Danh mục

Một số vấn đề lí luận về năng lực tự quản lí quá trình đào tạo của giảng viên đại học trong đào tạo theo học chế tín chỉ

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 88.23 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Phí tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (6 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Năng lực tự quản lí quá trình đào tạo là một năng lực nghề nghiệp quan trọng của người giảng viên đại học, nhất là trong điều kiện đào tạo theo hệ thống tín chỉ. Năng lực này được thể hiện trong các công việc cụ thể của quá trình đào tạo như: viết đề cương môn học, tổ chức dạy học, kiểm tra, đánh giá. Để nâng cao chất lượng giáo dục đại học cần phải nâng cao năng lực nghề nghiệp của người giảng viên, trong đó có năng lực tự quản lí quá trình đào tạo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Một số vấn đề lí luận về năng lực tự quản lí quá trình đào tạo của giảng viên đại học trong đào tạo theo học chế tín chỉ JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE 2012, Vol. 57, No. 5, pp. 167-172 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VỀ NĂNG LỰC TỰ QUẢN LÍ QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO CỦA GIẢNG VIÊN ĐẠI HỌC TRONG ĐÀO TẠO THEO HỌC CHẾ TÍN CHỈ Phan Thị Tâm Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vinh Email: phantamktv@yahoo.com.vn Tóm tắt. Năng lực tự quản lí quá trình đào tạo là một năng lực nghề nghiệp quan trọng của người giảng viên đại học, nhất là trong điều kiện đào tạo theo hệ thống tín chỉ. Năng lực này được thể hiện trong các công việc cụ thể của quá trình đào tạo như: viết đề cương môn học, tổ chức dạy học, kiểm tra, đánh giá. Để nâng cao chất lượng giáo dục đại học cần phải nâng cao năng lực nghề nghiệp của người giảng viên, trong đó có năng lực tự quản lí quá trình đào tạo. Từ khóa: Năng lực, tự quản lí, tín chỉ, đào tạo.1. Đặt vấn đề Giáo dục đại học Việt Nam đang trong giai đoạn chuyển đổi từ phương thức đàotạo theo niên chế học phần sang học chế tín chỉ (HCTC), với mục tiêu là tạo một học chếmềm dẻo hướng về sinh viên để tăng cường tính chủ động và khả năng cơ động của sinhviên, đảm bảo sự liên thông dễ dàng trong quá trình học tập và tạo ra những sản phẩm cótính thích ứng cao với thị trường sức lao động trong nước. Đồng thời, trong xu thế toàncầu hóa, đào tạo theo HCTC làm cho hệ thống giáo dục đại học nước ta hội nhập với khuvực và thế giới. Đào tạo theo HCTC là một trong bảy bước đi quan trọng trong lộ trìnhđổi mới giáo dục đại học giai đoạn 2006 - 2020. Dù theo phương thức đào tạo nào thì năng lực sư phạm của giảng viên vẫn được coilà yếu tố trực tiếp quyết định chất lượng đào tạo của nhà trường đại học. Một trong nhữngthành tố quan trọng cấu thành năng lực của giảng viên đó là năng lực tự quản lí quá trìnhđào tạo. Vậy năng lực tự quản lí quá trình đào tạo của giảng viên đại học trong đào tạotheo HCTC được thể hiện như thế nào? Bản chất của nó là gì? Chúng tôi bước đầu xintrình bày một số vấn đề lí luận về năng lực tự quản lí quá trình đào tạo của người giảngviên qua một số công việc cụ thể. 167 Phan Thị Tâm2. Nội dung nghiên cứu2.1. Về năng lực tự quản lí quá trình đào tạo của giảng viên Đại học Sư phạm Giảng viên Đại học Sư phạm có ba chức năng chính là dạy học, giáo dục và nhànghiên cứu khoa học. Chức năng quan trọng và tiên quyết đối với một giảng viên đại học là dạy học vàgiáo dục. Một giảng viên giỏi trước hết phải là một người hoàn thành tốt nghiệm vụ giảngdạy và giáo dục sinh viên. Muốn vậy họ phải hội đủ các yếu tố cơ bản như kiến thứcchuyên sâu về chuyên môn giảng dạy, có kiến thức về chương trình đào tạo, có kiến thứcvà kĩ năng dạy học, kiến thức về môi trường giáo dục, hệ thống giáo dục, mục tiêu giáodục v.v... Còn với chức năng nghiên cứu khoa học, thông qua các đề tài khoa học, viết bàihội thảo, tạp chí..., họ nghiên cứu giải thích hay dự báo các vấn đề của tự nhiên và xã hộiloài người, nghiên cứu ứng dụng các kết quả nghiên cứu khoa học vào thực tiễn đời sốngmà đặc biệt là thực tiễn giáo dục, nghiên cứu tìm kiếm các giải pháp nâng cao chất lượnghoạt động giáo dục đào tạo v.v... Ngoài ra, giảng viên Đại học Sư phạm còn có thể tham gia công tác quản lí, hànhchính, các tổ chức đoàn thể - xã hội, tư vấn học tập và hướng dẫn thực tập cho sinh viên. Với những chức năng đó cho thấy khối lượng công việc mà giảng viên phải đảmnhiệm là rất nhiều. Bởi vậy trong trường đại học giảng viên khó có thể hoàn thành nhiệmvụ được nếu họ không biết lập kế hoạch, tổ chức thực hiện và đánh giá kết quả hoạt độngcủa mình một cách khoa học và hiệu quả, đây là những biểu hiện căn bản của năng lực tựquản lí quá trình đào tạo. Năng lực tự quản lí quá trình đào tạo của giảng viên sư phạm được hiểu là năng lựctổ chức, quản lí hoạt động đào tạo một cách khoa học, hợp lí và hiệu quả. - Năng lực tổ chức hoạt động đào tạo, thể hiện người giảng viên biết tổ chức và cổvũ tập thể cũng như cá nhân sinh viên thực hiện các nhiệm vụ khác nhau của công tác dạyhọc và giáo dục ở trên lớp và ngoài giờ lên lớp; đoàn kết sinh viên thành một tập thể thốngnhất, lành mạnh có kỉ luật, có nề nếp đảm bảo cho mọi hoạt động của tập thể lớp diễn rathuận lợi; đồng thời, liên kết và phối hợp các lực lượng giáo dục thực hiện đúng mục tiêuđào tạo. - Năng lực quản lí hoạt động đào tạo: Biểu hiện ở khả năng lập kế hoạch, tổ chức,chỉ đạo và kiểm tra hoạt động đào tạo của bản thân người giảng viên. Các yếu tố này liênquan mật thiết với nhau giúp người giảng viên hoàn thành tốt chức năng nhiệm vụ củamì ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: