Danh mục

Một số vấn đề về nghiên cứu người già từ giác độ xã hội học - Trịnh Duy Luân

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 215.79 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tham khảo nội dug bài viết "Một số vấn đề về nghiên cứu người già từ giác độ xã hội học" để nắm bắt được vị trí và vai trò của nhóm người cao tuổi trong cơ cấu xã hội của xã hội, những vấn đề về lối sống người già hiện nay,... Đây là tài liệu tham khảo hữu ích cho các bạn chuyên ngành Xã hội học, mời các bạn cùng tham khảo.


Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Một số vấn đề về nghiên cứu người già từ giác độ xã hội học - Trịnh Duy LuânXã hội học, số 2 - 1992 63 Một số vấn đề về nghiên cứu người già từ giác độ xã hội học TRỊNH DUY LUÂN Tuổi già không chỉ là hiện tượng sinh lý tự nhiên mà còn là một hiện tượng xã hội sâu sắc. Tính chất xã hộicủa thời kỳ này trong cuộc đời mỗi con người được đặc trưng bởi những đặc điểm sau: - Sự rời bỏ hoạt động nghề nghiệp tích cực (hay là thay đổi tính chất của hoạt động đó). - Sự thay đổi địa vị trong xã hội. - Sự thay đổi lối sống nói chung và các định hướng giá trị nói riêng. - Sự thay đổi những chức năng, vai trò của cá nhân trong gia đình. Từ giác độ xã hội học, việc nghiên cứu lớp người có tuổi này đòi hỏi phải chú ý tới 2 luận điểm có tính chấtphương pháp luận sau: 1) Người già là một nhóm xã hội, ngột bộ phận cấu thành của cơ cấu xã hội của xã hội (ở đây là cơ cấunhân khẩu - xã hội) với những đặc thù riêng có của họ. 2) Người già đồng thời là chủ thể của hoạt động sống của một nối sống đặc thù, gắn liền với những điều kiệnkinh tế - xã hội - lịch sử xác định. Dựa vào những luận điểm phương pháp luận này, các nghiên cứu xã hội học sẽ giúp chúng ta giải thích vị trívà vai trò của nhóm xã hội những người già, những hành vi và định hướng giá trị của họ, những vấn đề mà họthường gặp phải trong cuộc sống hàng ngày. Điều này là hết sức quan trọng và cần thiết cho việc xây dựng cácchính sách xã hội đối với lớp người có tuổi ở cấp độ toàn xã hội cũng như ở mỗi địa phương. 1. Vị trí và vai trò của nhóm người già trong cơ cấu xã hội của xã hội: Quan điểm xã hội học đòi hỏi phải có một cái nhìn mới mang tính khoa học đối với lớp người có tuổi trongtổng thể xã hội. Cái nhìn mới này nhằm đặt đối tượng nghiên cứu của chúng ta đúng ở vị trí cửa nó. Bởi vì từtrước tới nay, chúng ta đã có sẵn những khuôn mẫu, những vết mòn trong nghiên cứu. Chẳng hạn, nói đến cơcấu xã hội thì trước hết phải nói đến các giai cấp xã hội, phải nói tới lực lượng sản xuất trực tiếp, những giaitầng trụ cột của xã hội (nông nhân, công dân). Nói đến cơ cấu nhân khẩu - xã hội thì trước hết phải nói đếnthanh niên, phụ nữ, những người trong độ tuổi lao động - những nhóm người của hiện tại và tương lai. Nhómngười già người có tuổi ít được chú ý hơn, nhất là trog các nghiên cứu xã hội học. Ở các xã hội có nền kinh tếphát triển, xã hội nông nghiệp với lối sống đô thị hiện đại, đôi khi thế hệ già bị xã hội lãng quên. Nhịp sốngnông nghiệp hiện đại khiến con người phải vật lộn với hiện tại và lo lắng nhiều cho tương lai. Những người giàdường như đã ở đâu đó gần với quá khứ và có lẽ vì thế ít được lưu tâm. Những người già ở các xã hội truyền thống phương Đông lại ở trong một tình hình khác. Bằng qúa khứ laođộng cho xã hội và cho gia đình, bằng sự gắn bó với gia đình và thân tộc; bằng những chuẩn mực của đạo lýtruyền thống họ vẫn là một nhóm xã hội được quan tâm trong đời sống thường ngày. Tuy nhiên, từ phía các bộmôn khoa học xã hội trong đó có xã hội Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn Xã hội học, số 2 - 199264 Một số vấn đề về...học, vấn đề người già vẫn cần được nghiên cứu và làm sáng tỏ hơn nữa. Đây không phải là biểu hiện của chủnghĩa tình cảm, mà là sự quan tâm mang tính khoa học, xuất phát từ đặc thù truyền thống của xã hội phươngĐông nói chung và của xã hội Việt Nam nói riêng. Người có tuổi hay người già lập thành một nhóm theo độ tuổi, tức là một đơn vị trong cơ cấu nhân khẩu - xãhội của xã hội mà theo cách hiểu theo nghĩa rộng là một bộ phận hợp thành cơ cấu xã hội của xã hội. Song vấnđề là ở chỗ những người già, người về hưu không đơn thuần chỉ là một nhóm người theo độ tuổi mà còn là mộtnhóm nhân khẩu xã hội, hay còn có thể gọi là một tầng lớp xã hội đặc thù với các dấu hiệu đặc trưng sau: - Độ tuổi (ranh giới độ tuổi cụ thể có thể khác nhau ở mỗi quốc gia, mỗi địa phương, cũng như quy định vềtuổi về hưu đối với các giới, các ngành khác nhau, song thường thì đó là lớp người có tuổi từ 55 - 60 trở lên). - Sự bảo hiểm xã hội (do Nhà nước hay gia đình đảm nhận). - Mối liên hệ với các thành phần xã hội, các tổ chức, các đơn vị kinh tế xã hội của xã hội mà trước đó họ vốnlà thành viên. - Vị trí, vai trò, chức năng trong gia đình. - Những định hướng giá trị riêng có của nhóm Tất cả những dấu hiệu này là những điều kiện tiền đề, là cái nền để hình thành một lối sống riêng có củanhóm xã hội những người có tuổi. Cũng như các nhóm xã hội khá ...

Tài liệu được xem nhiều: