Ứng dụng phương pháp AHP đánh giá mức độ tổn thương do thiên tai các xã thuộc thành phố Quy Nhơn, Bình Định
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ứng dụng phương pháp AHP đánh giá mức độ tổn thương do thiên tai các xã thuộc thành phố Quy Nhơn, Bình Định NGHIÊN CỨU & TRAO ĐỔI ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP AHP ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ TỔN THƯƠNG DO THIÊN TAI TẠI CÁC XÃ THUỘC THÀNH PHỐ QUY NHƠN, BÌNH ĐỊNH Phạm Thanh Long, Bùi Chí Nam, Nguyễn Văn Tín Phân viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu Đ ánh giá tính dễ tổn thương ở Việt Nam hiện nay thường áp dụng theo phương pháp khuyến cáo của IPCC, trong đó thiệt hại có quan hệ chặt chẽ với độ phơi lộ, độ nhạy và khả năng thích ứng. Tuy nhiên, các nghiên cứu về tính dễ tổn thương cho thấy co nhiều vấn đề khó khăn trong việc định lượng mức độ quan trọng của các yếu tố thành phần. Bài báo này trình bày kết quả của việc ứng dụng AHP để đánh giá tính dễ tổn thương của các xã thuộc thành phố Quy Nhơn. Các kết quả của nghiên cứu này bao gồm, các trọng số của các yếu tố thành phần như: mức độ phơi lộ, mức độ nhạy cảm, mức độ thích ứng và các chỉ số tổn thương của các xã ở thành phố Quy Nhơn. Từ khóa: Phương pháp AHP, mức độ tổn thương, thành phố Quy Nhơn 1. Mở đầu Để đánh giá tính dễ bị tổn thương phương pháp phân tích thứ bậc là phương pháp AHP do Thomas L. Saaty [2] đề xuất được sử dụng trong nghiên cứu này. Phương pháp phân tích thứ bậc (AHP), là kỹ thuật đưa ra quyết định mà ở đó có một số hữu hạn các lựa chọn, nhưng mỗi lựa chọn lại có những đặc tính khác nhau, khó khăn trong việc quyết định. AHP có thể giúp xác định và đánh giá lượng hóa các tiêu chí, phân tích các dữ liệu thu thập được theo các tiêu chí đó, và thúc đẩy việc ra quyết định nhanh, chính xác hơn. Bài báo trình bày việc sử dụng phương pháp AHP cho 4 xã thuộc thành phố Quy Nhơn. Việc ứng dụng phương pháp AHP để đánh giá tổn thương do thiên tai là cần thiết, góp phần quan trọng phòng tránh, giảm nhẹ thiên tai và tạo tiền đề cho việc xây dựng các giải pháp giảm nhẹ và hạn chế những tác hại của thiên tai đối với các xã bãi ngang ven biển Nam Trung Bộ. 2. Phương pháp thực hiện Tính tổn thương (V) [1] được coi là hàm của E (phơi lộ), S (độ nhạy) và AC (khả năng thích ứng): V = (E * S)/AC. Trong đó, trọng số của các biến số E, S, AC được xác định bằng phương pháp AHP. Phương pháp AHP giúp xử lí các vấn đề ra quyết định đa tiêu chuẩn phức tạp, cho phép người ra quyết định tập hợp được kiến thức chuyên gia, kết hợp được các dữ liệu khách quan và chủ quan trong một khuôn khổ thứ bậc logic. Hình 1. Sơ đồ đánh giá tổn thương do thiên tai Hình 2. Sơ đồ cấu trúc thứ bậc [2] 26 TẠP CHÍ KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN Số tháng 12 - 2015 Người đọc phản biện: PGS. TS. Nguyễn Viết Lành NGHIÊN CỨU & TRAO ĐỔI Để điền vào ma trận trên, người ta dùng thang đánh giá từ 1 - 9 như bảng 1. Trong đó aij là mức độ đánh giá giữa chỉ tiêu thứ i so với thứ j, với aij > 0, aij = 1/aij , aii = 1. Gọi wii là trọng số của nhân tố thứ i, wii được tính theo công thức sau: a ii wii n ¦a in i 1 Ma trận về ý kiến của các chuyên gia có thể được xác định bằng tỉ số nhất quán (consistency ratio – CR): Trong đó: CI là chỉ số nhất quán (Consistency Index); RI là chỉ số ngẫu nhiên. Trong đó λmax là giá trị riêng của ma trận so sánh; n là số nhân tố. Phương pháp AHP do sự nhất quán thông qua tỉ số nhất quán (CR), giá trị của tỉ số nhất quán tốt nhất là nhỏ hơn 10%, nếu lớn hơn, sự nhận định là ngẫu nhiên, cần được thực hiện lại. 5 5 5 5 § 5 ¨ ¦ w1n ¦ w2 n ¦ w3n ¦ w4 n ¦ w5 n 1¨n1 . n1 n1 n1 n1 n ¨ w11 w22 w33 w44 w55 ¨ © Omax · ¸ ¸ ¸ ¸ ¹ Bảng 1. Bảng so sánh cặp thông minh của Saaty [3] > 5 7 9 Quuan Quan Quan Q trӑng trrӑng trӑngg hѫn hѫn hѫ ѫn rҩt rҩtt rҩt nhiӅu nhiӅu nhhiӅu Bảng 2. Chỉ số ngẫu nhiên ứng với số nhân tố (RI) n 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 RI 0,00 0,00 0,58 0,90 1,12 1,24 1,32 1,41 1,45 1,49 1,51 1,48 1,56 1,57 1,59 Từ kết quả khảo sát, thu thập dữ liệu theo phương pháp xác định tính tổn thương theo IPCC, các yếu tố để xác định tính tổn thương cho khu vực nghiên cứu là 4 xã Nhơn Châu, Nhơn Lý, Nhơn Hội và Nhơn Hải bao gồm: a. MSức độ phơi lộ có 5 yếu tố: - E01: số lượng bão, ATNĐ gây thiệt hại đến các xã ở khu vực nghiên cứu; - E02: Cường độ lũ, diện tích ngập; - E03: Cực trị nhiệt độ; - E04: Cực trị lượng mưa; - E05: Số lượng các đợt hạn trong một giai đoạn. b. Mức độ nhạy cảm có 6 yếu tố: - S01: Tổng dân số, mật độ dân số; - S02: Tỉ lệ nam nữ; - S03: Tỉ lệ người già, người phụ thuộc; - S04: Tỉ lệ hộ nghèo, cận nghèo; - S05: Tỉ lệ hộ nông nghiệp, nuôi trồng thủy; - S06: Tỉ lệ dùng nước sạch càng lớn, mức độ nhạy cảm càng nhỏ. c. Khả năng thích ứng, có 10 yếu tố: - AC01: Nhận thức về thiên tai, BĐKH; - AC02: Trình độ học vấn. - AC03: Tỉ lệ hộ gia cố nhà mùa bão trước thiên tai; - AC04: Tích trữ lương thực trước mùa bão lũ; - AC05: Tỉ lệ cán bộ địa phương hiểu biết về phòng tránh thiên tai; - AC06: Cơ sở hạ tầng; - AC07: Phương tiện cứu nạn; - AC08: Mức độ hỗ trợ của chính quyền khi có thiên tai xảy ra; - AC09: Ngân sách cho phòng chống thiên tai; - AC10: Địa điểm tránh bão/lũ. 2.1. Phân cấp ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Tạp chí Khí tượng thủy văn Biến đổi khí hậu Phương pháp AHP Mức độ tổn thương do thiên tai Mức độ phơi lộ Mức độ nhạy cảm Mức độ thích ứngGợi ý tài liệu liên quan:
-
báo cáo chuyên đề GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
78 trang 288 0 0 -
Hạ tầng xanh – giải pháp bền vững cho thoát nước đô thị
17 trang 231 1 0 -
13 trang 210 0 0
-
Đồ án môn học: Bảo vệ môi trường không khí và xử lý khí thải
20 trang 193 0 0 -
Đề xuất mô hình quản lý rủi ro ngập lụt đô thị thích ứng với biến đổi khí hậu
2 trang 184 0 0 -
Bài tập cá nhân môn Biến đổi khí hậu
14 trang 181 0 0 -
161 trang 180 0 0
-
Bài giảng Cơ sở khoa học của biến đổi khí hậu (Đại cương về BĐKH) – Phần II: Bài 5 – ĐH KHTN Hà Nội
10 trang 166 0 0 -
15 trang 142 0 0
-
Dự báo tác động của biến đổi khí hậu đến thủy sản và đề xuất giải pháp thích ứng
62 trang 135 0 0 -
Phát triển sản xuất lúa gạo ở địa phương trong điều kiện biến đổi khí hậu
4 trang 134 0 0 -
Bài giảng Cơ sở khoa học của biến đổi khí hậu (Đại cương về BĐKH) – Phần II: Bài 3 – ĐH KHTN Hà Nội
22 trang 114 0 0 -
Hệ thống tuần hoàn (RAS) – xu hướng nuôi trồng thủy sản bền vững
10 trang 113 0 0 -
Sổ tay hướng dẫn kỹ thuật canh tác cây sầu riêng thích ứng với biến đổi khí hậu: Phần 2
48 trang 112 0 0 -
Tổng quan về hệ thống mô hình hóa telemac-mascaret và khả năng ứng dụng
5 trang 111 0 0 -
Nghiên cứu chế độ mưa, nhiệt tại vùng biển Vịnh Bắc Bộ từ dữ liệu vệ tinh
10 trang 109 0 0 -
41 trang 105 0 0
-
93 trang 102 0 0
-
Một số phương pháp tiếp cận giáo dục biến đổi khí hậu
4 trang 93 0 0 -
10 trang 90 0 0