Danh mục

Một số vấn đề về bảo trợ xã hội tại Việt Nam từ góc độ nhân khẩu học

Số trang: 0      Loại file: pdf      Dung lượng: 513.70 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Jamona

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (0 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tình hình kinh tế xã hội và nhu cầu bảo trợ xã hội, biến động dân số ở Việt Nam, tác động của biến động dân số lên bảo trợ xã hội là những nội dung chính trong bài viết "Một số vấn đề về bảo trợ xã hội tại Việt Nam từ góc độ nhân khẩu học". Mời các bạn cùng tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Một số vấn đề về bảo trợ xã hội tại Việt Nam từ góc độ nhân khẩu học X· héi häc thùc nghiÖm X· héi häc sè 1 (93), 2006 35 Mét sè vÊn ®Ò vÒ b¶o trî x· héi t¹i ViÖt Nam tõ gãc ®é nh©n khÈu häc nguyÔn thanh liªm ®Æng nguyªn anh 1. Tình hình kinh tế - xã hội và nhu cầu bảo trợ xã hội Hơn bao giờ hết, bảo trợ xã hội đang ngày càng trở nên quan trọng và được quan tâm nhiều ở Việt Nam. Tầm quan trọng của bảo trợ xã hội bắt nguồn từ những nhu cầu thực tế trong quá trình phát triển kinh tế xã hội đang diễn ra hết sức sôi động ở nước ta trong thời gian qua, đặc biệt từ khi thực hiện chính sách Đổi mới. Những chuyển biến tích cực của nền kinh tế trong suốt hai thập kỷ qua đã giúp Việt Nam đạt được những thành tựu đáng kể. Giai đoạn mười năm sau ngày thống nhất đất nước là một thời kỳ hết sức khó khăn: mức tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn 5 năm sau thống nhất chỉ bằng nửa mức tăng trưởng dân số, sản lượng nông nghiệp chỉ đạt mức an ninh lương thực vừa đủ trong suốt thời kỳ đó đến giữa những năm 1980 (Dollar và Litvack, 1998; Bùi, 2000). Trong giai đoạn này, có thể nói Việt Nam vẫn chưa thể nghĩ đến bảo trợ xã hội vì trên thực tế tất cả mọi người dân trong xã hội đều rất cần được sự bảo trợ.   Đại hội Đảng lần thứ VI đã tạo nên một bước ngoặt cho phát triển kinh tế xã hội với đường lối Đổi mới, chuyển đổi nền cơ chế kinh tế từ bao cấp sang thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Song, chỉ đến đầu những năm 1990, những đổi mới chính sách mới có hiệu quả thực sự đối với tăng trưởng kinh tế. Trong giai đoạn 1992-1996, điều kiện sống của cả những hộ nghèo nhất cũng đã được cải thiện rõ rệt. Tăng trưởng GDP đạt mức trung bình 8,9% một năm, và đến năm 1996 lạm phát được kiềm chế ở mức 4,5% (PWG, 1999). Tuy tốc độ phát triển có chững lại trong vài năm tiếp theo do ảnh hưởng của thiên tai và khủng hoảng tài chính khu vực châu Á, tăng trưởng kinh tế trong nước vẫn giữ ở mức cao.1 Bước sang thế kỷ 21, tăng trưởng được phục hồi và Việt Nam đang trở thành một trong những quốc gia có nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất châu Á.2 Tuy nhiên, do xuất phát điểm thấp, Việt Nam vẫn nằm trong nhóm các nước nghèo nhất trên thế giới. Bên cạnh đó, cùng với những thành tựu đạt được trong công tác xoá đói giảm nghèo, bất bình đẳng có xu hướng ngày càng gia tăng (PWG, 1999; GSO, 1 Tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn này đạt 9,3% năm 1996; 8,2% năm 1997; 5,8% năm 1998; và 4,8% năm 1999 (GSO, 2000a) 2 Tăng trưởng kinh tế đạt 6,8% năm 2001 và 7,1% năm 2002 - tốc độ tăng trưởng cao thứ hai châu Á, chỉ sau Trung Quốc (WDI, 2003). Tốc độ tăng trưởng năm 2005 đạt 8,4% và nền kinh tế tiếp tục chuyển đổi theo hướng gia tăng tỉ trọng công nghiệp và xây dựng (GSO, 2005). Bản quyền thuộc Viện Xã hội học. www.ios.org.vn 36 Mét sè vÊn ®Ò vÒ b¶o trî x· héi t¹i ViÖt Nam tõ gãc ®é nh©n khÈu häc 2000b).3 Bất bình đẳng không chỉ xảy ra giữa các nhóm xã hội có thu nhập khác nhau mà còn xảy ra giữa các nhóm dân tộc, các nhóm xã hội có hoàn cảnh khác nhau, giữa các vùng, miền của đất nước. Khác biệt giữa nông thôn và thành thị gia tăng mạnh do tập trung nguồn lực đầu tư ở khu vực thành thị, đặc biệt là các trung tâm đô thị lớn như thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng và Đà Nẵng (Bolay và đồng sự, 1997; UNDP, 1998; GSO, 2001; Đặng and Meyer, 1999). So với bất bình đẳng tại khu vực nông thôn, bất bình đẳng ở đô thị là nguyên nhân chính dẫn đến bất bình đẳng xã hội nói chung. Các khác biệt theo vùng cũng được ghi dấu đậm nét: tỉ lệ hộ nghèo tại các tỉnh miền nam thường thấp hơn các tỉnh khác, vùng Đông Nam Bộ có thu nhập bình quân đầu người cao khoảng gấp đôi các vùng núi phía Bắc, Duyên hải miền Trung và Tây Nguyên là ba vùng có mức sống thấp nhất (Minot và Baulch, 2002; Dollar và Paul, 1998). Các số liệu chính thức được báo cáo cũng cho thấy 83% của gia tăng bất bình đẳng được tạo ra trong giai đoạn 1993-1998 là do sự khác biệt giữa các vùng và chỉ 17% còn lại được tạo ra do sự khác biệt trong nội bộ vùng (GSO, 2000b). Báo cáo PWG (1999) cũng chỉ ra rằng nghèo đói là một khái niệm phức tạp và các số liệu hiện có về nghèo đói ở khu vực đô thị có thể thấp hơn nhiều so với mức thực tế với lý do lao động và dân số di cư đến các khu vực đô thị vẫn chưa được tính đến trong các chỉ tiêu giảm nghèo (Đặng, 2005). Bối cảnh biến đổi mạnh mẽ nói trên đã đặt công tác bảo trợ xã hội lên một ví trí quan trọng như một công cụ điều chỉnh nhằm đảm bảo công bằng và ổn định xã hội - là mục tiêu hàng đầu mà Đảng và Nhà nước đã cam kết trong chính sách phát triển. Tuy nhiên, các chiều cạnh cũng như các vấn đề của bảo trợ xã hội trong hiện tại và tương lai còn chưa được xác định rõ ràng. Do quá trình biến đổi kinh tế xã hội ...

Tài liệu được xem nhiều: