Một số vị trí việc làm phi tài chính và ý định làm việc tại các ngân hàng của sinh viên khoa QTKD UFM
Số trang: 13
Loại file: pdf
Dung lượng: 256.08 KB
Lượt xem: 18
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Nghiên cứu này nhằm chỉ ra một số vị trí việc làm phi tài chính trong các ngân hàng hiện nay và khám phá ra các yếu tố tác động đến ý định làm việc tại các ngân hàng của sinh viên Khoa Quản trị kinh doanh (QTKD)_Trường ĐH Tài chính– Marketing (UFM). Để hiểu rõ hơn mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết của bài viết này.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Một số vị trí việc làm phi tài chính và ý định làm việc tại các ngân hàng của sinh viên khoa QTKD UFM 3. MỘT SỐ VỊ TRÍ VIỆC LÀM PHI TÀI CHÍNH VÀ Ý ĐỊNH LÀM VIỆC TẠI CÁC NGÂN HÀNG CỦA SINH VIÊN KHOA QTKD-UFM ThS, NCS. Lượng Văn Quốc – Khoa QTKD – UFM Tóm tắt Nghiên cứu này nhằm chỉ ra một số vị trí việc làm phi tài chính trong các ngân hàng hiện nay và khám phá ra các yếu tố tác động đến ý định làm việc tại các ngân hàng của sinh viên Khoa Quản trị kinh doanh (QTKD)_Trường ĐH Tài chính– Marketing (UFM). Phương pháp nghiên cứu định tính được sử dụng thông qua kỹ thuật phỏng vấn 4 chuyên gia đang làm việc tại ngân hàng Sacombank, Vietcombank, ACB và thảo luận nhóm với 10 sinh viên Khoa QTKD__UFM để xác định các yếu tố và điều chỉnh thang đo. Phương pháp định lượng được thực hiện thông qua khảo sát 166 sinh viên Khoa QTKD_UFM, trong đó 121 sinh viên có ý định làm việc tại các ngân hàng. Dữ liệu được xử lý bằng phần mềm SmartPLS 3.2.7. Kết quả cho thấy có 3 yếu tố tác động đến ý định làm việc tại các ngân hàng của sinh viên Khoa QTKD__UFM là (1) môi trường làm việc, (2) Gia đình tác động và (3) Năng lực, sở thích cá nhân. Đồng thời, kết quả nghiên cứu cũng đã chỉ ra một số việc làm phi tài chính mà sinh viên theo học ngành QTKD có thể ứng tuyển để được làm việc tại các ngân hàng sau khi tốt nghiệp đại học. Từ khóa: Vị trí việc làm, phi tài chính, ý định làm việc, sinh viên QTKD, UFM. 1. Đặt vấn đề Theo dự báo của Trung Tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TP.HCM, đến năm 2025, Việt Nam thiếu khoảng 21.600 người làm việc trong lĩnh vực Quản trị Kinh doanh. Đây là cơ hội lớn nhưng cũng là thách thức lớn về chất lượng nguồn nhân lực ngành Quản trị Kinh doanh tại Việt Nam. Ngành Quản trị kinh doanh luôn là một trong những ngành hấp dẫn các bạn trẻ năng động yêu thích lĩnh vực kinh doanh hoặc Marketing, đặc biệt trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế và ảnh hưởng sâu rộng của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 ở Việt Nam. Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TP. HCM nhận định những nhóm ngành nghề có nhu cầu lao động nhiều, chiếm 33% tổng nhu cầu nhân lực tại thành phố bao gồm: Kinh tế - Tài chính- Ngân hàng-Pháp luật- Hành chính (Thông tin dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động Tp.HCM, 2020). Thêm vào đó, Ông Trần Anh Tuấn - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu đào tạo kinh tế Quốc tế, Giám đốc Chương trình Dự báo nhân lực cho biết, hiện nay và các năm tới, việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cần phải đặc biệt coi trọng trong chiến lược phát triển của ngành tài chính - ngân hàng. Chính vì vậy, nhu cầu về nhân 17 lực trong ngành ngân hàng là rất cao, đặc biệt nhân lực có chất lượng cao đáp ứng nhu cầu công việc trong thời đại công nghệ 4.0 như hiện nay. Khoa Quản trị Kinh doanh là một Khoa lớn về qui mô đào tạo của Trường ĐH Tài chính – Marketing, hiện nay Khoa QTKD đào tạo 03 chuyên ngành đào tạo trình độ đại học là Quản trị Kinh doanh tổng hợp, Quản trị bán hàng và Quản trị Dự án với qui mô đào tạo hệ đại học chính quy của Khoa QTKD từ năm 2015 đến 2019 là 2.188; 1.959; 1.663; 1.858; 2.276 sinh viên. Tỷ lệ ra trường có việc làm của sinh viên theo học ngành QTKD rất cao và có đa dạng công ăn việc làm trên thị trường để lựa chọn, trong đó, làm việc tại các ngân hàng là một trong những lựa chọn. Tuy rằng sinh viên học ngành QTKD không chuyên sâu về lĩnh vực Tài chính hay Ngân hàng nhưng các ngân hàng vẫn có rất nhiều vị trí việc làm phi tài chính để sinh viên tốt nghiệp ngành QTKD lựa chọn ứng tuyển. Để trả lời các câu hỏi: sinh viên Khoa QTKD_UFM khi tốt nghiệp có ý định làm việc tại các ngân hàng hay không? Nếu có thì các yếu tố nào ảnh hưởng đến ý định này? Các vị trí việc làm phi tài chính nào tại các ngân hàng mà sinh viên học ngành QTKD sau khi tốt nghiệp có thể ứng tuyển và làm việc? Từ đó, giúp sinh viên Khoa QTKD có cách nhìn nhận thực tế, khách quan hơn, cũng như có các lựa chọn phù hợp về việc làm của bản thân sau khi tốt nghiệp đại học. 2. Cơ sở lý thuyết và giả thuyết nghiên cứu Lý thuyết hành vi dự định (The Theory of Planned Behavior - TPB) Ajzen (1991) đề xuất mô hình lý thuyết hành vi dự định trên cơ sở phát triển lý thuyết hành động hợp lý với giả định rằng một hành vi có thể được dự báo hoặc giải thích bởi các quyết định để thực hiện hành vi đó. Các quyết định được giả định bao gồm các nhân tố động cơ ảnh hưởng đến hành vi và được định nghĩa như là mức độ nỗ lực mà mọi người cố gắng để thực hiện hành vi đó (Ajzen, 1991). Hành vi dự định khẳng định rằng quyết định hành vi là một chức năng của thái độ và ảnh hưởng xã hội. Hành vi dự định thêm nhận thức kiểm soát hành vi xác định quyết định hành vi. Quyết định lại là một hàm của ba nhân tố: 1) Nhân tố thái độ được khái niệm như là đánh giá tích cực hay tiêu cực về hành vi thực hiện. Ajzen lập luận rằng một cảm xúc tích cực hay tiêu cực cá nhân, cụ thể là thái độ để thực hiện một hành vi bị ảnh hưởng bởi các yếu tố số tâm lý và các tình huống đang gặp phải. 2) Nhân tố ảnh hưởng xã hội được định nghĩa là “áp lực xã hội nhận thức để thực hiện hành vi” (Ajzen, 1991). Ảnh hưởng 18 xã hội đề cập đến những ảnh hưởng và tác động của những người quan trọng và gần gũi có thể tác động đến cá nhân thực hiện hành vi. 3) Kiểm soát hành vi được định nghĩa như là đánh giá của chính mình về mức độ khó khăn hay dễ dàng ra sao để thực hiện hành vi đó. Ajzen (1991) đề nghị rằng nhân tố kiểm soát hành vi tác động trực tiếp đến quyết định thực hiện hành vi, và nếu như một người chính xác trong cảm nhận về mức độ kiểm soát của mình, thì kiểm soát hành vi còn dự báo cả hành vi. Lược khảo một số nghiên cứu trước liên quan: Nghiên cứu của Trần Thị Kim Hà (2018) đã chỉ ra rằng các yếu tố tác động đến ý định chọn cơ quan hành chính nhà nước để làm việ ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Một số vị trí việc làm phi tài chính và ý định làm việc tại các ngân hàng của sinh viên khoa QTKD UFM 3. MỘT SỐ VỊ TRÍ VIỆC LÀM PHI TÀI CHÍNH VÀ Ý ĐỊNH LÀM VIỆC TẠI CÁC NGÂN HÀNG CỦA SINH VIÊN KHOA QTKD-UFM ThS, NCS. Lượng Văn Quốc – Khoa QTKD – UFM Tóm tắt Nghiên cứu này nhằm chỉ ra một số vị trí việc làm phi tài chính trong các ngân hàng hiện nay và khám phá ra các yếu tố tác động đến ý định làm việc tại các ngân hàng của sinh viên Khoa Quản trị kinh doanh (QTKD)_Trường ĐH Tài chính– Marketing (UFM). Phương pháp nghiên cứu định tính được sử dụng thông qua kỹ thuật phỏng vấn 4 chuyên gia đang làm việc tại ngân hàng Sacombank, Vietcombank, ACB và thảo luận nhóm với 10 sinh viên Khoa QTKD__UFM để xác định các yếu tố và điều chỉnh thang đo. Phương pháp định lượng được thực hiện thông qua khảo sát 166 sinh viên Khoa QTKD_UFM, trong đó 121 sinh viên có ý định làm việc tại các ngân hàng. Dữ liệu được xử lý bằng phần mềm SmartPLS 3.2.7. Kết quả cho thấy có 3 yếu tố tác động đến ý định làm việc tại các ngân hàng của sinh viên Khoa QTKD__UFM là (1) môi trường làm việc, (2) Gia đình tác động và (3) Năng lực, sở thích cá nhân. Đồng thời, kết quả nghiên cứu cũng đã chỉ ra một số việc làm phi tài chính mà sinh viên theo học ngành QTKD có thể ứng tuyển để được làm việc tại các ngân hàng sau khi tốt nghiệp đại học. Từ khóa: Vị trí việc làm, phi tài chính, ý định làm việc, sinh viên QTKD, UFM. 1. Đặt vấn đề Theo dự báo của Trung Tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TP.HCM, đến năm 2025, Việt Nam thiếu khoảng 21.600 người làm việc trong lĩnh vực Quản trị Kinh doanh. Đây là cơ hội lớn nhưng cũng là thách thức lớn về chất lượng nguồn nhân lực ngành Quản trị Kinh doanh tại Việt Nam. Ngành Quản trị kinh doanh luôn là một trong những ngành hấp dẫn các bạn trẻ năng động yêu thích lĩnh vực kinh doanh hoặc Marketing, đặc biệt trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế và ảnh hưởng sâu rộng của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 ở Việt Nam. Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TP. HCM nhận định những nhóm ngành nghề có nhu cầu lao động nhiều, chiếm 33% tổng nhu cầu nhân lực tại thành phố bao gồm: Kinh tế - Tài chính- Ngân hàng-Pháp luật- Hành chính (Thông tin dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động Tp.HCM, 2020). Thêm vào đó, Ông Trần Anh Tuấn - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu đào tạo kinh tế Quốc tế, Giám đốc Chương trình Dự báo nhân lực cho biết, hiện nay và các năm tới, việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cần phải đặc biệt coi trọng trong chiến lược phát triển của ngành tài chính - ngân hàng. Chính vì vậy, nhu cầu về nhân 17 lực trong ngành ngân hàng là rất cao, đặc biệt nhân lực có chất lượng cao đáp ứng nhu cầu công việc trong thời đại công nghệ 4.0 như hiện nay. Khoa Quản trị Kinh doanh là một Khoa lớn về qui mô đào tạo của Trường ĐH Tài chính – Marketing, hiện nay Khoa QTKD đào tạo 03 chuyên ngành đào tạo trình độ đại học là Quản trị Kinh doanh tổng hợp, Quản trị bán hàng và Quản trị Dự án với qui mô đào tạo hệ đại học chính quy của Khoa QTKD từ năm 2015 đến 2019 là 2.188; 1.959; 1.663; 1.858; 2.276 sinh viên. Tỷ lệ ra trường có việc làm của sinh viên theo học ngành QTKD rất cao và có đa dạng công ăn việc làm trên thị trường để lựa chọn, trong đó, làm việc tại các ngân hàng là một trong những lựa chọn. Tuy rằng sinh viên học ngành QTKD không chuyên sâu về lĩnh vực Tài chính hay Ngân hàng nhưng các ngân hàng vẫn có rất nhiều vị trí việc làm phi tài chính để sinh viên tốt nghiệp ngành QTKD lựa chọn ứng tuyển. Để trả lời các câu hỏi: sinh viên Khoa QTKD_UFM khi tốt nghiệp có ý định làm việc tại các ngân hàng hay không? Nếu có thì các yếu tố nào ảnh hưởng đến ý định này? Các vị trí việc làm phi tài chính nào tại các ngân hàng mà sinh viên học ngành QTKD sau khi tốt nghiệp có thể ứng tuyển và làm việc? Từ đó, giúp sinh viên Khoa QTKD có cách nhìn nhận thực tế, khách quan hơn, cũng như có các lựa chọn phù hợp về việc làm của bản thân sau khi tốt nghiệp đại học. 2. Cơ sở lý thuyết và giả thuyết nghiên cứu Lý thuyết hành vi dự định (The Theory of Planned Behavior - TPB) Ajzen (1991) đề xuất mô hình lý thuyết hành vi dự định trên cơ sở phát triển lý thuyết hành động hợp lý với giả định rằng một hành vi có thể được dự báo hoặc giải thích bởi các quyết định để thực hiện hành vi đó. Các quyết định được giả định bao gồm các nhân tố động cơ ảnh hưởng đến hành vi và được định nghĩa như là mức độ nỗ lực mà mọi người cố gắng để thực hiện hành vi đó (Ajzen, 1991). Hành vi dự định khẳng định rằng quyết định hành vi là một chức năng của thái độ và ảnh hưởng xã hội. Hành vi dự định thêm nhận thức kiểm soát hành vi xác định quyết định hành vi. Quyết định lại là một hàm của ba nhân tố: 1) Nhân tố thái độ được khái niệm như là đánh giá tích cực hay tiêu cực về hành vi thực hiện. Ajzen lập luận rằng một cảm xúc tích cực hay tiêu cực cá nhân, cụ thể là thái độ để thực hiện một hành vi bị ảnh hưởng bởi các yếu tố số tâm lý và các tình huống đang gặp phải. 2) Nhân tố ảnh hưởng xã hội được định nghĩa là “áp lực xã hội nhận thức để thực hiện hành vi” (Ajzen, 1991). Ảnh hưởng 18 xã hội đề cập đến những ảnh hưởng và tác động của những người quan trọng và gần gũi có thể tác động đến cá nhân thực hiện hành vi. 3) Kiểm soát hành vi được định nghĩa như là đánh giá của chính mình về mức độ khó khăn hay dễ dàng ra sao để thực hiện hành vi đó. Ajzen (1991) đề nghị rằng nhân tố kiểm soát hành vi tác động trực tiếp đến quyết định thực hiện hành vi, và nếu như một người chính xác trong cảm nhận về mức độ kiểm soát của mình, thì kiểm soát hành vi còn dự báo cả hành vi. Lược khảo một số nghiên cứu trước liên quan: Nghiên cứu của Trần Thị Kim Hà (2018) đã chỉ ra rằng các yếu tố tác động đến ý định chọn cơ quan hành chính nhà nước để làm việ ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Tài chính ngân hàng Việc làm phi tài chính Công tác quản trị nguồn nhân lực Đào tạo nhân lực chất lượng cao Nâng cao nghiệp vụ ngân hàngGợi ý tài liệu liên quan:
-
Luận án Tiến sĩ Tài chính - Ngân hàng: Phát triển tín dụng xanh tại ngân hàng thương mại Việt Nam
267 trang 379 1 0 -
174 trang 308 0 0
-
102 trang 292 0 0
-
Hoàn thiện quy định của pháp luật về thành viên quỹ tín dụng nhân dân tại Việt Nam
12 trang 290 0 0 -
Đào tạo kiến trúc sư trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0
5 trang 289 0 0 -
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Rủi ro rửa tiền trong hoạt động thanh toán quốc tế ở Việt Nam
86 trang 183 0 0 -
Các yếu tố tác động đến hành vi sử dụng Mobile banking: Một nghiên cứu thực nghiệm tại Việt Nam
20 trang 176 0 0 -
27 trang 174 0 0
-
Khóa luận tốt nghiệp: Các nhân tố ảnh hưởng đến giá chứng khoán ở thị trường chứng khoán Việt Nam
86 trang 156 0 0 -
5 trang 151 1 0