Danh mục

Một số vấn đề về chuyển đổi số trong hoạt động đào tạo luật

Số trang: 13      Loại file: pdf      Dung lượng: 524.05 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết tập trung phân tích về khái niệm, đặc điểm, các nhu cầu và thách thức đặt ra với giáo dục đại học trong thời đại chuyển đổi số. Đặc biệt, bài viết cũng đề cập đến tác động của chuyển đổi số với hoạt động giáo dục và đào tạo luật. Ngoài ra, bài viết cũng đề cập đến thực trạng chuyển đổi số ở nước ta, các giải pháp để nâng cao hiệu quả học tập trong thời đại 4.0. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Một số vấn đề về chuyển đổi số trong hoạt động đào tạo luật Nguyễn Mai Anh Nguyễn Thanh Quyên Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh Chuyển đổi số đem lại nhiều điều kiện thuận lợi, giúp con người khám phá tri thức mới, nâng cao quy mô và chất lượng nền kinh tế. Trong sự tác động ấy, giáo dục hiện đại, đặc biệt là giáo dục đại học là một trong lĩnh vực chịu sự tác động lớn nhất của xu hướng này. Bài viết tập trung phân tích về khái niệm, đặc điểm, các nhu cầu và thách thức đặt ra với giáo dục đại học trong thời đại chuyển đổi số. Đặc biệt, bài viết cũng đề cập đến tác động của chuyển đổi số với hoạt động giáo dục và đào tạo luật. Ngoài ra, bài viết cũng đề cập đến thực trạng chuyển đổi số ở nước ta, các giải pháp để nâng cao hiệu quả học tập trong thời đại 4.0. 1. Khái niệm “chuyển đổi số” “Chuyển đổi số” (digital transformation hay digitalization) là xu hướng chung của kỷ nguyên 4.0. Có rất nhiều cách định nghĩa về chuyển đổi số. Đầu tiên, theo Gertner, chuyển đổi số có thể được hiểu là “việc sử dụng các công nghệ số để thay đổi mô hình kinh doanh, tạo ra những cơ hội, doanh thu và giá trị mới.”23. Tiếp theo, một cách định nghĩa khác của các tác giả Henriette, Feki và Boughzala tại Hội nghị về hệ thống thông tin ở khu vực Địa Trung Hải, theo đó chuyển đổi số được hiểu là “một quá trình thay đổi tăng dần hoặc không liên tục. Nó bắt đầu với việc áp dụng và sử dụng các công nghệ kỹ thuật số hướng tới một sự chuyển đổi toàn diện và sâu sắc của một tổ chức hoặc nhằm mục đích tạo ra các giá trị.”24 Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong đào tạo qua mạng là việc sử dụng các trang thiết bị điện tử, phần mềm, học liệu điện tử và mạng viễn thông (chủ yếu là mạng Internet) hỗ trợ các hoạt động dạy và học nhằm đổi mới phương pháp dạy – học, nâng cao hiệu quả công tác đào tạo.25 Có thể thấy, dù cách định nghĩa có thể không giống nhau nhưng nhìn chung các tác giả đều cho rằng “chuyển đổi số” không đơn giản là việc đưa tất cả các 23 https://www.gartner.com/en/information-technology/glossary/digital-business-transformation truy cập ngày 11/3/2021. 24 Emily Henriette, Mondher Feki and Imed Boughzala, “Digital Transformation Challenges” (2016). MCIS 2016 Proceedings. 33. http://aisel.aisnet.org/mcis2016/33. 25 Khoản 1 Điều 2 Thông tư quy định Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, tổ chức đào tạo qua mạng do Bộ Giáo dục và đào tạo ban hành ngày 22 tháng 4 năm 2016. 414 dữ liệu thành dạng mã hoá thông tin mà nó còn bao gồm cả quá trình ứng dụng các công nghệ hiện đại nhất nhằm tạo ra các giá trị mới trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội và tạo sự thuận tiện nhất cho người dân. “Chuyển đổi số” không chỉ được tiến hành một cách cơ học, kỹ thuật mà còn đòi hỏi sự chuyển đổi về tư duy của các chủ thể tham gia vào quá trình này. Như vậy, có thể kết luận, bản chất của chuyển đổi số chính là sự ứng dụng công nghệ, khoa học dữ liệu và sử dụng trí tuệ nhân tạo phục vụ sản xuất và cuộc sống con người. 2. Chuyển đổi số trong lĩnh vực giáo dục Điều khác biệt giữa Cách mạng công nghiệp (CMCN) 4.0 với CMCN 3.0 là CMCN 4.0 không gắn với sự ra đời của một công nghệ nào cụ thể mà là kết quả hội tụ của nhiều công nghệ khác nhau, trong đó trọng tâm là công nghệ nano, công nghệ sinh học và công nghệ thông tin - truyền thông. CMCN làm mờ ranh giới giữa vật lý, kỹ thuật số và sinh học. Với sự tác động mạnh mẽ của CMCN 4.0 đến giáo dục, đòi hỏi các trường đại học cần thay đổi mục tiêu, nội dung giáo dục, phương pháp dạy học. Vì vậy, trong lĩnh vực giáo dục, quá trình chuyển đổi số cũng đang được diễn ra mạnh mẽ nhằm đáp ứng được các nhu cầu của người dạy và học trong bối cảnh thế giới bước vào cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Hiểu một cách cơ bản nhất, chuyển đổi số trong giáo dục là sự thay đổi phương pháp dạy và học bằng việc áp dụng các công nghệ thông tin hiện đại vào quá trình này nhằm đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh sinh viên và giảng dạy của giáo viên, giúp người dạy và người học phát huy tối đa khả năng tư duy, sáng tạo, chủ động của mình.Việc dạy học trực tuyến, cùng với các công cụ hỗ trợ cho giảng dạy của thời đại công nghệ số đã và đang thay đổi lớn đến tình hình dạy và học tại các trường đại học, giúp hiện đại hóa giáo dục, hội nhập với quốc tế, song lại đặt ra rất nhiều những vấn đề khiến giảng viên phải cân nhắc để thay đổi phương pháp dạy học nhằm đem lại hiệu quả cao nhất trong giáo dục đại học hiện nay. Quá trình chuyển đổi số trong lĩnh vực giáo dục tập trung vào hai nội dung chính là chuyển đổi số trong quản lý giáo dục và trong dạy, học, kiểm tra, đánh giá, nghiên cứu khoa học. Chuyển đổi số trong quản lý giáo dục gồm các hoạt động như số hóa thông tin quản lý, tạo ra những hệ thống cơ sở dữ li ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: