Danh mục

Một số ý kiến về thực trạng áp dụng pháp luật đối với hành vi bạo lực gia đình

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 234.89 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trong bài viết này, phân tích thực trạng pháp luật về chế tài xử lý hành vi BLGĐ ở Việt Nam; Thực trạng áp dụng pháp luật về chế tài xử lý hành vi BLGĐ; Kiến nghị hoàn thiện và giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về chế tài xử lý hành vi BLGĐ...Mời các bạn tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Một số ý kiến về thực trạng áp dụng pháp luật đối với hành vi bạo lực gia đình MỘT SỐ Ý KIẾN VỀ THỰC TRẠNG ÁP DỤNG PHÁP LUẬT ĐỐI VỚI HÀNH VI BẠO LỰC GIA ĐÌNH Lê Thị Minh Mẫn, Nguyễn Thị Phương Thu, Bùi Võ Thảo Vy, Nguyễn Phạm Trường Vinh* Viện Công nghệ Việt – Nhật, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh GVHD: Ths. Lê Thị Minh Thư TÓM TẮT Bạo lực gia đình là một dạng thức của bạo lực xã hội. Theo Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2007 (PC BLGĐ), đây là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với các thành viên khác trong gia đình. BLGĐ xảy ra ở mọi quốc gia, nền văn hóa, tôn giáo, không có ngoại lệ về giàu - nghèo hay trình độ học vấn. Ở Việt Nam, BLGĐ đang có chiều hướng gia tăng đáng báo động và trái ngược với truyền thống tốt đẹp của văn hóa dân tộc. BLGĐ không còn đơn thuần chỉ là hành vi đánh đập ngược đãi về thể xác, về tinh thần, bạo hành trong tình dục, bạo lực kinh tế… mà còn là hành vi phạm tội nghiêm trọng. Vậy nguyên nhân gây nên BLGĐ là gì, công tác quản lý; công tác phòng, chống hành vi bạo lực gia đình có những bất cập, chế tài xử lý hành vi BLGĐ vẫn chưa đủ răn đe. Trong bài viết này, nhóm tác giả phân tích: Thực trạng pháp luật về chế tài xử lý hành vi BLGĐ ở Việt Nam; Thực trạng áp dụng pháp luật về chế tài xử lý hành vi BLGĐ; Kiến nghị hoàn thiện và giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về chế tài xử lý hành vi BLGĐ... Từ khóa: Bất cập, bạo lực gia đình, chế tài, kiến nghị, xử lý. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Theo báo cáo Tổ chức Y tế thế giới công bố năm 2013 cho biết, trong số 3 phụ nữ trên thế giới thì có 1 người là nạn nhân của bạo hành gia đình, đa số là phụ nữ ở châu Á và Trung Đông. Còn ở Việt Nam, theo thống kê của Tổng cục Thống kê và Liên hiệp quốc đã đưa ra con số đáng báo động: có đến 58% phụ nữ Việt Nam cho biết mình đã từng là nạn nhân của ít nhất 1 trong 3 hình thức bạo hành trong đời sống vợ chồng là bạo hành thể xác, tình dục và tinh thần. Và có tới khoảng một nửa số nạn nhân này chưa từng nói với ai về tình trạng bạo lực mà họ phải chịu đựng [11]. Theo thống kê sơ bộ từ năm 2009 đến năm 2017, có 292.268 vụ BLGĐ, trung bình mỗi năm có khoảng 36.534 vụ. Trong đó, có đến 50% nạn nhân nữ chưa bao giờ kể với ai về vụ bạo hành, 87% nạn nhân nữ chưa yêu cầu chính quyền hoặc các cơ chế chính thống hỗ trợ, chỉ 43% trường hợp bạo hành gia đình được trình báo với công an, 61% trường hợp bạo hành được trình báo chuyển thành hòa giải, 12% trường hợp trình báo dẫn tới một tội danh hình sự…[1]. Theo nghiên cứu quốc gia về bạo lực gia đình đối với phụ nữ tại Việt Nam năm 2010 cho thấy, có 32% phụ nữ đã từng kết hôn cho biết họ đã phải hứng chịu bạo lực thể xác trong đời và 6% đã từng trải qua bạo lực thể xác trong vòng 12 tháng trở lại đây; 10% phụ nữ đã từng kết hôn cho biết rằng họ đã từng trải nghiệm 1553 bạo lực tình dục trong đời và 4% trong vòng 12 tháng trở lại đây; 54% phụ nữ cho biết đã phải hứng chịu bạo lực tinh thần trong đời và 25% cho biết đã bị bạo lực tinh thần trong thời gian gần đây. Tỷ lệ bị bạo lực về kinh tế trong đời đối với phụ nữ đã kết hôn là 9%. Riêng tỉnh Khánh Hòa, theo thống kê của Sở Văn hóa - Thể thao, bình quân mỗi năm Khánh Hòa có hơn 100 vụ BLGĐ, trong đó 90% bạo lực do người chồng gây ra và đa số là bạo lực thân thể. Theo thống kê hàng năm về BLGĐ của TP. Nha Trang, từ 2008 - 2010, trên địa bàn xảy ra 191 vụ BLGĐ, trong đó có 167 nạn nhân là phụ nữ; từ 2011 - 2015 xảy ra 86 vụ, trong đó 80 nạn nhân là phụ nữ. Nguyên nhân BLGĐ được xác định do các tệ nạn xã hội mà người chồng hoặc vợ mắc phải, như: nghiện rượu, cờ bạc, con cái vi phạm pháp luật... [7]. Trên thực tế 58% phụ nữ Việt Nam từng là nạn nhân của ít nhất một hình thức bạo hành. Đây là kết quả nghiên cứu về BLGĐ đối với phụ nữ Việt Nam do Liên Hiệp Quốc mới công bố giữa tháng 9/2019[8]. Như vậy, trong nhiều trường hợp, bạo lực đang trở thành một trong những nguy cơ biến gia đình thành ‚địa ngục trần gian‛, đã và đang gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng đến quyền con người, danh dự, nhân phẩm và tính mạng của mỗi cá nhân, đặc biệt là phụ nữ, trẻ em và người già. Nó làm xói mòn các giá trị truyền thống tốt đẹp, tác động xấu đến môi trường giáo dục thế hệ trẻ, ảnh hưởng đến sự an toàn, lành mạnh của cộng đồng và trật tự xã hội. Ngoài những hậu quả về xã hội, đạo đức và sự bền vững của gia đình, BLGĐ còn gây ra những tác động tiêu cực đến đời sống kinh tế - xã hội. Vì vậy, để tìm hiểu rõ ràng hơn về những quy định cũng như các chế tài xử lý về hành vi này và thực tiễn áp dụng pháp luật ra sao. Sau đây, nhóm tác giả sẽ phân tích về thực trạng áp dụng pháp luật về chế tài xử lý hành vi BLGĐ. 2 THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ CHẾ TÀI XỬ LÝ HÀNH VI BẠO LỰC GIA ĐÌNH Tại Việt Nam, tình trạng nam giới có hành động bạo lực với nữ giới, đặc biệt là chồng đối với vợ, vẫn còn rất phổ biến. Gần đây nhất, ngày 27/8/2019, trên mạng xã hội lan truyền một đoạn video dài hơn 2 phút do camera an ninh trong một gia đình tại Hà Nội ghi lại, cho thấy cảnh một phụ nữ trẻ bế con nhỏ chỉ vài tháng tuổi, liên tục bị người chồng, là một võ sư, cao to, tát, đấm đá và ném sỏi vào người, khiến người mẹ trẻ cùng em bé nhiều lần ngã xuống nền nhà, vậy mà người chồng không buông tha. Sau khi đoạn video này được lan truyền đã gây ra một làn sóng phẫn nộ trong dư luận. Dù bản thân là nạn nhân của hành vi bạo lực này thế nhưng, người vợ lại rút đơn tố cáo và xin hòa giải, nên công an địa phương đã tạm thả người chồng về, chờ xử lý sau. Điều này cho thấy một thực trạng là ít có nạn nhân nào dám đi đến cùng trong quá trình pháp lý để cho pháp luật trừng trị nghiêm khắc những kẻ gây ra bạo hành trong gia đình. Th ...

Tài liệu được xem nhiều: