Một số vấn đề xã hội cơ bản trong phát triển bền vững hộ gia đình vùng Tây Bắc nước ta hiện nay - Vũ Tuấn Huy
Số trang: 0
Loại file: pdf
Dung lượng: 211.05 KB
Lượt xem: 8
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Nội dung bài viết "Một số vấn đề xã hội cơ bản trong phát triển bền vững hộ gia đình vùng Tây Bắc nước ta hiện nay" tìm hiểu một số vấn đề xã hội làm ảnh hưởng đến phát triển bền vững hộ gia đình, tìm những vấn đề nảy sinh trong quá trình thực hiện những chức năng và sự biến đổi của gia đình.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Một số vấn đề xã hội cơ bản trong phát triển bền vững hộ gia đình vùng Tây Bắc nước ta hiện nay - Vũ Tuấn Huy 36 Xã hội học, số 3(115), 2011 X· héi häc thùc nghiÖm MỘT SỐ VẤN ĐỀ XÃ HỘI CƠ BẢN TRONG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG HỘ GIA ĐÌNH VÙNG TÂY BẮC NƯỚC TA HIỆN NAY VŨ TUẤN HUY* Đặt vấn đề Biến đổi kinh tế - xã hội ở nước ta trong bối cảnh toàn cầu hóa thập kỷ qua đã tác động và dẫn đến sự chuyển đổi của các thiết chế xã hội trong đó có gia đình. Cơ cấu gia đình thu nhỏ như là kết quả tác động của yếu tố nhân khẩu học như mức sinh và di cư, sự thích ứng của gia đình với những biến đổi trong định hướng giá trị, lối sống (Nguyễn Thanh Liêm, 2006). Về các chức năng của gia đình, có sự đa dạng trong động thái của sự chuyển đổi. Với việc chuyển sang kinh tế thị trường, có nhiều tác động chính sách đến chức năng kinh tế của hộ gia đình (Vũ Tuấn Anh, Nguyễn Xuân Mai, 2007). Tỷ lệ nam giới và nữ giới trong độ tuổi lao động tham gia lực lượng lao động có xu hướng gia tăng, đặc biệt là lao động nữ (Asia Development Bank, 2002). Điều này kéo theo những biến đổi nhất định trong phân công lao động gia đình (J. Knodel, Ruk, Vũ Mạnh Lợi, Vũ Tuấn Huy, 2005). Phát triển bền vững không chỉ là sự biến đổi của kinh tế - xã hội, mà cách tiếp cận này đặt ra một khung tham chiếu xem xét mối quan hệ lẫn nhau giữa các yếu tố kinh tế, xã hội, văn hóa, môi trường của từng thiết chế xã hội trong đó có gia đình. Theo lý thuyết phát triển, ở mỗi chu kỳ, gia đình có những nhu cầu riêng và việc thực hiện những chức năng của gia đình để đáp ứng những nhu cầu này là cần thiết để bước vào chu kỳ phát triển tiếp theo. Phát triển bền vững gia đình là sự phát triển đảm bảo sự tăng trưởng về kinh tế, đảm bảo phúc lợi và an sinh xã hội của các thành viên hộ gia đình với những đặc điểm cụ thể về cơ cấu, nguồn lực, môi trường. Nếu như ở cấp độ vùng hoặc quốc gia, tăng trưởng kinh tế là điều kiện để phát triển bền vững, thì ở cấp độ hộ gia đình, điều kiện kinh tế như việc làm và thu nhập là những yếu tố cần thiết cho sự phát triển bền vững của hộ gia đình. Mức sống như một chỉ báo xã hội phản ánh các chiều cạnh đa dạng trong điều kiện sống của hộ gia đình, nguồn lực, cơ hội và rủi ro trong quá trình thực hiện các chức năng của gia đình. Để phát triển bền vững hộ gia đình, các chức năng cơ bản của gia đình như sản xuất, tiêu dùng, sinh đẻ, chăm sóc được thực hiện nhằm thỏa mãn không những các nhu cầu hiện tại của thành viên trong gia đình, mà còn đảm bảo sự phát triển tiềm năng của các thành viên của gia đình trong tương lai. Phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến sự biến đổi mức sống của hộ gia đình sẽ giúp cho việc xác định các vấn đề xã hội cơ bản trong phát triển bền vững hộ gia đình. Bài viết này dựa trên kết quả nghiên cứu của đề tài “Những vấn đề xã hội cơ bản trong phát triển bền vững vùng Tây Bắc giai đoạn 2011-2015” thực hiện từ 2006-2008. Tìm hiểu những vấn đề xã hội ảnh hưởng đến phát triển bền vững hộ gia đình là đi tìm * PGS. TS, Viện Nghiên cứu phát triển bền vững vùng Bắc bộ. Bản quyền thuộc viện Xã hội học www.ios.org.vn Vũ Tuấn Huy 37 những vấn đề nảy sinh trong quá trình thực hiện các chức năng và sự biến đổi của gia đình. Qua số liệu thống kê cơ bản về điều kiện kinh tế - xã hội ở vùng Tây Bắc, cũng như những đặc trưng của mẫu nghiên cứu, hộ gia đình là một đơn vị sản xuất cơ bản. Sản xuất vẫn là chức năng quan trọng của hộ gia đình. Nâng cao năng lực sản xuất, thu nhập của hộ gia đình là điều kiện cơ bản và quan trọng nhất để nâng cao mức sống. Phương pháp đo lường và phân tích Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng số liệu về đánh giá mức sống và thay đổi mức sống của hộ gia đình từ năm 2002 đến thời điểm nghiên cứu (2007) để đo lường mức độ phát triển bền vững của hộ gia đình. Thang đo đánh giá mức sống được chia thành 5 loại: 1. Đói; 2. Nghèo; 3. Trung bình; 4. Khá; và 5. Giàu. Đánh giá về thay đổi mức sống được chia thành 5 mức: 1. Khá hơn nhiều; 2. Khá hơn một chút; 3.Không thay đổi; 4. Kém hơn một chút; và 5. Kém hơn nhiều. Từ những dữ liệu này, chúng tôi xây dựng một biến số nhằm đo lường sự biến đổi của hộ gia đình về mức sống dựa trên đánh giá của người trả lời đại diện cho hộ gia đình và xem đó như một chỉ báo đánh giá sự phát triển bền vững về kinh tế của hộ gia đình. Trong nghiên cứu này, nếu mức sống của hộ gia đình so với năm 2002 tăng lên (hoặc giảm đi) thì dù hiện tại là hộ thuộc loại khá, giàu hoặc nghèo đói thì được phân loại thuộc hộ gia đình phát triển bền vững (hoặc phát triển không bền vững). Tuy nhiên, có sự phân biệt đối với những hộ gia đình không có thay đổi về mức sống so với năm 2002. Nếu ở thời điểm nghiên cứu, những hộ kh ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Một số vấn đề xã hội cơ bản trong phát triển bền vững hộ gia đình vùng Tây Bắc nước ta hiện nay - Vũ Tuấn Huy 36 Xã hội học, số 3(115), 2011 X· héi häc thùc nghiÖm MỘT SỐ VẤN ĐỀ XÃ HỘI CƠ BẢN TRONG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG HỘ GIA ĐÌNH VÙNG TÂY BẮC NƯỚC TA HIỆN NAY VŨ TUẤN HUY* Đặt vấn đề Biến đổi kinh tế - xã hội ở nước ta trong bối cảnh toàn cầu hóa thập kỷ qua đã tác động và dẫn đến sự chuyển đổi của các thiết chế xã hội trong đó có gia đình. Cơ cấu gia đình thu nhỏ như là kết quả tác động của yếu tố nhân khẩu học như mức sinh và di cư, sự thích ứng của gia đình với những biến đổi trong định hướng giá trị, lối sống (Nguyễn Thanh Liêm, 2006). Về các chức năng của gia đình, có sự đa dạng trong động thái của sự chuyển đổi. Với việc chuyển sang kinh tế thị trường, có nhiều tác động chính sách đến chức năng kinh tế của hộ gia đình (Vũ Tuấn Anh, Nguyễn Xuân Mai, 2007). Tỷ lệ nam giới và nữ giới trong độ tuổi lao động tham gia lực lượng lao động có xu hướng gia tăng, đặc biệt là lao động nữ (Asia Development Bank, 2002). Điều này kéo theo những biến đổi nhất định trong phân công lao động gia đình (J. Knodel, Ruk, Vũ Mạnh Lợi, Vũ Tuấn Huy, 2005). Phát triển bền vững không chỉ là sự biến đổi của kinh tế - xã hội, mà cách tiếp cận này đặt ra một khung tham chiếu xem xét mối quan hệ lẫn nhau giữa các yếu tố kinh tế, xã hội, văn hóa, môi trường của từng thiết chế xã hội trong đó có gia đình. Theo lý thuyết phát triển, ở mỗi chu kỳ, gia đình có những nhu cầu riêng và việc thực hiện những chức năng của gia đình để đáp ứng những nhu cầu này là cần thiết để bước vào chu kỳ phát triển tiếp theo. Phát triển bền vững gia đình là sự phát triển đảm bảo sự tăng trưởng về kinh tế, đảm bảo phúc lợi và an sinh xã hội của các thành viên hộ gia đình với những đặc điểm cụ thể về cơ cấu, nguồn lực, môi trường. Nếu như ở cấp độ vùng hoặc quốc gia, tăng trưởng kinh tế là điều kiện để phát triển bền vững, thì ở cấp độ hộ gia đình, điều kiện kinh tế như việc làm và thu nhập là những yếu tố cần thiết cho sự phát triển bền vững của hộ gia đình. Mức sống như một chỉ báo xã hội phản ánh các chiều cạnh đa dạng trong điều kiện sống của hộ gia đình, nguồn lực, cơ hội và rủi ro trong quá trình thực hiện các chức năng của gia đình. Để phát triển bền vững hộ gia đình, các chức năng cơ bản của gia đình như sản xuất, tiêu dùng, sinh đẻ, chăm sóc được thực hiện nhằm thỏa mãn không những các nhu cầu hiện tại của thành viên trong gia đình, mà còn đảm bảo sự phát triển tiềm năng của các thành viên của gia đình trong tương lai. Phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến sự biến đổi mức sống của hộ gia đình sẽ giúp cho việc xác định các vấn đề xã hội cơ bản trong phát triển bền vững hộ gia đình. Bài viết này dựa trên kết quả nghiên cứu của đề tài “Những vấn đề xã hội cơ bản trong phát triển bền vững vùng Tây Bắc giai đoạn 2011-2015” thực hiện từ 2006-2008. Tìm hiểu những vấn đề xã hội ảnh hưởng đến phát triển bền vững hộ gia đình là đi tìm * PGS. TS, Viện Nghiên cứu phát triển bền vững vùng Bắc bộ. Bản quyền thuộc viện Xã hội học www.ios.org.vn Vũ Tuấn Huy 37 những vấn đề nảy sinh trong quá trình thực hiện các chức năng và sự biến đổi của gia đình. Qua số liệu thống kê cơ bản về điều kiện kinh tế - xã hội ở vùng Tây Bắc, cũng như những đặc trưng của mẫu nghiên cứu, hộ gia đình là một đơn vị sản xuất cơ bản. Sản xuất vẫn là chức năng quan trọng của hộ gia đình. Nâng cao năng lực sản xuất, thu nhập của hộ gia đình là điều kiện cơ bản và quan trọng nhất để nâng cao mức sống. Phương pháp đo lường và phân tích Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng số liệu về đánh giá mức sống và thay đổi mức sống của hộ gia đình từ năm 2002 đến thời điểm nghiên cứu (2007) để đo lường mức độ phát triển bền vững của hộ gia đình. Thang đo đánh giá mức sống được chia thành 5 loại: 1. Đói; 2. Nghèo; 3. Trung bình; 4. Khá; và 5. Giàu. Đánh giá về thay đổi mức sống được chia thành 5 mức: 1. Khá hơn nhiều; 2. Khá hơn một chút; 3.Không thay đổi; 4. Kém hơn một chút; và 5. Kém hơn nhiều. Từ những dữ liệu này, chúng tôi xây dựng một biến số nhằm đo lường sự biến đổi của hộ gia đình về mức sống dựa trên đánh giá của người trả lời đại diện cho hộ gia đình và xem đó như một chỉ báo đánh giá sự phát triển bền vững về kinh tế của hộ gia đình. Trong nghiên cứu này, nếu mức sống của hộ gia đình so với năm 2002 tăng lên (hoặc giảm đi) thì dù hiện tại là hộ thuộc loại khá, giàu hoặc nghèo đói thì được phân loại thuộc hộ gia đình phát triển bền vững (hoặc phát triển không bền vững). Tuy nhiên, có sự phân biệt đối với những hộ gia đình không có thay đổi về mức sống so với năm 2002. Nếu ở thời điểm nghiên cứu, những hộ kh ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Xã hội học Vấn đề xã hội gia đình Phát triển bền vững hộ gia đình Hộ gia đình vùng Tây Bắc Hộ gia đình Vấn đề phát triển hộ gia đìnhGợi ý tài liệu liên quan:
-
Phương pháp nghiên cứu xã hội học: Phần 1 - Phạm Văn Quyết
123 trang 463 11 0 -
Tiểu luận: Lý thuyết xã hội học
40 trang 265 0 0 -
Tiểu luận 'Mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội'
20 trang 181 0 0 -
Giới thiệu lý thuyết xã hội học Curriculum - Nguyễn Khánh Trung
0 trang 173 0 0 -
Giáo trình Nhập môn xã hội học: Phần 1 - TS. Trần Thị Kim Xuyến
137 trang 150 1 0 -
TIỂU LUẬN: SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN XÃ HỘI HỌC ĐỨC CUỐI THẾ KỈ XIX ĐẦU THẾ KỈ XX
40 trang 115 0 0 -
Tiểu luận: Giới thiệu khái quát về điều tra xã hội học
42 trang 113 0 0 -
Một số đặc điểm của Giáo phận Thái Bình
17 trang 105 0 0 -
195 trang 104 0 0
-
0 trang 85 0 0