Danh mục

Mức độ nhạy cảm với kháng sinh của các trực khuẩn gram âm phân lập tại khoa điều trị tích cực Bệnh viện Bạch Mai

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 544.91 KB      Lượt xem: 4      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 4,000 VND Tải xuống file đầy đủ (8 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết Mức độ nhạy cảm với kháng sinh của các trực khuẩn gram âm phân lập tại khoa điều trị tích cực bệnh viện Bạch Mai trình bày nhiễm trùng do các trực khuẩn Gram âm đa kháng tại Khoa Điều trị tích cực là vấn đề đáng quan ngại. Nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định mức độ nhạy cảm với kháng sinh của A. baumannii, P. aeuginosa, K. pneumoniae và E. coli phân lập tại Khoa Hồi sức tích cực từ năm 2011 đến năm 2015 bằng kỹ thuật kháng sinh đồ khoanh giấy khuếch tán và E-test,... Mời các bạn cùng tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Mức độ nhạy cảm với kháng sinh của các trực khuẩn gram âm phân lập tại khoa điều trị tích cực Bệnh viện Bạch MaiTẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌCMỨC ĐỘ NHẠY CẢM VỚI KHÁNG SINH CỦA CÁC TRỰCKHUẨN GRAM ÂM PHÂN LẬP TẠI KHOA ĐIỀU TRỊ TÍCH CỰCBỆNH VIỆN BẠCH MAIPhạm Hồng Nhung¹,², Đào Xuân Cơ², Bùi Thị Hảo³¹Trường Đại học Y Hà Nội, ²Bệnh viện Bạch Mai, ³Học viện Y học Cổ truyềnNhiễm trùng do các trực khuẩn Gram âm đa kháng tại Khoa Điều trị tích cực là vấn đề đáng quan ngại.Nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định mức độ nhạy cảm với kháng sinh của A. baumannii, P. aeuginosa,K. pneumoniae và E. coli phân lập tại Khoa Hồi sức tích cực từ năm 2011 đến năm 2015 bằng kỹ thuật khángsinh đồ khoanh giấy khuếch tán và E-test. Các vi khuẩn trong nghiên cứu đã kháng ở mức độ cao với nhiềuloại kháng sinh thường được sử dụng trong điều trị nhưng còn nhạy cảm hoàn toàn với colistin. Kết quả nghiêncứu là cơ sở để dược sĩ lâm sàng và bác sĩ điều trị xây dựng được phác đồ điều trị kinh nghiệm phù hợp.Từ khoá: trực khuẩn Gram âm, kháng thuốc, hồi sức tích cựcI. ĐẶT VẤN ĐỀTrong hai thập kỷ qua, vấn đề đáng quanngại là sự gia tăng không đáng kể các kếtquả nghiên cứu và phát triển thêm các thuốckháng sinh mới bên cạnh sự gia tăng chóngmặt các chủng vi khuẩn kháng lại nhiều cácthuốc kháng sinh hiện có, đặc biệt là cácchủng vi khuẩn Gram âm đa kháng thuốcnhư Acinetobacter baumannii, Pseudomonasaeruginosa và Klebsiella pneumoniae [1]. Vaitrò gây bệnh các vi khuẩn Gram âm ngày càngcó chiều hướng gia tăng trên phạm vi toàn cầu,đặc biệt phổ biến nhất là ở các đơn vị hồi sứctích cực của các bệnh viện [2].Với sự xuất hiện của các chủng vi khuẩn đakháng thuốc, hoặc thậm chí toàn kháng thuốc,đồng thời ngày càng khan hiếm các dòngkháng sinh mới nên có thể nói, bệnh lý nhiễmĐịa chỉ liên hệ: Phạm Hồng Nhung, Trường Đại họcY Hà NộiEmail: hongnhung@hmu.edu.vnNgày nhận: 24/7/2017Ngày được chấp nhận: 29/9/2017TCNCYH 109 (4) - 2017khuẩn ngày càng trở nên khó điều trị hơn [3].Hiện nay, lựa chọn cuối cùng cho điều trị cácchủng vi khuẩn Gram âm đa kháng thuốc làcolistin, thuốc được xem như là liệu pháp “cứuhộ” [4; 5]. Colistin là kháng sinh cũ nhưngkhông được sử dụng trong thời gian dài do độctính của thuốc. Tuy nhiên, do sự xuất hiện củacác chủng vi khuẩn đa kháng thuốc, kháng lạimọi loại kháng sinh hiện có mà colistin đượctái sử dụng vào những năm gần đây [6; 7]. ỞViệt Nam, chỉ mới trong vòng một vài năm nay,colistin được phê duyệt và chính thức đượcđưa vào danh mục kháng sinh sử dụng trongbệnh viện. Colistin là một kháng sinh mà hoạttính tác dụng lại phụ thuộc rất lớn vào nồngđộ tức là phụ thuộc rất lớn vào liều điều trị vàliều điều trị cũng liên quan đến độc tính củathuốc cũng như sự hình thành các đột biếnkháng thuốc ở các chủng vi khuẩn [8; 9]. Trongcông thức tính liều điều trị, giá trị MIC cho từngchủng vi khuẩn phân lập được trên từng bệnhnhân, nếu có được, sẽ có thể tính toán được1TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌCliều điều trị hiệu quả và an toàn cho từng bệnhnhân [10].Việc xác định mức độ nhạy cảm với khángsinh của các chủng vi khuẩn Gram âm, đặc biệtlà giá trị MIC colistin theo thời gian là hết sứccần thiết để có thể xây dựng được hướng dẫnđiều trị theo kinh nghiệm, nhằm nâng cao tínhhiệu quả và an toàn cho điều trị nhiễm trùng docác trực khuẩn Gram âm. Do vậy, đề tài đượctiến hành với hai mục tiêu:1. Xác định mức độ nhạy cảm với khángsinh của các chủng vi khuẩn Gram âm thườngphân lập được tại Khoa Điều trị tích cực, Bệnhviện Bạch Mai từ năm 2011 - 2015.2. Xác định nồng độ ức chế tối thiểu củacác chủng P. aeruginosa và A. baumannii phânlập được tại Khoa Điều trị tích cực Bệnh việnBạch Mai từ năm 2012 - 2015.II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP1. Đối tượngTất cả các chủng trực khuẩn Gram âmthường gặp phân lập được ở các loại bệnhphẩm ở Khoa Điều trị tích cực bệnh viện BạchMai từ năm 2011 - 2015.Tiêu chuẩn loại trừ: Các chủng cùng phânlập ở một bệnh nhân nhưng ở các loại bệnhphẩm khác nhau chỉ được tính một lần.2. Phương pháp nghiên cứuCác chủng vi khuẩn phân lập từ các loạibệnh phẩm lâm sàng, được định danh bằnghệ thống tự động Vitek2 compact (Biomerieux)làm thử nghiệm kháng sinh đồ khoanh giấykhuếch tán. Giá trị MIC với colistin được xácđịnh bằng phương pháp E-test. Kết quả khángsinh đồ được phiên giải theo hướng dẫn củaCLSI M100 S25 [14]. Đây là các qui trình đượctiến hành theo qui trình xét nghiệm thường quicủa Khoa Vi sinh, Bệnh viện Bạch Mai [11].3. Đạo đức nghiên cứuNghiên cứu được tiến hành trên các chủngvi khuẩn, không can thiệp đến bệnh nhân.Kết quả nghiên cứu mang lại dữ liệu về thựctrạng và xu hướng đề kháng kháng sinh củacác chủng vi khuẩn gây bệnh theo thời gian, làcơ sở để xây dựng phác đồ điều trị theo kinhnghiệm cho phù hợp với từng giai đoạn.III. KẾT QUẢ1. Tình hình nhiễm trùngBảng 1. Phân bố các chủng vi khuẩn gây bệnh phổ biến nhất theo năm2011(n,%)2012(n,%)2013(n,%)2014(n,%)2015(n, ...

Tài liệu được xem nhiều: