Danh mục

Quyền sống trong luật hình sự Việt Nam

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 0.00 B      Lượt xem: 100      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết trình bày quyền sống trong pháp luật Việt Nam; Hình phạt tử hình trong pháp luật hình sự Việt Nam; Vấn đề duy trì hình phạt tử hình và bảo đảm quyền sống trong luật hình sự Việt Nam hiện nay.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Quyền sống trong luật hình sự Việt Nam QUYỀN SỐNG TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM ThS. Lê Khắc Đại1 Đặt vấn đề Quyền sống là quyền cơ bản của con người và được nhiều nhà tư tưởng thời cổ đại, các tôn giáo đề cập đến yêu cầu tôn trọng và bảo đảm quyền sống của con người, theo đó,không có bất kỳ tổ chức, cá nhân nào được quyền xâm phạm đến quyền sống của con người. Cùng với sự phát triển của văn minh nhân loại, nội dung quyền sống của con người ngày càng được cụ thể hóa trong pháp luật quốc gia cũng như pháp luật quốc tế, trong đó nhấn mạnh đến vai trò, trách nhiệm của nhà nước trong bảo đảm quyền sống của con người.Qquyền sống đã được ghi nhận trong nhiều văn kiện pháp lý quan trọng của quốc tế, của các quốc gia khác nhau và của nước ta như: Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền của Liên hợp quốc năm 1948; Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị của Liên hợp quốc năm 1966; Công ước quốc tế về quyền trẻ em của Liên hợp quốc năm 1989… Ngoài ra, quyền sống cũng được ghi nhận trong Tuyên ngôn độc lập của Hoa Kỳ cũng như trong Hiến pháp của nhiều quốc gia. Sự ghi nhận quyền sống trong các văn kiện pháp lý quốc tế và quốc gia đã tạo lập cơ sở pháp lý cho việc đấu tranh bảo vệ quyền sống của người. Bảo đảm quyền sống không chỉ là bảo đảm an toàn tính mạng mà còn phải bảo đảm các điều kiện sống an toàn, như quyền được an toàn, quyền được sống trong môi trường trong lành… Một trong những vấn đề thu hút sự quan tâm của dư luận trong thời gian gần đây là việc bãi bỏ hoặc hạn chế áp dụng hình phạt tử hình đối với hành vi phạm tội khi tiến hành sửa đổi, bổ sung Bộ luật Hình sự năm 1999 và sự tranh luận cũng chưa có hồi kết. Có quan điểm ủng hộ, có quan điểm phản đối và chúng ta có thể dễ dàng tìm thấy những “hạt nhân hợp lý” của các những quan điểm này. Song, việc duy trì, bãi bỏ hình phạt tử hình trong mối tương quan với việc bảo đảm quyền sống của con người và duy trì trật tự xã hội trong điều kiện kinh tế xã hội của Việt Nam cần phải được cân nhắc một cách thận trọng. 1. Quyền sống trong pháp luật Việt Nam Có thể khẳng định, việc ghi nhận quyền được sống trong pháp luật Việt Nam là kết quả của quá trình đấu tranh cách mạng, thể hiện quan điểm, lập trường của cuộc cách mạng giải phóng dân tộc.Trong bản “Tuyên ngôn Độc lập” do Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc tại Quảng trường Ba Đình lịch sử ngày 2 tháng 9 năm nhấn mạnh: “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; 1 Giảng viên Bộ môn Luật Công Pháp Quốc tế, Khoa Luật Quốc tế, Trường Đại học Luật, Đại học Huế 38 trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc.” Trong suốt cuộc trường chi đấu tranh giải phóng dân tộc, không mục đích nào cao cả hơn là giải phóng con người, bảo đảm cho con người có quyền sống. Trong các bản Hiến pháp Việt Nam vấn đề quyền con người (có những giai đoạn gọi là quyền công dân) cũng đã trực tiếp hoặc gián tiếp đề cập đến quyền sống của con người. Việc ghi nhận quyền sống trong pháp luật Việt Nam phản ánh sự nhận thức, ghi nhận phù hợp với sự phát triển và điều kiện kinh tế xã hội của Việt Nam. Hiến pháp năm 1946 đã dành sự quan tâm đặc biệt về vấn đề quyền con người, trong 70 điều thì có 18 điều quy định tập trung về nghĩa vụ và quyền lợi của công dân. Hiến pháp 1959 với 10 chương, 112 điều, trong đó có 21 điều quy định về quyền và nghĩa vụ của công dân. Hiến pháp năm 1980, có 29 điều quy định về quyền và nghĩa vụ của công dân. Trong công cuộc đổi mới ở Việt Nam, quyền con người là thành quả của cuộc đấu tranh lâu dài qua các thời đại của nhân dân lao động và các dân tộc bị áp bức trên thế giới và cũng là thành quả của cuộc đấu tranh làm chủ thiên nhiên; qua đó, quyền con người trở thành giá trị chung của nhân loại (Chỉ thị số 12-CT/TW ngày 12 tháng 7 năm 1992 về “Vấn đề quyền con người và quan điểm, chủ trương của Đảng ta” của Ban Bí thư Trung ương Đảng) đã thể hiện cách nhìn nhận mới về quyền con người trong bối cảnh mới. Do đó, Hiến pháp năm 1992 được sửa đổi, bổ sung năm 2001 thì chương quy định Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân gồm 34 điều. Hiến pháp 2013 - bản hiến pháp của quyền con người đã có nhiều nội dung mới về quyền con người, trong đó có quyền sống. Điều 19 Hiến pháp quy định Mọi người có quyền sống. Tính mạng con người được pháp luật bảo hộ. Không ai bị tước đoạt tính mạng trái luật. Hiến pháp cũng bổ sung một nguyên tắc hiến định đó là: Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng. (Điều 14). Có thể nói quy định về quyền sống trong Hiến pháp 2013 là một quy định mới hết sức tiến bộ khẳng định giá trị nhân văn của bản Hiến pháp nói chung cũng như sự xác lập quyền làm chủ của nhân dân đối với xã hội, nhân dân là chủ thể quyền lực tối cao. Đồng thời việc xác lập quyền sống còn khẳng định rằng Việt Nam chúng ta luôn luôn thực hiện một cách nghiêm túc và đầy đủ các cam kết quốc tế về nhân quyền đối với Liên Hiệp Quốc, chúng ta luôn thực hiện một cách nghiêm chỉnh các điều ước quốc tế về nhân quyền mà mình là thành viên. 39 Việc hiến định quyền sống là một trong những sự phát triển tiến bộ lớn trong chế định về quyền con người, quyền công dân, chứng tỏ rằng Nhà nước Việt Nam luôn quan tâm sâu sắc đến việc bảo vệ và thúc đẩy các quyền con người. Việc hiến định quyền sống cũng được xem là bước ghi nhận rõ rệt đối với những cam kết của Việt Nam trong việc tôn trọng và bảo vệ quyền được sống của tất cả mọi người, ngày càng phù hợp hơn với các điều ước quốc tế về nhân quyền. Nội dungquyền sống không chỉ là sự duy trì sự tồn tại về mặt sinh học mà còn bao gồm cả việc bảo ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: