Một vài phương pháp ghép cây hoa hồng
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Một vài phương pháp ghép cây hoa hồng Một vài phương pháp ghép cây hoa hồng Hoa hồng là một loài hoa đẹp nhất trong các loài hoa, được xem là biểu tượng của tình yêu và niềm hạnh phúc, nhưng nó cũng là loài hoa khó trồng. Khó không phải ở chỗ trồng cho cây mọc lên mà làm thế nào cây hồng đó cho được những đóa hoa to, đẹp. Hồng có nhiều loại, từ loại hoa nhỏ như hồng tỉ muội, hồng Huế, tường vi... đến những loạicho hoa to, màu đặc sắc như hồng Nhung màu đỏ thẫm (đang là giống hồng chủlực của thị trường Hà Nội), hồng Vàng (còn gọi là Joséphine theo tên hoàng hậuPháp, vợ của Napoléon Bonaparte), hồng Bạch, hồng Phấn (c òn có tên GraceKelly - vợ của ông hoàng Rainer de Monaco), hoa hồng B.B (theo tên minh tinhmàn bạc nổi tiếng của Pháp - Brigitte Bardot)... Mỗi loài hoa hồng đều có vẻ đẹpriêng, màu sắc riêng. Đó là những đóa hoa không thể thiếu trong các phòng khách,phòng tiếp tân và hơn nữa, chúng làm cho người tặng lẫn người nhận đều cảmthấy hạnh phúc.Nhưng còn người trồng hoa hồng? Họ cũng có cảm nhận hạnh phúc, có khi c ònnhiều hơn vì đây là những cây hoa hồng mà họ chăm sóc, trổ hoa, bắt đầu từ cáchchiết hay cách ghép.Các loài hoa hồng màu sẫm thường mọc mạnh hơn các loài hoa màu nhạt. Trừ cácgiống hồng địa phương, cho hoa không đẹp như hồng dây leo, hồng tỉ muội...nhưng lại có sức sống rất mạnh, thường được trồng bằng cách giâm cành còn đa sốcác giống hồng cho hoa lớn đều được gây giống bằng cách chiết hay cách ghép.Cây hồng chiết, mọc nhanh hơn, đâm cành nhiều nhưng hoa ít đẹp và không bềnbằng cây hồng ghép. Phương pháp ghép mang lại điều lợi là ta có được nhữnggiống hồng quý hoa to ngay trên những giống tầm thường nhưng sức sống mạnhvà đã thích hợp với thủy thổ địa phương. Hơn nữa, ta có thể tạo ra nhiều giốnghồng cho hoa khác nhau trên cùng một gốc ghép. Trong trường hợp này cần ghépmắt cây hồng có hoa yếu (màu nhạt) trước một thời gian rồi mới ghép mắt câymạnh (hoa sẫm màu) sau.Thời gian thuận tiện cho việc ghép cây hoa hồng thường là vào mùa mưa (phíanam nước ta) hay mùa xuân (phía bắc).Sau đây là những điểm chính của cách ghép hoa hồng:* Chọn gốc ghépThường dùng giống tầm xuân (Rosa canina), hồng sen (Rosa indica), hay hồngchùm (Rosa Multiflora) làm gốc ghép, vì chúng là những giống hồng khoẻ, khảnăng chống chịu sâu bệnh tốt.Gốc ghép được chuẩn bị bằng cách cắt từng đoạn, giâm cho ra rễ, các nhánh pháttriển khoảng 3 tháng là dùng để ghép được.* Chọn cànhChọn cành vừa tuổi, từ 7-10 cm tính từ mặt đất, trên cành này chọn chỗ không cógai, phía hướng đông, lau chùi bên ngoài vỏ cho sạch, rồi dùng dao thật bén rạchmột đường ngang và một đường dọc thành chữ T.* Chọn mắt ghépTrên cành của những giống hồng tốt mà ta muốn nhân giống, chọn cành tươngđương gốc ghép và chưa mọc nhánh, bứt lá, chọn những mắt vừa nhú mầm và mậpmạnh. Dùng dao bén gọt miếng vỏ gồm cả gỗ có mắt ở chính giữa, nhẹ tay tách vỏra khỏi phần gỗ sao cho đừng để mắt dính trên phần gỗ. Có thể cắt bớt 2 bên rìaphần vỏ này để vỏ vừa vặn với dấu rạch T ở gốc ghép.* Ghép mắt và chăm sócĐặt mắt vào gốc ghép sao cho phần vỏ có mắt đó vào giao điểm 2 đường rạch trêngốc ghép, mắt cách đường rạch ngang 0,5-1cm là vừa. Dùng dây nylon buộc chặtvà xuôi cho quá đầu vết vỏ rạch ở trên gốc ghép. Không nên buộc dây thành cục,dễ làm đọng nước nơi ghép. Khoảng 10-15 ngày sau tháo dây. Dùng dao lam tỉabỏ các mầm mọc ở gốc ghép và phần dưới mắt ghép.Trời nắng phải che mát nơi ghép. Cần tưới nước thường xuyên cho mắt ghép.Khi mắt phát triển thành mầm được 10-12cm thì cắt cành chịu ghép (của gốcghép) phía trên mắt từ 1-2cm. Dùng cây chói nhỏ và dây buộc gốc ghép, tránh layđộng.Từ đây, bắt đầu giai đoạn chăm sóc một cây hoa hồng./. ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
tài liệu nông nghiệp tài liệu trồng trọt kỹ thuật trồng trọt hoa hồng kỹ thuật nuôi trồngGợi ý tài liệu liên quan:
-
GIÁO TRÌNH KỸ THUẬT NUÔI NHUYỄN THỂ - CHƯƠNG VII SINH VẬT ĐỊCH HẠI VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ
5 trang 103 0 0 -
6 trang 102 0 0
-
Đặc Điểm Sinh Học Của Sò Huyết
5 trang 67 0 0 -
Giáo trình Hệ thống canh tác: Phần 2 - PGS.TS. Nguyễn Bảo Vệ, TS. Nguyễn Thị Xuân Thu
70 trang 59 0 0 -
Thuyết trình nhóm: Ứng dụng công nghệ chín chậm vào bảo quản trái cây
44 trang 57 0 0 -
GIÁO TRÌNH KỸ THUẬT NUÔI NHUYỄN THỂ - CHƯƠNG I : MỞ ĐẦU
10 trang 52 0 0 -
Một số giống ca cao phổ biến nhất hiện nay
4 trang 51 0 0 -
Giáo trình hình thành ứng dụng phân tích chất lượng nông sản bằng kỹ thuật điều chỉnh nhiệt p4
10 trang 51 0 0 -
Báo cáo thực tập tổng quan về cây rau cải xanh
9 trang 50 0 0 -
8 trang 48 0 0
-
4 trang 47 0 0
-
Quy trình bón phân hợp lý cho cây ăn quả
2 trang 43 0 0 -
Kỹ thuật trồng nấm rơm bằng khuôn gỗ
2 trang 41 0 0 -
THỨC ĂN VÀ PHƯƠNG PHÁP KIỂM SOÁT THỨC ĂN
4 trang 38 0 0 -
Kỹ thuật ương cá hương lên cá giống ba loài cá biển
6 trang 37 0 0 -
5 trang 36 1 0
-
BÙ LẠCH (BỌ TRĨ) - Rice Thrips
2 trang 35 0 0 -
Giáo trình Trồng trọt đại cương - Nguyễn Văn Minh
79 trang 35 0 0 -
2 trang 34 0 0
-
53 trang 33 0 0