Danh mục

Một số vấn đề cơ bản của hiến pháp các nước trên thế giới: Phần 2

Số trang: 150      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.18 MB      Lượt xem: 18      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (150 trang) 0
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nội dung của cuốn sách này không đề cập toàn bộ các vấn đề của hiến pháp và môn hiến pháp học, không đi theo bố cục thông thường của các bản hiến pháp mà đề cập những vấn đề đang được Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 cũng như các cơ quan, tổ chức và các chuyên gia nghiên cứu, sửa đổi hiến pháp quan tâm. Để nắm thêm chi tiết mời các bạn cùng tham khảo tiếp nội dung phần 2 cuốn sách.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Một số vấn đề cơ bản của hiến pháp các nước trên thế giới: Phần 2 CHƯƠNG VI CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG I. KHÁI QUÁT CHUNG 1. Cách thức quy định về chính quyền địa phương trong hiến pháp Khi quy định về các cơ quan nhà nước trung ương, hiến pháp của các nước, lãnh thổ đều quy định cụ thể, chi tiết gồm những phần tương đối giống nhau, nhưng đối với tổ chức chính quyền địa phương, hiến pháp của các nước, lãnh thổ quy định lại rất khác nhau. Khái quát chung, có ba loại sau: Loại thứ nhất: Hiến pháp không quy định hoặc quy định rất ít về chính quyền địa phương: Đó là hiến pháp của một số nhà nước liên bang, như Hiến pháp Hoa Kỳ năm 1787, Hiến pháp Cộng hòa Liên bang Đức năm 1949, Hiến pháp Ấn Độ năm 1950, v.v.. Ví dụ, Hiến pháp Hoa Kỳ năm 1787 (với 27 lần sửa đổi, bổ sung) không có quy định nào về tổ chức chính quyền địa phương. Điều sửa đổi, bổ sung thứ X (năm 1789, có hiệu lực năm 1791) quy định: “Những thẩm quyền không được Hiến pháp trao cho Liên bang và không cấm các bang thực hiện thì thuộc về các bang tương ứng hoặc thuộc về 303 nhân dân”1. Theo đó, Hiến pháp của Liên bang không quy định về tổ chức chính quyền địa phương mà thẩm quyền này thuộc các bang. Tuy nhiên, Hiến pháp của hơn 40 bang của Hoa Kỳ quy định: Quốc hội của bang không có quyền thông qua luật điều chỉnh một cách chi tiết vấn đề quản lý của địa phương. Tổ chức và hoạt động của các cơ quan chính quyền địa phương ở các bang do các địa phương quy định nên tổ chức chính quyền địa phương của các bang rất đa dạng, đặc biệt đối với đô thị, không theo một khuôn mẫu nào2. Cũng có những bản hiến pháp liên bang quy định về tổ chức chính quyền địa phương nhưng chỉ trong một số khoản, hoặc một điều của hiến pháp. Ví dụ, khoản 1 và khoản 2 Điều 28 Hiến pháp Cộng hòa Liên bang Đức năm 1949 quy định về việc thành lập ở cấp bang, huyện và xã cơ quan đại diện do dân trực tiếp bầu; bảo đảm quyền tự quản của chính quyền địa phương, nhất là về phương diện tài chính và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật, v.v..3 Điều 40 Hiến pháp của Ấn Độ năm 1950 quy định: chính quyền địa phương cần có các thẩm quyền cần thiết để có thể trở thành các đơn vị tự quản4, v.v.. _______________ 1. Xem: Trung tâm thông tin, thư viện và nghiên cứu khoa học của Văn phòng Quốc hội: Tuyển tập Hiến pháp một số nước, Hà Nội, 10-2011), tr. 91; Конституции государств (стран) мира . 2. Xem: Nguyễn Cửu Việt: Khái niệm tập quyền, tản quyền và phân quyền, Tạp chí Luật học số 26-2010, tr. 214-228. 3. Конституции государств (стран) мира . 4. Hiến pháp Ấn Độ năm 1950. 304 Loại thứ hai: Hiến pháp có một chương riêng gồm một số điều quy định về chính quyền địa phương: Ví dụ, Chương VIII “Tự quản địa phương“ của Hiến pháp Liên bang Nga năm 1993 có ba điều (các điều 130, 131 và 132), Hiến pháp Hàn Quốc năm 19871 chỉ có hai điều (Điều 117 và Điều 118); hay Hiến pháp Nhật Bản năm 19462 có bốn điều (từ Điều 92 đến Điều 95), quy định về chính quyền địa phương. Mặc dù số điều của hiến pháp quy định về chính quyền địa phương không nhiều, nhưng nội dung những quy định này của hiến pháp là cực kỳ quan trọng, vì hiến pháp của những nước này xác định rõ tổ chức chính quyền địa phương là theo nguyên tắc địa phương phân quyền (tự quản địa phương). Loại thứ ba: Hiến pháp có một chương (hoặc mục) riêng với nhiều điều quy định tương đối cụ thể về tổ chức chính quyền địa phương: Hầu hết hiến pháp của các Nhà nước đơn nhất, hiến pháp của các bang của các Nhà nước liên bang thuộc loại này. Ví dụ, Hiến pháp Italia năm 1947 có Phần V gồm 15 điều; Hiến pháp Cộng hòa Pháp năm 1958 có Chương XII gồm 9 điều; Chương VII Hiến pháp của Ba Lan năm 1997 có 10 điều; Chương VII Hiến pháp Bungari năm 1991 có 11 điều; Hiến pháp mới nhất của Hunggari năm 20113 có mục “Các cơ quan quyền lực ở địa _______________ 1. Hiến pháp Hàn Quốc thông qua ngày 17-7-1948 được sửa đổi, bổ sung chín lần, lần thức chín là ngày 29-10-1987. 2. Hiến pháp Nhật Bản thông qua ngày 03-11-1946, có hiệu lực từ ngày 03-5-1947. 3. Hiến pháp Hunggari thông qua ngày 25-4-2011, có hiệu lực từ ngày 01-01-2012. Nguồn: Các bản hiến pháp của các nước trên thế giới, . 305 phương” có năm điều, nhưng mỗi điều có nhiều khoản (5 đến 6 khoản) và mỗi khoản lại có nhiều điểm (ví dụ khoản 1 Điều 32 có đến 11 điểm) quy định tương đối cụ thể về chính quyền địa phương. Hoặc Hiến pháp của Trung Quốc năm 19821 trong Chương III “Các cơ quan nhà nước” có bảy mục thì có đến hai mục (Mục 5 và Mục 6) với 18 điều quy định về các cơ quan chính quyền địa phương và tự trị địa phương; hay Phần X Hiến pháp Philíppin năm 1987 có 21 điều2 quy định về chính quyền địa phương, v.v.. Hiến pháp của các bang thuộc các Nhà nước liên bang (trừ hơn 40 bang của Hoa Kỳ như trên đã nói) quy định về tổ chức chính quyền địa phương cũng tương tự như hiến pháp của các Nhà nước đơn nhất. Ví dụ, Hiến pháp của bang Michigân (Hoa Kỳ) gồm 20 phần thì có hai phần (Phần X và Phần XI) với 13 điều quy định về chính quyền địa phương; hoặc Hiến pháp của bang Caliphóocnia (Hoa Kỳ) có Điều 11 với 12 mục (mỗi mục có ba đến bốn khoản) quy định về các cơ quan tự quản địa phương3; hay Hiến pháp bang Bađen Úttembéc (Baden-Württemberg) của Cộng hòa Liên bang Đức cũng có tám điều quy định về tổ chức chính quyền địa phương của bang này4, v.v.. _______________ 1. Hiến pháp Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (Trung Quốc) thông qua ngày 04-02-1982 (sửa đổi các năm 1988, 1993, 1999 và 2004). Nguồn: Các bản Hiến pháp của các nước trên thế giới, . 2. Hiến pháp Philíppin cứ mỗi phần số thứ tự của các điều lại bắt đầu từ 1, 2, 3 v.v.. 3. Các bản Hiến pháp của các nước trên thế giới, . 4. V.A. Iaxiunac: Những cơ sở nền tảng của tự quản địa phương, bản tiếng Nga, Mátxcơva, 1998, tr. 122-12 ...

Tài liệu được xem nhiều: