Danh mục

Một số ý kiến về xâm hại tình dục đối với trẻ em theo quy định Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017)

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 443.70 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết Một số ý kiến về xâm hại tình dục đối với trẻ em theo quy định Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) trình bày những quy định của Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) đối với các hành vi xâm hại tình dục trẻ em; Một số vấn đề về thực trạng áp dụng pháp luật đối với các tội xâm hại tình dục trẻ em và kiến nghị.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Một số ý kiến về xâm hại tình dục đối với trẻ em theo quy định Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017)MỘT SỐ Ý KIẾN VỀ XÂM HẠI TÌNH DỤC ĐỐI VỚI TRẺ EM THEO QUY ĐỊNH BỘ LUẬT HÌNH SỰ 2015 (SỬA ĐỔI, BỔ SUNG NĂM 2017) Lê Khánh Giang, Lê Nguyễn Cẩm Nhung, Kiều Thị Mỹ Hạnh, Trần Thị Xinh, Lê Minh Vũ* Khoa Luật, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh (HUTECH) GVHD: ThS. Lê Thị Minh ThưTÓM TẮTCác tội phạm xâm phạm tình dục trẻ em được quy định tại Chương XIV trong Bộ luật Hình sự (BLHS)năm 2015 sửa đổi, bổ sung 2017, theo đó, người phạm tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi và tội cưỡng dâmngười từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi có thể phải chịu mức án cao nhất là chung thân hoặc tử hình. Khungpháp lý xử phạt các đối tượng này được quy định rõ ràng và mang tính răn đe, tuy nhiên, không phải lúcnào các cơ quan chức năng cũng có đầy đủ căn cứ pháp lý để giải quyết. Từ việc phân tích các quy địnhpháp luật về xâm hại tình dục đối với trẻ em theo quy định của BLHS 2015 sửa đổi, bổ sung 2017. Chỉ ranhững bất cập trong quy định của pháp luật, đồng thời đề ra các giải pháp góp phần hoàn thiện nhằm đểbảo vệ trẻ em khỏi các hàn vi xâm hại tình dục.Từ khoá: Bộ luật Hình sự, trẻ em, xâm hại tình dục.Từ khóa: Bộ luật Hình sự, trẻ em, xâm phạm tình dục.1. ĐẶT VẤN ĐỀTrong những năm gần đây, Nhà nước ta đã ban hành nhiều chính sác, văn bản pháp luật trực tiếp hoặc giántiếp liên quan đến bảo vệ các quyền trẻ em. Khoản 1 Điều 37 Hiến pháp 2013 cũng đã khẳng định: “Trẻ emđược Nhà nước, gia đình và xã hội bảo vệ, chăm sóc và giáo dục; được tham gia vào các vấn đề về trẻ em.Nghiêm cấm xâm hại, hành hạ, ngược đãi, bỏ mặc, lạm dụng, bóc lột sức lao động và những hành vi khácvi phạm quyền trẻ em”.Tuy nhiên, trong thời gian vừa qua, trên các phương tiện thông tin đại chúng và mạng xã hội đã phản ánhrất nhiều vụ việc xâm hại tình dục trẻ em ở nhiều địa phương, nhiều vụ việc chưa được xử lý hoặc xử lýkhông kịp thời, nghiêm minh gây nên bức xúc trong dư luận xã hội. Theo đó, có thể thấy tình hình tội phạmtình dục đối với trẻ em có xu hướng ngày càng gia tăng, gây tác động xấu cho xã hội.Theo báo cáo của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, từ tháng 6/2019 đến tháng 6/2021, cả nước có hơn4.000 trẻ em bị xâm hại, trong đó có hơn 3.600 trẻ là nữ. Cụ thể, số trẻ bị xâm hại từ tháng 6/2019 đếntháng 6/2020 là hơn 1.700 trường hợp, còn từ tháng 6/2020 đến tháng 6/2021 là hơn 2.200 trường hợp, tănghơn 430 trường hợp. Đối tượng xâm hại trẻ em trong 2 năm qua chủ yếu vẫn là nam giới (chiếm 95%), 2667trong đó, hơn 3.400 đối tượng trên 18 tuổi xâm hại trẻ em , chiếm 77%, thuộc đủ các ngành nghề, lĩnh vựckhác nhau [3].Có thể kể đến một số vụ việc điển hình, ngày 23/9/2021, Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội tiến hànhphiên xử phúc thẩm đối với bị cáo Vũ Đào (sinh năm 1964, ở phường Ngô Quyền, thị xã Sơn Tây, Hà Nội)về tội Hiếp dâm người dưới 16 tuổi. Bị hại trong vụ án là cháu N.B.N (sinh năm 2016) là cháu họ sốnggần nhà bị cáo. Theo bản án sơ thẩm của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội, đầu tháng 8/2020, cháu N vềsống cùng bà ngoại ở thị xã Sơn Tây. Chiều 8/10/2020, trước khi chở quần áo đi huyện Ba Vì bán cùngngười thân, bà ngoại cháu có gửi cháu N sang nhà Vũ Đào nhờ trông giúp. Tại đây, cháu N đã bị xâm hại[1]. Bà ngoại cháu N đã bất ngờ rút kháng cáo tăng nặng hình phạt đối với bị cáo. Lý do được đưa ra làgiữa người phụ nữ này với bị cáo có mối quan hệ họ hàng. Trước đề nghị của đại diện bị hại, Hội đồng xétxử phúc thẩm Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội đã chấp thuận, đồng thời tuyên bố đình chỉ xét xử phúcthẩm vụ án. Bị cáo Vũ Đào chỉ phải chấp hành 12 năm tù về tội Hiếp dâm người dưới 16 tuổi, theo đúngbản án sơ thẩm đã tuyên.Ngày 18/11, TAND tỉnh Cà Mau mở phiên toà xét xử sơ thẩm vụ án hình sự với 6 bị cáo gồm: Danh QuốcHuy (2003), Đặng Việt Khoa (2004), Trần Văn Cơ (2003), Nguyễn Phát Tài (1999), Trần Nhựt Linh (2000)và bị cáo Hà Khánh Duy (2004) cùng ngụ tại xã Khánh Tiến, huyện U Minh về tội hiếp dâm người dưới 16tuổi, theo Điều 142 BLHS 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 [2].Có thể thấy, qua những vụ việc trên, những “kẻ thú tính” gây ra các vụ xâm hại trẻ em không chỉ là ngườilạ mà còn cả những người thân trong gia đình, người quen, hàng xóm của nạn nhân. Đây là một hiện tượngsuy thoái về đạo đức, suy đồi về nhân cách và sự lệch lạc trong nhận thức, lối sống. Bên cạnh đó, đa phầncác nạn nhân đều quá nhỏ và không đủ nhận thức để đề phòng, trong khi đó, một số phụ huynh cứ nghĩrằng con mình còn nhỏ nên không có sự phòng bị nào cho con em. Chính vì thế mà vô tình để các đối tượngcó cơ hội thực hiện hành vi phạm tội.Khung pháp lý xử phạt đối tượng xâm hại tình dục trẻ em được ...

Tài liệu được xem nhiều: