Các nhà khoa học Hàn Quốc vừa tìm ra phương pháp lọc ra khỏi máu các kim loại nặng nguy hiểm bằng cách sử dụng các thụ thể mang từ tính. Tiến sĩ Jong Hwa Jung, làm việc tại khoa Hóa, ĐH quốc gia Gyeongsang, trưởng nhóm nghiên cứu cho biết, các thụ thể đặc biệt này sẽ kết hợp chặt chẽ với các ion chì và sau đó có thể được lấy ra dễ dàng bằng nam châm, mang theo lượng chì mà nó đã thu được. ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Mười vạn câu hỏi vì sao Hóa học, phần 10. Mười vạn câu hỏi vì sao Hóa học, phần 10.22. Lọc chì trong máu bằng từ trườngCác nhà khoa học Hàn Quốc vừa tìm ra phương pháp lọc rakhỏi máu các kim loại nặng nguy hiểm bằng cách sử dụngcác thụ thể mang từ tính.Tiến sĩ Jong Hwa Jung, làm việc tại khoa Hóa, ĐH quốcgia Gyeongsang, trưởng nhóm nghiên cứu cho biết, các thụthể đặc biệt này sẽ kết hợp chặt chẽ với các ion chì và sauđó có thể được lấy ra dễ dàng bằng nam châm, mang theolượng chì mà nó đã thu được. Bằng phương pháp này họ đãcó thể lấy ra được 96% lượng ion chì trong các mẫu máuthí nghiệm.Phát kiến mới có thể mang lại một giải pháp lọc máuhiệu quả, an toàn trong điều trị nhiễm độc chìTrong một bài báo đăng trên tạp chí chuyên ngành,Angewandte Chemie International Edition, tiến sĩ Jong chobiết: “Về lý thuyết, quá trình tẩy độc diễn ra tương tự nhưmột quá trình thẩm tách máu. Máu được dẫn ra khỏi cơ thểvà đưa vào một khoang đặc biệt chứa các hạt từ tính tươngthích sinh học. Các hạt từ tính này có thể được lấy ra khỏimáu bằng cách sử dụng từ trường. Máu đã lọc sạch sau đóđược đưa trở lại vào cơ thể”.Ở các nước phát triển, nhiễm độc chì thường có nguyênnhân nghề nghiệp, nhất là đối với những đối tượng khôngđược trang bị bảo hộ lao động tốt, ví dụ như những ngườithợ sơn hoặc những người bán xăng dầu. Còn ở nhữngnước đang phát triển như ở Việt Nam thì nhiễm độc chì cóthể xuất phát từ sự ô nhiễm môi trường, tái chế rác thảicông nghiệp,…Đôi khi trẻ em cũng là đối tượng bị nhiễm độc chì do ngườilớn bất cẩn trong việc chăm sóc. Những trẻ nhiễm độc chìcó thể sẽ bị thiếu máu, yếu cơ hoặc thậm chí là tổn thươngnão. Do đó các phương pháp tẩy độc an toàn có ý nghĩa rấtquan trọng.Theo Báo Đất Việt (Reuters)23. Vật liệu siêu bền từ tơ nhệnTơ nhện vốn đã cứng và nhẹ hơn thép, song giờ đây cácnhà khoa học lại tìm ra cách tăng độ cứng của nó lên ba lầnbằng cách cho thêm một lượng nhỏ kim loại. Tơ nhện là loại polymer bền nhất trong tự nhiênKỹ thuật này có thể giúp chúng ta tạo ra loại sợi siêu cứngvà các vật liệu cao cấp trong lĩnh vực y tế (chế tạo xươngvà gân nhân tạo). “Nó cũng giúp chúng tôi sản xuất chỉ siêubền dành cho các ca phẫu thuật”, Seung-Mo Lee, mộtchuyên gia của Viện nghiên cứu Max Planck về cấu trúcvật lý vi mô (Đức), phát biểu.Lee và cộng sự phát hiện ra rằng việc bổ sung kẽm, titan vànhôm vào tơ nhện sẽ giúp nó tăng độ cứng và khả năng dátmỏng. Nhóm nghiên cứu đã phủ một lớp kim loại cựcmỏng bên ngoài sợi tơ nhện và tạo điều kiện để một số ionkim loại xâm nhập vào sợi. Sau khi lọt vào bên trong, ionkim loại sẽ tương tác với cấu trúc protein của tơ.Lee cho biết ông sẽ thử cho thêm một số chất khác nhưTeflon (một loại polymer nhân tạo), để xem chúng có giúptơ nhện cứng và dai hơn hay không. Trước đó, một sốnghiên cứu cho thấy nguyên tử kim loại tồn tại trong nhữngphần cứng nhất trên cơ thể vài loài côn trùng. Chẳng hạn,hàm của châu chấu và kiến xén lá đều chứa nhiều kẽm.Kim loại này giúp hàm của chúng cứng và dai.Giới khoa học đã chú ý tới tơ nhện từ lâu song sản xuất nóở quy mô lớn không phải việc dễ dàng, vì nhện có xuhướng ăn thịt nhau nếu sống trong điều kiện nuôi nhốt. Dođó, nhiều chuyên gia vật liệu đã tìm kiếm cách chế tạo tơmà không cần nhện bằng cách bắt chước kỹ thuật xe tơ củachúng.Theo VnExpress24. Biến kim loại thành trong suốtNatri là kim loại mềm, nhẹ, màu trắng bạc, có phản ứnghóa học mạnh nên không thể tìm thấy ở dạng tự do trongthiên nhiên. Natri nổi trong nước và có phản ứng mãnh liệtvới nước, tạo ra hydro và các ion hydroxit. Nếu được chếthành dạng bột đủ mịn, Natri sẽ tự bốc cháy trong nước.Tuy nhiên, nó không bốc cháy trong không khí có nhiệt độdưới 115oC.Các nhà khoa học Mỹ và Trung Quốc vừa pháthiện ra dạng trong suốt của Natri (Na) sau khi đưa nguyêntố này vào môi trường có áp suất cao. Na sẽ trở nên trong suốt dưới áp suất cực lớn“Chúng ta đều biết rằng dưới sức nén đủ lớn tất cả vật chấtđều trở nên rắn như kim loại. Trên sao Thổ và sao Mộc,ngay cả hidro cũng biến thành kim loại do tác động của ápsuất và nhiệt độ cực lớn”, Artem Oganov, giáo sư bộ môntinh thể học lý thuyết của Đại học Stony Brook (Mỹ) chobiết.Dưới áp suất khí quyển Natri có màu trắng. Tuy nhiên, giáosư vật lý Yanming Ma của Đại học Cát Lâm (Trung Quốc)dự đoán rằng cấu trúc tinh thể bất thường của Natri khiếnnó trở nên trong suốt và có khả năng cách điện dưới áp suấtcao. Ma đã chứng minh được rằng dưới sức nén cực lớn,nguyên tử Natri đẩy các điện tử (electron) bên ngoài vàocác “hố” nằm giữa những nguyên tử.“Khi lọt vào những hố này electron không thể thoát ra.Chúng có vai trò giống như các nguyên tử giả mạo và điềuđó khiến trạng thái rắn biến mất”, giáo sư Ma giải thích.Kết quả thí nghiệm cho thấy, khi áp suất tăng lên trên mức1 triệu atm, Natri chuyển dần sang màu đen. Ở mức 2 triệuatm, Natri biến thành màu đỏ trong suốt. Nếu áp suất tiếptục tăng, kim loạ ...