Danh mục

Mười hai thành tố thiết yếu quyết định chất lượng xét nghiệm

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 817.46 KB      Lượt xem: 18      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Muốn đạt và duy trì chất lượng xét nghiệm thì cần phải tiến hành các hoạt động quản lý chất lượng, trong đó việc quan tâm đúng mức, phát huy các thành tố cần thiết sẽ quyết định sự thành công. Vì vậy, các tổ chức quốc tế hàng đầu như Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Trung tâm Phòng chống Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), Viện Tiêu chuẩn Lâm sàng và Phòng xét nghiệm Hoa Kỳ (CLSI), Tổ chức Chất lượng quốc tế (ISO),... đã đề xuất 12 thành tố thiết yếu cần quan tâm nhằm đảm bảo chất lượng xét nghiệm y học.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Mười hai thành tố thiết yếu quyết định chất lượng xét nghiệm T ÀN TỐ T ẾT YẾU QUYẾT ĐỊN C ẤT L ỢNG XÉT NG Ệ Trần ữu Tâm TÓ TẮT Trong tất cả các hoạt động nghiên cứu khoa học, sản xuất sản phẩm, cung cấp dịch vụ,... đều yêu cầu kết quả đầu ra đạt chất lượng. Riêng lĩnh vực xét nghiệm, yêu cầu chất lượng là vô cùng quan trọng, những phòng xét nghiệm khi thực hiện nghiêm túc những nguyên tắc đảm bảo và kiểm soát chất lượng sẽ mang lại cho bệnh nhân các kết quả tối ưu, tiết kiệm chi phí không chỉ của riêng bệnh nhân mà còn của xã hội, đặc biệt có những chi phí không thể tính toán bằng tiền, đó là sinh mạng hoặc sức khỏe của người bệnh. Muốn đạt và duy trì chất lượng xét nghiệm thì cần phải tiến hành các hoạt động quản lý chất lượng, trong đó việc quan tâm đúng mức, phát huy các thành tố cần thiết sẽ quyết định sự thành công. Vì vậy, các tổ chức quốc tế hàng đầu như Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Trung tâm Phòng chống Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), Viện Tiêu chuẩn Lâm sàng và Phòng xét nghiệm Hoa Kỳ (CLSI), Tổ chức Chất lượng quốc tế (ISO),... đã đề xuất 12 thành tố thiết yếu cần quan tâm nhằm đảm bảo chất lượng xét nghiệm y học. SUMMARY In scientific researches, supplying products, services,...the quality is always required in the out put. Particular in medical diagnosis, quality is very important, the laboratories who do the requirements in quality assurance and quality control seriously will supply the good results, that save much cost not only from the patients, but also from the community, especially, there is invaluable cost such as life or health of patients. To get and keep the quality in medical diagnosis, we need to do the quality management, in that case, enough concerning and expanding essential elements is the key of achievement. Therefore, the international reputation organizations such as World Health Organization (WHO), Center for Disease Control and Prevention (CDC), Clinical and Laboratory Standards Institute (CLSI), International Standard Organization (ISO),...suggested twelve essential elements need to be concerned to assure quality in medical diagnosis. 1. C ẤT L ỢNG VÀ QUẢN LÝ C ẤT L ỢNG 1.1. Chất lượng Chất lượng là một khái niệm tương đối trừu tượng, đã có rất nhiều ý kiến khác nhau và tranh cãi như thế nào là chất lượng, một sản phẩm hoặc dịch vụ như vậy đã chất lượng chưa,... Để làm rõ về phạm trù chất lượng, đã có nhiều khái niệm được đưa ra từ các chuyên gia như Joseph Juran, D. Crosby, W. Edward Deming,... và tổ chức quốc tế như Tổ chức Tiêu chuẩn quốc tế (ISO), Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). () TS.Trần Hữu Tâm – Giám đốc Trung tâm Kiểm chuẩn Xét nghiệm TP.HCM 1 Mặc dù có rất nhiều khái niệm khác nhau về chất lượng, nhưng tựu trung lại thì chất lượng là mục tiêu mà người cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ mong muốn tạo ra để đáp ứng và làm hài lòng người sử dụng hay khách hàng. Từ đó, chất lượng có thể được định nghĩa ngắn gọn hơn (Crosby, P. B. - 1996): “chất lượng là sự đáp ứng nhu cầu người sử dụng”. Như vậy, nếu một kết quả xét nghiệm không đáp ứng được nhu cầu bác sĩ, người bệnh (về thời gian, độ tin cậy,...) thì bị xem là sản phẩm kém chất lượng, cho dù nó được tạo ra từ một phòng xét nghiệm với nhiều trang thiết bị hiện đại, có nhiều chuyên gia hàng đầu. Tuy nhiên, khi đề cập đến chất lượng, không thể bỏ qua các yếu tố tương tác góp phần quan trọng đối với chất lượng như chuyên môn, giá cả, thời gian thực hiện. Vì vậy, cần đánh giá và quyết định phân bổ nguồn lực cho các yếu tố này hợp lý, từ đó sẽ tạo ra chất lượng tương xứng, tránh tình trạng lệch pha như chỉ tập trung cho một yếu tố (ví dụ chỉ quan tâm giá cao) thì sẽ ảnh hưởng đến sự thỏa mãn của khách hàng, đồng nghĩa với giảm chất lượng. Chuyên môn Chất lượng Thời gian Giá cả ình 1. Các yếu tố góp phần quan trọng đối với chất lượng Cần phân biệt giữa chất lượng và cấp chất lượng. Cấp chất lượng là “chủng loại hoặc thứ hạng của các yêu cầu chất lượng khác nhau đối với sản phẩm, dịch vụ hay hệ thống có cùng chức năng”. Ví dụ, để đánh giá chất lượng bệnh viện, trong Quyết định 4858/QĐ-BYT ngày 03/12/2013, Bộ Y tế quy định có năm mức chất lượng bệnh viện, như vậy mức 1 hoặc mức 5 là cấp chất lượng bệnh viện. 1.2. Quản lý chất lượng Chất lượng được hình thành từ việc tác động của hàng loạt các yếu tố liên quan chặt chẽ với nhau trong quá trình tạo ra sản phẩm hoặc dịch vụ, muốn đạt được chất lượng mong muốn phải quản lý thật tốt và đúng đắn các yếu tố này. Quản lý chất lượng (Quality management – QM): theo tiêu chuẩn ISO 9000:2005 (TCVN ISO 9000:2007), định nghĩa về quản lý chất lượng: “ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: