Danh mục

Một số ý kiến về biện pháp bảo lãnh theo quy định bộ Luật Dân sự 2015

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 216.93 KB      Lượt xem: 19      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trong bài viết này, phân tích một số bất cập của biện pháp bảo lãnh, từ đó đưa ra một vài kiến nghị hoàn thiện. Để hiểu rõ hơn, mời các bạn tham khảo chi tiết nội dung bài viết này.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Một số ý kiến về biện pháp bảo lãnh theo quy định bộ Luật Dân sự 2015 MỘT SỐ Ý KIẾN VỀ BIỆN PHÁP BẢO LÃNH THEO QUY ĐỊNH BỘ LUẬT DÂN SỰ 2015 Văn Trương Ngọc Trâm Khoa Luật, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh GVHD: ThS. Lê Thị Minh ThưTÓM TẮTXã hội phát triền nhanh dẫn đến nhu cầu phát triển kinh tế tăng mạnh, số lượng các giao dịch dânsự (GDDS) đều tăng cao theo từng ngày, nhưng các giao dịch đó đều ẩn chứa những rủi ro nhấtđịnh. Để giảm thiểu sự thiệt hại cho các mối quan hệ dân sự trong xã hội hiện tại thì Nhà nước đãđưa ra các quy định thiết thực sao cho phù hợp với nhu cầu xã hội. Trong một số GDDS các chủ thểthường thỏa thuận sử dụng một hoặc một vài biện pháp bảo đảm (BPBĐ) được quy định tại Khoản 1Điều 292 Bộ luật Dân sự (BLDS) 2015 để bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ giữa các bên chủ thểvới nhau. Trong đó, bảo lãnh là một biện pháp được sử dụng khá nhiều cũng với một mục đíchchính là bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ nhưng bảo lãnh lại có phần khác với các BPBĐ khác. Nhờvào những quy định và tính linh hoạt của mình mà bảo lãnh có một vị trí đặc biệt trong các GDDShiện nay. Trong bài viết này, tác giả phân tích một số bất cập của biện pháp bảo lãnh, từ đó đưa ramột vài kiến nghị hoàn thiện.Từ khóa: Bảo lãnh, bên bảo lãnh, bên nhận bảo lãnh, biện pháp bảo đảm, giao dịch dân sự.1 ĐẶT VẤN ĐỀTrong BLDS 2015 thì các BPBĐ thường giống nhau ở việc bên thực hiện nghĩa vụ thường lấy các tàisản, quyền tài sản thuộc quyền sở hữu, sử dụng của mình để thực hiện các bảo đảm cho việc thựchiện nghĩa vụ của mình như cầm cố tài sản, thế chấp tài sản, ký quỹ,… (theo Điều 309, 317, 330BLDS 2015). Khác các biện pháp khác, bảo lãnh xuất hiện trong trường hợp người thực hiện giaodịch dân sự không có khả năng tự bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ của họ và phải thông quangười thứ ba để bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ của mình. Qua đó, biện pháp bảo lãnh đượcsử dụng rất nhiều trong kinh tế xã hội, mọi người có thể dễ dàng nhìn thấy các lợi ích của biệnpháp này nhưng các bất cập cũng không phải là ít. Điều này làm ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếpđến quyền và lợi ích hợp pháp của các bên trong GDDS.Theo Khoản 1 Điều 335 BLDS 2015 thì bảo lãnh được định nghĩa là: ‚Bảo lãnh là việc người thứ ba(sau đây gọi là bên bảo lãnh) cam kết với bên có quyền (sau đây gọi là bên nhận bảo lãnh) sẽ thựchiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (sau đây gọi là bên được bảo lãnh), nếu khi đến thời hạnthực hiện nghĩa vụ mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ‛.Theo định nghĩa ở trên thì bảo lãnh được biết đến như một BPBĐ đối nhân nhưng BLDS 2015 còn cóthêm điều khoản quy định việc ‚Các bên có thể thỏa thuận sử dụng biện pháp bảo đảm bằng tài 1471sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh‛ tại Khoản 3 Điều 336 BLDS 2015 nên bảo lãnh khôngcòn đơn thuần là BPBĐ đối nhân như trước. Vì vậy, biện pháp này vô tình cũng trở nên phức tạp hơnvà từ đó nhiều vấn đề chưa được hoàn thiện cũng bắt đầu xuất hiện. Hơn nữa, do có mặt của bênthứ ba trong giao dịch nên giao dịch được bảo đảm về phần nghĩa vụ hơn nhưng cũng có nhiềuhơn tranh chấp có thể xảy ra trong thực tế. Nên bảo lãnh dù là một BPBĐ ‚có ích‛ của BLDS 2015nhưng trên thực tế nó vẫn chưa thực sự phát huy được công dụng của mình trong các GDDS.2 MỘT SỐ BẤT CẬP TRONG QUY ĐỊNH VỀ BẢO LÃNH VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆNCó thể thấy BLDS 2015 quy định về vấn đề bảo lãnh có ba ưu điểm chính: Khai thác được tài sảncủa người thứ 3; Các bên có thể dựa trên niềm tin để giao kết nhưng bên bảo lãnh cũng có thể sửdụng tài sản thuộc quyền sở hữu của mình làm ‚vật‛ bảo đảm cho cam kết của mình; Nghĩa vụđược bảo đảm không nhất thiết là nghĩa vụ tài sản mà có thể là thực hiện một công việc, đối tượngđể bảo đảm cho ‚cam kết‛ không nhất thiết phải là tài sản hay giá trị tự thân của bên bảo lãnh[7.Tr.215]. Nhưng những ưu điểm này chỉ mới được luật hóa, chưa thực sự được khai thác đúng vớilợi ích của mình trong các nghĩa vụ dân sự ở thực tế. Các quy định về bảo lãnh của BLDS 2015 chưađược khai thác và hoàn thiện triệt để nhằm giúp biện pháp này thực sự có ích cho các chủ thể trongcác GDDS. Vì vậy, nên ‚tầm soát‛ để phát hiện được những bất cập của bảo lãnh và có những biệnpháp cải thiện, sửa đổi trong quy định về bảo lãnh để các chủ thể có thể tận dụng triệt để các ưuđiểm này.Bất cập đầu tiên, đây là bất cập phổ biến và dễ thấy nhất đó chính là lừa đảo thông qua thực hiệnbảo lãnh. Hiện nay, có rất nhiều cách thức lừa đảo được dàn dựng dưới hình thức được ‚nhờ‛ thựchiện biện pháp bảo lãnh nhất là bảo lãnh xuyên quốc gia. Khi đó bên được bảo lãnh sẽ cấu kết vớibên bảo lãnh để chiếm đoạt một số ...

Tài liệu được xem nhiều: