Mười vạn câu hỏi vì sao Hóa học
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Mười vạn câu hỏi vì sao Hóa họcMười vạn câu hỏi vì sao Hóa học, phần 1.1. Làm thế nào để tạo khói màu trên sân khấu ?Trong các buổi biểu diễn ca nhạc hay trong các đám cưới,người ta thường tạo khói trắng bằng cách thả các viên đábăng khô (CO2 rắn) vào các ly đựng nước nóng. CO2 rắnthăng hoa nhanh, làm giảm nhiệt độ của vùng không khíxung quanh ly nước khiến cho hơi nước ngưng tụ tạo thànhđám sương mù màu trắng. Để tạo hiệu ứng khói màu, ngườita chiếu ánh sáng màu lên màn sương này.Khói trắng được tạo thành do nhiệt độ bị hạ xuống khiCO2 thăng hoa2. Vì sao nên bôi nước vôi vào vết côn trùng đốt ?Theo kinh nghiệm dân gian truyền lại thì khi bị côn trùngđốt, nếu bôi nước vôi vào vết đốt thì vết thương sẽ mất đivà không còn cảm giác ngứa rát nữa.Hiện tượng này, ngày nay hoá học đã giải thích được rõràng: trong nộc độc của một số côn trùng như: ong, kiến,muỗi… có chứa một lượng a xit fomic gây bỏng da vàđồng thời gây rát , ngứa. Ngoài ra, trong nọc độc ong còncó cả HCl, H3PO4, cholin… nên khi bị ong đốt, da sẽ phồngrộp lên và rất rát. Người ta vội lấy nước vôi trong hay dungdịch xút để bôi vào vết côn trùng đốt. Khi đó xảy ra phảnứng trung hoà làm cho vết phồng xẹp xuống và không còncảm giác rát ngứa.3. Làm thế nào để phân biệt muối iod và muối thường ?Muối iod ngoài thành phần chính là muối ăn (NaCl) còn cómột lượng nhỏ NaI (nhằm cung cấp iod cho cơ thể).Để phân biệt muối thường và muối iod ta vắt nước chanhvào muối, sau đó thêm vào một ít nước cơm. Nếu thấy màuxanh đậm xuất hiện chứng tỏ muối đó là muối iod.Giải thích: Nước chanh có môi trường axit. Trong môitrường axit, NaI không bền bị phân hủy một phần thành I2.I2 mới tạo thành tác dụng với hồ tinh bột có trong nướccơm tạo thành phức chất có màu xanh đậm.4. Vì sao UPSA C lại sủi bọt khi được cho vào nước ?Thành phần chính của viên UPSA C là vitamin C (axitascorbic) và natri hidrocacbonat (NaHCO3).Khi được cho vào nước thì viên thuốc sủi tan rất nhanhvà tạo nhiều bọt khíKhi ở trạng thái rắn, hai chất này không tác dụng với nhau.Nhưng khi viên UPSA C được cho vào nước, axit ascorbicvà NaHCO3 tan vào dung dịch và phản ứng với nhau, tạo rakhí CO2 dưới dạng bọt khí thoát ra từ trong lòng dung dịch,các bọt khí này làm hoạt chất của thuốc tan vào trong nướcnhanh hơn dạng viên nén thông thường.5. Chất gây nghiện là những chất gì ?Chất gây nghiện (hay còn gọi là ma túy) dù ở dạng nào khiđưa vào cơ thể con người đều có thể làm thay đổi một haynhiều chức năng sinh lí của cơ thể. Hóa học đã nghiên cứulàm rõ thành phần hóa học của những chất ma túy tự nhiên,ma túy nhân tạo và tác dụng sinh lí của chúng. Từ đó,chúng ta có thể sử dụng chúng như là một loại thuốc chữabệnh hoặc ngăn chặn tác hại của các chất gây nghiện.Ma túy gồm những chất bị cấm (như thuốc phiện, cần sa,heroin, cocain), một số thuốc được dùng theo chỉ dẫn củathầy thuốc (như moocphin, seduxen), những chất hiện naychưa bị cấm sử dụng (như thuốc lá, rượu…).Ma túy có tác dụng ức chế, giảm đau, kích thích mạnh mẽhoặc gây ảo giác. Chúng được phân loại theo nguồn gốc tựnhiên hay nhân tạo hoặc theo mức độ gây nghiện.Sau đây xin giới thiệu một số chất gây nghiện phổ biến.- Rượu (C2H5OH): Tùy thuộc nồng độ và cách sử dụng,rựou có thể tác dụng tốt hoặc làm suy yếu nghiêm trọng sứckhỏe con người. Với nhiều người, uống một lượng nhỏrượu cũng dẫn đến phản ứng chậm chạp, xử trí kém linhhoạt, thần kinh dễ bị kích động gây ra những trường hợpđáng tiếc như tai nạn, hành động bạo ngược… Khi uốngrượu đến giai đoạn say (nồng độ etanol trong máu từ 2-3g/ml) người ta thường bị rối loạn nhận thức, quá trình ứcchế giảm đồng thời làm tăng quá trình hưng phấn một cáchgiả tạo. Do đó người say sẽ nói nhiều, hoạt động nhiềunhưng thường chẳng đâu vào đâu, năng lực định hướng vềkhông gian và thời gian bị rối loạn. Ngoài ra, trong rượuthường chưa một chất độc hại là etanal CH3-CHO, gây nônnao khó chịu, nếu nồng độ cao có thể dẫn đến tử vong.- Nicotine (C10H14N2): có nhiều trong cây thuốc lá. Nó làchất lỏng sánh như dầu, không màu, có mùi thuốc lá, tanđược trong nước. Khi hút thuốc lá, nicotine thấm vào máuvà theo dòng máu đi vào phổi. Nicotine là một trong nhữngchất độc cực mạnh (từ 1 đến 2 giọt nicotine có thể giết chếtmột con chó), tính độc của nó có thể sánh với axitxianhidric HCN. Nicotine chỉ là một trong số các chất hóahọc độc hại có trong khói thuốc lá (trong khói thuốc lá cóchứa tới 1400 hợp chất hóa học khác nhau). Dung dịchnicotine trong nước được dùng làm thuốc trừ sâu cho câytrồng. Những người nghiện thuốc lá thường mắc bệnh ungthư phổi và những bệnh ung thư khác. CTCT của nicotine- Caffeine (C8H10N4O2): có nhiều trong hạt cà phê, lá chè.Caffeine là chất kết tinh không màu, vị đắng, tan trongnước và rượu. Caffeine dùng trong y học với lượng nhỏ cótác dụng gây kích thích thần kinh. Nếu dùng caffeine quámức sẽ gây bệnh mất ngủ và gây nghiện. ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
các câu hỏi hóa học hay mười vạn câu hỏi hóa học tính chất hóa học hiện tượng hóa học tài liệu về hóa họcGợi ý tài liệu liên quan:
-
Tiểu luận: Các nguồn nitrat nitrit vào trong thực phẩm
19 trang 77 1 0 -
8 trang 73 0 0
-
2 trang 54 0 0
-
HÓA ĐẠI CƯƠNG B2 - CHƯƠNG 7 ANCOL
33 trang 37 0 0 -
Bài giảng Hóa học - Chương 13: Nhóm VIIB
31 trang 32 0 0 -
28 trang 30 0 0
-
Phương pháp điều chế và Sử dụng hóa chất tinh khiết: Phần 1
312 trang 30 0 0 -
Tìm hiểu về Giải Nobel sinh lý hay y học từ 1901 đến 2007: Phần 2
414 trang 30 0 0 -
Khóa luận Nghiên cứu phản ứng oxi hoá - Khử trong chương trình hoá học phổ thông
73 trang 30 0 0 -
Máy tính học cách nhìn như người
3 trang 29 0 0 -
Nội dung ôn tập học kì 1 môn Hóa lớp 8 năm 2022-2023 - Trường THCS Trần Quốc Tuấn
6 trang 28 0 0 -
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn KHTN lớp 8 năm 2023-2024 - Trường THCS Dương Nội
6 trang 28 0 0 -
Bài giảng Hóa học - Chương 16: Nhóm IIB
22 trang 27 0 0 -
Bài giảng Hóa học vô cơ - Bài 2: Flo
8 trang 27 0 0 -
5 trang 26 0 0
-
9 trang 26 0 0
-
100 Câu trắc nghiệm hóa vô vơ môn hóa 12
8 trang 26 0 0 -
Một số phát minh quan trọng nhất về hoá học
8 trang 24 0 0 -
Đề thi trắc nghiệm học kì 2 môn hóa 12 đề 209
3 trang 24 0 0 -
Bài giảng Hóa học vô cơ - Bài 2: Oxi
13 trang 24 0 0