Danh mục

Một số vấn đề liên quan đến nhóm từ vựng tiếng Anh chuyên ngành từ góc độ ngôn ngữ học khối liệu

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 520.09 KB      Lượt xem: 16      Lượt tải: 0    
Jamona

Phí tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (6 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Từ thực tế giảng dạy trong nước của ESP, báo cáo cho thấy tầm quan trọng của định lượng từ vựng trong giảng dạy ESP cũng như phân biệt ESP từ vựng thành các nhóm. Trên phân tích một số khái niệm về tiếng Anh tổng quát, tiếng Anh học thuật và mô tả/từ vựng bán kỹ thuật đạt được từ nghiên cứu corpus, người viết một cách rõ ràng phân biệt ranh giới giữa các nhóm, định nghĩa các từ vựng cần thiết nhằm một giảng dạy hiệu quả hơn và học tiếng Anh chuyên từ vựng tại các trường cao đẳng và đại học ở Việt Nam.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Một số vấn đề liên quan đến nhóm từ vựng tiếng Anh chuyên ngành từ góc độ ngôn ngữ học khối liệu 18 NGÔN NGỮ & ĐỜI SỐNG Số 11 (229)-2014 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN NHÓM TỪ VỰNG TIẾNG ANH CHUYÊN NGÀNH TỪ GÓC ĐỘ NGÔN NGỮ HỌC KHỐI LIỆU* SOME ISSUES ON ESP VOCABULARY GROUPS FROM CORPUS LINGUISTIC PERSPECTIVE LÂM THỊ HÒA BÌNH (ThS; Đại học Ngoại ngữ, ĐHQG Hà Nội) Abstract: From the fact of ESP teaching in the country, the report shows the significance of lexical quantification in teaching ESP as well as distinguishing ESP vocabulary into groups. On analyzing some concepts on General English, Academic English và sub/semi-technical vocabulary achieved from corpus research, the writer explicitly distinguishes the boundaries between the groups, defines the essential lexis aiming to a more effective teaching and learning ESP vocabulary at colleges and universities in Vietnamese. Key words: vocabulary; ESP; corpus linguistic. 1. Dẫn nhập Nghiên cứu và giảng dạy tiếng Anh chuyên ngành ở Việt Nam bắt đầu sau cuộc cách mạng tiếng Anh chuyên ngành (ESP) gần một thập kỉ. Các chương trình giảng dạy ngoại ngữ trong trường Đại học đã ít nhiều mang dấu ấn của chuyên ngành từ những năm 80 của thế kỉ trước. Thập niên cuối cùng của thế kỉ 20 là giai đoạn cao trào của ESP ở Việt Nam với hàng chục giáo trình dành cho các trường Đại học và Cao đẳng trong cả nước ở mọi ngành nghề, mọi lĩnh vực. Chỉ nói riêng ở Đại học Quốc gia Hà Nội đã có trên 20 giáo trình các loại với các chuyên ngành như: Toán tin, Sinh hóa, Địa lí, Du lịch, Luật, Kinh tế học, Xã hội học, Lịch sử, Triết học, Ngôn ngữ học,… Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân mà phần lớn các chương trình và giáo trình này hiện nay ít được sử dụng và giảng dạy chuyên ngành ở nhiều nơi đang dần bị mai một. Những năm gần đây, đề án Ngoại ngữ 2020 của Bộ Giáo dục và đào tạo một lần nữa khẳng định vị thế của dạy và học ngoại ngữ cũng như ngoại ngữ chuyên ngành trong chương trình đào tạo hướng tới đào tạo chuẩn quốc tế ở nhiều ngành học. Nhu cầu giao tiếp quốc tế ngày càng cao trong môi trường ngành nghề có liên thông, liên kết với nước ngoài, cũng như nhu cầu tự học, tự nghiên cứu để mở mang kiến thức của sinh viên, học viên tại các trường Đại học, Cao đẳng cũng là áp lực và cơ hội cho sự quay trở lại của ngoại ngữ chuyên ngành. Và một lần nữa, người ta lại đặt câu hỏi: “Đâu là yếu tố cốt lõi cho giảng dạy ngoại ngữ chuyên ngành hiệu quả?”. Theo Basturkmen [2, tr.3], nghiên cứu và giảng dạy ESP được tiến hành theo ba hướng: cấu trúc ngữ pháp, trọng tâm từ vựng và dạng tổ chức văn bản. Giảng dạy ngoại ngữ theo trọng tâm từ vựng dựa trên phân tích ngữ vực (Register Analysis) là phương pháp truyền thống đóng vai trò quan trọng nhất trong nghiên cứu văn phong khoa học kĩ thuật và là tiền đề cho các nghiên cứu chứng minh sự hiện hữu của các nhóm từ vựng đại cương (EGP), các nhóm từ vựng, cấu trúc và hình thức ngữ pháp đặc trưng ở mỗi ngành khoa học tự nhiên hay cơ bản. Dẫu ngày nay sự phổ cập của máy tính, sự thống trị của internet, các mạng xã hội, cùng các trang web giáo dục có thể đưa người học tiếp cận với môi trường học tập đa phương tiện, nhưng các thông tin đa chiều, các tài liệu học tập đăng tải trên hàng trăm trang web không phải lúc nào cũng phát huy tác dụng đối với mọi đối tượng. Việc định lượng kiến thức, đặc biệt là từ vựng dựa trên khối liệu ngôn ngữ tin cậy đáp ứng trình độ, mục tiêu ngành nghề là điều tất yếu. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa Số 11 (229)-2014 NGÔN NGỮ & ĐỜI SỐNG có nhiều nghiên cứu liên quan đến định lượng nhóm từ vựng chuyên ngành trong các văn bản chuyên ngành cũng như mối quan hệ giữa từ vựng chuyên ngành đối với các loại từ vựng khác. 2. Vốn từ, từ vựng và các nhóm từ vựng 2.1. Quan niệm về vốn từ và từ vựng chuyên ngành Từ điển Webster định nghĩa vốn từ (lexicon) là “toàn bộ từ được sử dụng trong một ngôn ngữ hay lượng từ mà một người hay một nhóm người sử dụng”. Từ điển Cambridge Advanced Learner’s đưa ra hai định nghĩa: Vốn từ “là toàn bộ các từ được một người biết và sử dụng” và “là toàn bộ các từ tồn tại trong một ngôn ngữ hay một chủ đề nào đó”. Nếu hiểu theo cách trên, vốn từ tiếng Anh của một chuyên ngành là toàn bộ các từ được sử dụng trong chuyên ngành đó. Tuy nhiên, trong giảng dạy, việc định lượng kiến thức trong giảng dạy chuyên ngành cũng như phân định ranh giới giữa các mảng từ vựng theo từng cấp độ kiến thức là một bài toán liên quan đến từ vựng (vocabulary) nằm bên trong vốn từ. Ra đời từ nửa đầu thế kỉ 20 nhưng phải đến đầu những năm 1960 Tiếng Anh chuyên ngành (ESP) mới thực sự trở thành môn học được nghiên cứu trong nhà trường. Những nghiên cứu ban đầu về phân tích ngữ vực (register analysis) giúp nhận diện một số phạm vi từ vựng-ngữ pháp tiếng Anh trong các chuyên ngành hẹp như Strevens (1977), Jack Ewer (Ewer và Latorre, 1969), John Swales (1971), Robinson (1980), Coffey (1984), Johns (1991),…. Các nghiên cứu thời kì này sử dụng các khối liệu nhỏ, được tập hợp thủ công để nghiên cứu tần su ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: