiệp bền vững hơn cho vùng Tây Nguyên và Đông Nam bộ, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên và Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam đã thực hiện nhiều nhiệm vụ KHCN trong đó tập trung vào các hướng giải pháp về giống, tưới nước tiết kiệm và canh tác tổng hợp..
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Một số tiến bộ kỹ thuật nổi bật thích ứng với biến đổi khí hậu phục vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp cho vùng Đông Nam Bộ và Tây Nguyên Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ hai MỘT SỐ TIẾN BỘ KỸ THUẬT NỔI BẬT THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU PHỤC VỤ TÁI CƠ CẤU NGÀNH NÔNG NGHIỆP CHO VÙNG ĐÔNG NAM BỘ VÀ TÂY NGUYÊN Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam. I. ĐẶT VẤN ĐỀ Là hai vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn nhất nước, Tây Nguyên và Đông Nam bộ có điều kiện tự nhiên khá tương đồng về đất đai, khí hậu và vì vậy cũng tương đồng về các loại cây trồng chính. Các cây trồng có giá trị kinh tế cao của hai vùng này có thể kể đến là: cà phê, hồ tiêu, ca cao, điều, bơ v.v. Đây là những cây trồng đã góp phần lớn trong việc tạo ra nông sản và đem lại nguồn kim ngạch xuất khẩu đáng kể cho Việt Nam. Ba loại cây trồng có đóng góp lớn nhất là: cà phê, hồ tiêu, điều. Theo số liệu thống kê, tính đến hết năm 2015, diện tích cà phê của cả hai vùng là khoảng 645 ngàn ha, chiếm 98% diện tích cả nước với kim ngạch xuất khẩu là 2,6 tỷ USD, hồ tiêu là 332 ngàn ha, chiếm hơn 96% với kim ngạch xuất khẩu khoảng 1,2 tỷ USD, điều là 277 ngàn ha, chiếm gần 95% với kim ngạch xuất khẩu khoảng 2,3 tỷ USD (Cục Trồng trọt và Trung tâm Tin học và Thống kê - Bộ NN và PTNT, 2016). Tuy nhiên, trong những năm gần đây, sản xuất nông nghiệp ở Tây Nguyên phải đối diện nhiều vấn đề như giá cả bấp bênh, giá nhân công và vật tư đầu vào tăng, đặc biệt là những các ảnh hưởng của biến đổi khí hậu như hạn hán, điều kiện khí hậu khắc nghiệt. Trong thực tế, việc phân bố lượng mưa không đều, tổng lượng mưa năm sụt giảm, các điều kiện khí hậu khắc nghiệt gia tăng trong mùa khô đã ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông nghiệp bền vững ở Tây Nguyên, đặc biệt là đối với cây cà phê. Ảnh hưởng rõ nét nhất là hiện tượng mùa mưa kết thúc sớm làm cho cây cà phê phân hóa mầm hoa sớm, kết hợp với các cơn mưa muộn làm cho cây cà phê nở hoa sớm và không tập trung ảnh hưởng đến năng suất và kéo dài mùa khô. Thêm vào đó, tình hình hạn hán, thiếu nước tưới cho cà phê trong mùa khô ngày càng trở nên nghiêm trọng. Mùa khô niên vụ cà phê 2016-2017, theo thống kê sơ bộ, diện tích cà phê ở Tây Nguyên không có nước tưới lên đến 100.000 ha, nghiêm trọng nhất là ở Đăk Lăk và Gia Lai với gần 40% diện tích cà phê bị ảnh hưởng bởi thiếu nước tưới (VICOFA, 2016). Đối với hồ tiêu, tuy mức ảnh hưởng được đánh giá là ít nghiêm trọng hơn do đặc điểm mùa vụ khác so với cà phê nhưng hạn hán kéo dài và thiếu nước tưới cũng gây nên việc sụt giảm năng suất vườn cây. Ngoài ra, việc tập trung mưa quá nhiều trong một giai đoạn ngắn cũng là nguyên nhân chính cho việc phát sinh các dịch bệnh nguy hiểm như chết nhanh, chết chậm ở hồ tiêu. Đối với cây điều và cây cà phê, việc gia tăng nhiệt độ cực đoan trong mùa khô cũng làm ảnh hưởng lớn đến khả năng thụ phấn, thụ tinh và đậu quả. Để ứng phó với các tác động của biến đổi khí hậu, đặc biệt là việc thiếu nước tưới trong mùa khô nhằm phát triển nông nghiệp bền vững hơn cho vùng Tây Nguyên và Đông Nam bộ, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên và Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam đã thực hiện nhiều nhiệm vụ KHCN trong đó tập trung vào các hướng giải pháp về giống, tưới nước tiết kiệm và canh tác tổng hợp. II. TIẾN BỘ KỸ THUẬT NỔI BẬT THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU PHỤC VỤ TÁI CƠ CẤU NGÀNH NÔNG NGHIỆP CHO VÙNG TÂY NGUYÊN VÀ ĐÔNG NAM BỘ 2.1. Tiến bộ kỹ thuật nổi bật 2.1.1. Các giống cây trồng mới Ngoài các yêu cầu về năng suất cao, nghiên cứu các giải pháp về giống chín muộn cho cà phê, giống có khả năng chịu hạn, sâu bệnh cho cà phê và hồ tiêu, các giống có tính thích ứng rộng và chín sớm cho điều được xác định là những giải pháp có tính chiến lược và triệt để nhất để ứng phó với biến đối khí hậu và tái cơ cấu ngành nông nghiệp. 61 VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Đối với cây cà phê, thông qua đề tài cấp Bộ “Nghiên cứu chọn tạo giống cà phê vối chất lượng cao cho Tây Nguyên” đã chọn tạo được hai giống cà phê TR14 và TR15 với các đặc điểm vượt trội: năng suất trung bình của các dòng từ 5 - 5,5 tấn nhân/ha, cao hơn có ý nghĩa so với dòng đối chứng TR6; khối lượng 100 nhân: 18,6 - 23,0 g; tỷ lệ hạt trên sàng 16 (loại 1 theo TCVN) đạt 92,6 - 97,4%. Đặc biệt đây là hai giống kháng cao với bệnh gỉ sắt và chín muộn vào thời điểm gần giữa mùa khô nên ít bị ảnh hưởng của các đợt mưa muộn. Qua nghiên cứu cho thấy các giống chín muộn này tưới muộn hơn so với giống đại trà 25 ngày và chu kỳ tưới kéo dài 35 ngày vẫn không ảnh hưởng đến sự ra hoa, đậu quả, năng suất và chất lượng quả hạt. Cây hồ tiêu cũng được Viện KHKT Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên nghiên cứu qua các đề tài hợp tác với các đơn vị và địa phương, đặc biệt là các đề tài, dự án cấp tỉnh ở Gia Lai và Đăk Nông. Từ kết quả nghiên cứu, WASI đã xác định và khuyến cáo sử dụng các giống tiêu có khả năng cho năng suất cao, chất lượng khá tốt, ít mẫn cảm với sâu bệnh hại như Vĩnh Linh, Phú Quốc, Lộc Ninh, v.v. Đây có thể xem là các bước đầu tiên, cần thiết để đáp ứng tính cấp thiết trong sản xuất hồ tiêu. Đối với cây điều, việc chọn tạo giống được thực hiện bởi Viện Khoa học Kỹ thuạt Nông nghiệp miền Nam. Giống điều PN1 với đặc điểm thích nghi rộng cho các tỉnh Đông Nam bộ và Tây Nguyên đã được công nhận tạm thời và đang được Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển cây điều - Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam và Hiệp hội Điều Việt Nam trình Bộ Nông nghiệp và PTNT để công nhận chính thức. Ngoài ra, hai giống AB29 và AB05-08 đã được Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận là giống sản xuất thử cho vùng Đông Nam bộ và Tây Nguyên. Đây là những giống thích ứng rộng với điều kiện sinh thái vùng và rất có triển vọng: năng suất hạt bình quân 2 - 3 tấn/ha, cá biệt đạt 5 tấn/ha, tỷ lệ nhân 28-33%, kích cỡ hạt từ 140-170 hạt/kg. Giống điều PN1 phát chồi trung bình, ít phân chồi nách, thích hợp cho phương pháp ghép chồi. Khả năng chống chịu các đối tượng dịch hại chính như bọ xít muỗi và bệnh thá ...