Danh mục

MƯỜI VẠN CÂU HỎI VỀ CƠ THỂ NGƯỜI

Số trang: 18      Loại file: pdf      Dung lượng: 278.69 KB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 9,000 VND Tải xuống file đầy đủ (18 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

181. Vì sao mật có sỏi? Ở bên phải bụng trên của cơ thể có một hệ thống đường mật gồm túi mật và ống mật, trong đó có dịch mật ( được sản xuất tại gan, mỗi ngày 50-100 ml). Dịch này được đưa vào đường ruột để giúp tiêu hóa thức ăn. Vậy vì sao trong mật lại có sỏi? Nói chung, người ta cho rằng, sự hình thành sỏi mật có ba điều kiện: - Tính chất dịch mật thay đổi, thành phần cholesteron hoặc sắc tố mật tăng lên, tạo nên sỏi cholesterol, sỏi sắc tố...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
MƯỜI VẠN CÂU HỎI VỀ CƠ THỂ NGƯỜI MƯỜI VẠN CÂU HỎI VỀ CƠ THỂ NGƯỜI181. Vì sao mật có sỏi?Ở bên phải bụng trên của cơ thể có một hệ thống đường mật gồm túi mật và ống mật,trong đó có dịch mật ( được sản xuất tại gan, mỗi ngày 50-100 ml). Dịch này được đưavào đường ruột để giúp tiêu hóa thức ăn. Vậy vì sao trong mật lại có sỏi?Nói chung, người ta cho rằng, sự hình thành sỏi mật có ba điều kiện:- Tính chất dịch mật thay đổi, thành phần cholesteron hoặc sắc tố mật tăng lên, tạo nênsỏi cholesterol, sỏi sắc tố mật hay sỏi hỗn hợp.- Hệ thống đường mật bị viêm hoặc có giun đũa làm tắc, khiến dịch mật không lưu thông,tích lại, thành sỏi.- Những hạt cholesterol hoặc sắc tố mật dần dần kết tụ, phát triển thành sỏi.Sỏi mật là bệnh thường gặp. Khi ăn thức ăn nhiều mỡ hay lượng vận động giảm đi, thànhphần dịch mật bị ảnh hưởng, hàm lượng cholestron, sắc tố mật tăng lên. Ngoài ra, hệthống đường mật có rất nhiều cơ hội để viêm. Đặc biệt là ở nông thôn, tỷ lệ bệnh giunđũa rất cao, dẫn đến giun đũa ống mật, làm cho dịch mật tích lại để hình thành sỏi. Mộtkhi sỏi mật hình thành sẽ ngày càng to thêm.Để ngăn ngừa bệnh sỏi mật, ta nên tránh ăn thức ăn nhiều mỡ để giảm thấp chất mỡ,cholesterol và sắc tố mật trong cơ thể. Ngoài ra, nên ăn rau tươi và hoa quả để tăng thêmvitamin; đây cũng là một biện pháp có hiệu quả để ngăn chặn sỏi mật.Việc tích cực vận động, tăng thêm công năng của các nội tạng không những đề phòngđược sỏi mật mà còn giúp giảm béo, tăng thêm sức đề kháng cho cơ thể để tránh viêm hệthống đường mật. Kịp thời chữa bệnh giun đũa hoặc bệnh viêm đường mật cũng là nhữngbiện pháp quan trọng để đề phòng sỏi mật.182. Hiếu động ở trẻ có phải là chứng hành động lung tung không?Có những trẻ em rất hiếu động, từ sáng đến tối ngoài thời gian ngủ ra thì hoạt động khôngngừng. Do đó, nhiều bậc bố mẹ cảm thấy lo lắng, cho rằng con mình mắc bệnh độngnhiều. Thực ra, trẻ em hiếu động là bẩm tính. Hiếu động không phải là chứng động nhiều.Hai trường hợp nên được phân biệt một cách rõ hơn để tránh ảnh hưởng đến sự lànhmạnh của con cái.Trong y học, trẻ em quá hiếu động, sức chú ý phân tán, kèm theo tính cách và hành viluôn thay đổi được coi là mắc chứng hay động. Theo kết quả điều tra ở mấy trường tiểuhọc Thượng Hải, tỷ lệ phát sinh chứng hay động ở trẻ em là khoảng 5 -13%. Nguyênnhân có thể do di truyền, não bị chấn thương hoặc môi trường gây nên.Những biểu hiện chủ yếu của bệnh gồm có: không tập trung được sự chú ý, động tác lặtvặt nhiều, một số có thể ít động, ngồi tĩnh một chỗ trong lớp học, nhưng tư tưởng lại đangmông lung không cố định. Loại trẻ em này hành động nhiều, nội dung hoạt động khôngrõ rệt, trong phòng học có thể tự ngồi gọt bút chì, cắn móng tay, nghịch sách vở làm ảnhhưởng đến các bạn chung quanh, thậm chí bất giác đánh nhau. Sau giờ học về nhà khôngđúng giờ, lang thang trên đường, phần nhiều học tập khó khăn, thậm chí lưu ban. Để bốmẹ dễ phân biệt trẻ em có mắc chứng động nhiều hay không, các bác sĩ đưa ra mấy tiêuchuẩn sau để phán đoán.1. Sức chú ý không tập trung (tối thiểu có 3 trong 5 mục sau):- Làm việc qua loa, không hoàn thành công việc theo từng bước.- Lên lớp không chú ý nghe giảng.- Sức chú ý dễ bị phân tán.- Không thể tập trung chú ý một thời gian dài để làm xong bài hoặc những việc khác.- Khi tham gia trò chơi cũng khó làm đầy đủ từ đầu đến cuối.2. Dễ bị xung động (có 3 trong 5 mục sau):- Làm việc thiếu suy nghĩ.- Nhiều lần bỏ dở việc này để chạy theo việc khác.- Không thể làm một việc một cách có thứ tự (không phải do năng lực nhận thức gâynên).- Thường gọi to vô cớ trong lớp học.- Khi chơi tập thể, không chờ được đến phiên mình.3. Hoạt động quá mức (tối thiểu có 2 mục trong 5 mục sau):- Hay chạy nhảy hoặc leo trèo.- Ngồi không yên hoặc đứng ngồi không ổn định.- Không thể ngồi yên ở chỗ của mình, nhấp nha nhấp nhổm.- Khi ngủ thường hay trở mình.- Hoạt động suốt từ sáng đến tối, không hề nghỉ ngơi.4. Bị một bệnh nào đó trước 7 tuổi, bệnh kéo dài trên 6 tháng.5. Loại trừ tất cả những nguyên nhân khác, kể cả nguyên nhân do giáo dục gia đìnhkhông thích đáng, hoặc có những hành vi giáo dục không thích hợp... gây nên, trẻ có biểuhiện phát triển trí tuệ rất chậm chạp.Một khi đã chẩn đoán chính xác trẻ em có chứng động nhiều, nên cải thiện môi trường,sửa đổi phương pháp giáo dục, kết hợp uống thuốc theo sự chỉ dẫn của bác sĩ. Chỉ cần trẻem, bố mẹ, thầy giáo và bác sĩ tích cực phối hợp với nhau thì hiệu quả chữa trị nói chunglà tốt, thậm chí có thể chữa khỏi hoàn toàn.183. Vì sao có người ngã nước?Trong cuộc sống thường ngày ta thường gặp trường hợp: người chuyển đến một vùngmới, vì môi trường địa lý đột nhiên thay đổi mà cảm thấy khẩu vị không hợp, mất ngủ,choáng đầu, uể oải, thậm chí người gầy đi, ỉa chảy, ngứa... Những hiện tượng này khôngphải do bệnh tật gây nên mà là do đột nhiên thay đổi môi trường, dân gian thường gọi làngã nước.Vì sao một người đang bình thường lại ngã nước? Ng ...

Tài liệu được xem nhiều: