Danh mục

Mức độ hiểu biết của người học tiếng Nhật về quán dụng ngữ liên quan đến bộ phận cơ thể ‒ trường hợp chữ thủ「手」

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.36 MB      Lượt xem: 5      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 1 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết Mức độ hiểu biết của người học tiếng Nhật về quán dụng ngữ liên quan đến bộ phận cơ thể ‒ trường hợp chữ thủ「手」phân tích một số vấn đề liên quan đến quán dụng ngữ dựa trên kết quả khảo sát mức độ hiểu biết của người học tiếng Nhật. Đặc biệt, nghiên cứu tập trung vào các quán dụng ngữ liên quan đến “tay”.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Mức độ hiểu biết của người học tiếng Nhật về quán dụng ngữ liên quan đến bộ phận cơ thể ‒ trường hợp chữ thủ「手」 MỨC ĐỘ HIỂU BIẾT CỦA NGƯỜI HỌC TIẾNG NHẬT VỀ QUÁN DỤNG NGỮ LIÊN QUAN ĐẾN BỘ PHẬN CƠ THỂ ‒ TRƯỜNG HỢP CHỮ THỦ「手」 Nguyễn Tri Nhân, Huỳnh Ngọc Châu An, Đỗ Lê Mai Phương, Võ Ngọc Thư, Nguyễn Thị Ngọc Xuyến* Viện Công nghệ Việt - Nhật, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh GVHD: ThS. Phạm Huỳnh Anh Việt, CN. Đồng Thị Ngọc Hạnh. TÓM TẮT Quán dụng ngữ đã không còn là đề tài mới mẻ trong giới tiếng Nhật. Tuy nhiên, có phải tất cả người học tiếng Nhật đều đã tiếp cận và sử dụng quán dụng ngữ hay không? Trong nghiên cứu này sẽ phân tích một số vấn đề liên quan đến quán dụng ngữ dựa trên kết quả khảo sát mức độ hiểu biết của người học tiếng Nhật. Đặc biệt, nghiên cứu tập trung vào các quán dụng ngữ liên quan đến “tay”. Kết quả khảo sát chỉ ra tần suất sử dụng quán dụng ngữ, cũng như sự quan tâm và khả năng tiếp cận quán dụng ngữ của người học, đặc biệt là các quán dụng ngữ liên quan đến bộ phận cơ thể - tay (手). Từ đó, đề xuất một số phương pháp học tập phù hợp với người học tiếng Nhật tại Việt Nam. Từ khóa: bộ phận cơ thể, mức độ hiểu biết về quán dụng ngữ, quán dụng ngữ, quán dụng ngữ về cơ thể, quán dụng ngữ về tay. Mở đầu Ngôn ngữ là công cụ giúp con người giao tiếp với nhau, hiểu biết lẫn nhau. Quán dụng ngữ thường xuất hiện rất nhiều trong đời sống hằng ngày, đặc biệt là trong giao tiếp và văn chương. Việc hiểu biết về quán dụng ngữ sẽ giúp ta nâng cao khả năng ngôn ngữ, hiểu rõ hơn về thói quen sử dụng từ ngữ trong tiếng Nhật. Chính vì thế, việc học và nắm vững quán dụng ngữ là thật sự cần thiết đối với người học tiếng Nhật. Nhận thấy sự quan trọng đó, nhóm nghiên cứu quyết định lựa chọn nghiên cứu về mức độ hiểu biết của người học tiếng Nhật về quán dụng ngữ, cụ thể trong bài viết này sẽ tập trung nghiên cứu quán dụng ngữ về “tay”. Bài viết làm rõ thực trạng hiểu biết của người học tiếng Nhật về quán dụng ngữ qua khảo sát ngữ nghĩa của một số những quán dụng ngữ thông dụng. Từ đó đề xuất một số giải pháp liên quan đến việc học quán dụng ngữ để giúp người học trau dồi và quan tâm hơn đối với việc học quán dụng ngữ. 1. Tổng quan đề tài 1.1 Khái niệm 1445 Quán dụng ngữ (慣用句) là những cụm từ được dùng từ rất lâu đời ở Nhật Bản và nó đã trở thành một thói quen trong đời sống. Quán dụng ngữ luôn luôn đi với nhau một cặp và được cấu tạo từ hai hoặc nhiều từ để biểu thị một ý nghĩa nhất định. Quán dụng ngữ là những cụm từ ghép có cấu tạo xuất phát từ một từ vựng thuộc bộ phận cơ thể con người ghép với những từ vựng khác tạo thành một từ vựng mới có nghĩa. Quán dụng ngữ mang một ý nghĩa sâu sắc, được xem như một yếu tố quan trọng trong việc tạo nên tính đa dạng của ngôn ngữ, và có tính hiệu quả cao trong việc truyền đạt. Thay vì phải giải thích một cách lòng vòng một sự tình nào đó thì việc sử dụng quán dụng ngữ sẽ biểu đạt được ý nghĩa một các ngắn gọn và đầy đủ. Phân tích ví dụ 1: 手が空く 手 が 空く + + Tay Trợ từ Tự động từ Nghĩa đen của cụm này có nghĩa là Không có gì trong tay, tay rỗng không. Nhưng khi hiểu theo nghĩa bóng, nghĩa ẩn dụ thì có nghĩa là: rảnh rỗi, rảnh tay. Và nếu ta thay đổi cấu trúc của 手が空く, ví dụ như động từ được đưa lên trước 手 và không có trợ từ, nó sẽ trở thành từ ghép 空手: Võ Karate Phân tích ví dụ 2: 手を組む 手 を 組む + + Tay Trợ từ Tha động từ Cũng như ví dụ 1, nếu nhìn vào từ vựng này thì ta sẽ thấy nó có nghĩa là ghép tay lại với nhau. Nhưng khi hiểu về nghĩa ẩn dụ thì nó có nghĩa là: hợp tác, bắt tay. Từ 2 ví dụ trên ta thấy được trợ từ góp phần quan trọng trong việc cấu tạo nên quán dụng ngữ khi chỉ cần lược bỏ, thay đổi trợ từ, thay đổi vị trí trật tự động từ trong câu thì nó sẽ trở thành một nghĩa khác. “Tay” là bộ phận phía trên của cơ thể người, từ vai đến các ngón, dùng để cầm, nắm; thường được coi là biểu tượng của lao động cụ thể của con người. Và khi từ “tay” thuộc trong kết cấu của quán dụng ngữ thì được ẩn dụ với các ý nghĩa liên quan đến: phương pháp, công cụ, mối quan hệ, công việc, kỹ thuật; năng lực. Ngoài ra cũng có khi tượng trưng cho con người, nơi chốn, thái độ. Vì thế để phỏng đoán ý nghĩa, có thể thử liên tưởng đến các nghĩa ẩn dụ có thể có và dựa vào ngữ cảnh câu để có căn cứ lựa chọn chính xác. 2.2 Các nghiên cứu có từ trước Sự phát triển của nghiên cứu quán dụng ngữ trong tiếng Nhật đã được xác nhận là đã trải qua một khoảng thời gian dài. Việc nghiên cứu quán dụng ngữ bắt đầu từ giai đoạn “nảy mầm” năm 1942, giai đoạn “tìm kiếm” từ năm 1970, giai đoạn “hình thành” từ những năm 1980, giai đoạn “phát triển” từ những năm 1990, và thậm chí nó đã tiếp tục phát triển sau năm 2000. Trong nghiên cứu về các đặc điểm của từ vựng, có nhiều nghiên cứu tập trung vào các khía cạnh định lượng và ngữ nghĩa (Tajima, 2003; Tanaka, 2002; Hirose, 2003). Ông Tajima chỉ ra hiệu quả của các phương 1446 pháp nghiên cứu sử dụng cả hai phương pháp này. Mặt khác, liên quan đến việc nghiên cứu quán dụng ngữ, quán dụng ngữ đặc biệt hoặc nhiều quán dụng ngữ có đặc điểm chung về hình thức và ý nghĩa. Mặc dù một số phân tích định lượng và ngữ nghĩa đã được thực hiện cho đến nay, không có phân tích định lượng và ngữ nghĩa cho toàn bộ thành ngữ. Nghiên cứu định lượng và nghiên cứu định tính có ý nghĩa quan trọng đối với việc nghiên cứu quán dụng ngữ. Thống kê dựa trên Từ điển tiếng Nhật về quán dụng ngữ bộ phận cơ thể 1 với khoảng 4000 quán dụng ...

Tài liệu được xem nhiều: