Danh mục

Nấm Mối

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 154.10 KB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Công dụng: Nấm mối là một nguồn thực phẩm đặc biệt. Có thể chế biến thành nhiều món khác nhau. Miền Bắc thường chỉ xào hoặc nấu canh. Còn đồng bào miền Nam có nhiều cách chế biến phong phú như xào, kho, nấu canh. Các món: canh nấm nấu với nước cốt dừa, lá cách; dùng nấm búp kho với cá bống; nấm mối xào chấm với muối ớt; nấm búp to gói lá cách nướng; nấm mối xào thịt lợn và tôm; nấm mối nấu với gan lợn và trứng chim cút; và làm bánh xèo nấm mối....
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nấm Mối Nấm Mối Công dụng: Nấm mối là một nguồn thực phẩm đặc biệt. Có thể chế biến thành nhiều món khác nhau. Miền Bắc thường chỉ xào hoặc nấu canh. Còn đồng bào miền Nam có nhiều cách chế biến phong phú như xào, kho, nấu canh. Các món: canh nấm nấu với nước cốt dừa, lá cách; dùng nấm búp kho với cá bống; nấm mối xào chấm với muối ớt; nấm búp to gói lá cách nướng; nấm mối xào thịt lợn và tôm; nấm mối nấu với gan lợn và trứng chim cút; và làm bánh xèo nấm mối. Ngoài ra, món cháo nấm mối cũng được bà con rất ưa thích... Ở Côn Minh (Trung Quốc) hàng năm vào mùa nấm từ tháng 7 đến tháng 9, nhân dân thường vào rừng thu hái nấm mối, chở trên những xe tải con đem ra chợ bán. Hình thái: Tên chi của nấm mối là Termitomyces, bắt nguồn từ chữ Termites: con mối; myces: nấm. Mũ nấm có đường kính từ 6-15 cm, chất thịt, hình nón với đỉnh nhọn có tác dụng như mũ khoan để nấm nhô lên trên mặt đất, trải phẳng khi trưởng thành, nhưng vẫn giữ chóp nhọn có màu nâu tối và nhạt dần đến trắng nâu ở mép. Mũ hơi dính, có lông tơ mịn, đôi khi rách và có những đường phóng xạ từ tâm tới mép. Thịt nấm chắc, dày, hơi ròn, có mùi thơm dịu. Sợi nấm không có khoá. Phiến tự do, không đồng đều, màu trắng đến sắc thái hồng nhạt, rộng 3-13 mm. Cuống ở giữa, đôi khi hơi lệch dài 7-16 cm, rộng 11-15 mm, ròn, chắc dai, phần gốc hơi phồng to, có khi đến 3,2 cm. Phần ở trên màu trắng, phần dưới cắm xuống đất như rễ giả (pseudorhiza) sâu vào trong đất, có khi dài tới 20-30 cm. Đảm hình chuỳ, không màu. Kích thước 18-26 x 6- 8 µm. Bào tử hình bầu dục thót một đầu, nhẵn, trong suốt không có tinh bột. Kích thước: 6,5-8 x 4,5-6 µm. Bụi bào tử màu hồng nhạt. Phân bố: - Việt Nam: Lai Châu, Điện Biên, Lào Cai, Yên Bái, Tuyên Quang, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Hải Phòng (huyện đảo Cát Bà), Bắc Giang, Hà Nội, Hà Tây, Hoà Bình, Ninh Bình, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Khánh Hoà, Phú Yên, Lâm Đồng, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đồng Nai, Tây Ninh, Bà Rịa-Vũng Tàu, Cà Mau. - Thế giới: Lào, Campuchia, Trung Quốc, Thái Lan, Châu Phi (Công Gô, Chi Nê, Ca-mơ-run, Cote d’lvoire). Đặc điểm sinh học: Nói chung, nấm mối ở nước ta xuất hiện vào mùa nóng ẩm. Tuy nhiên, mỗi vùng có khác nhau. Miền Bắc vào mùa hè, Tây Nguyên từ tháng 6 đến tháng 8. Vùng Đông Nam Bộ bắt đầu từ Tết Đoan Ngọ (mùng 5 tháng 5 âm lịch), ở vùng này còn lưu truyền câu “Trên đời không có gì mê bằng đi hái nấm mối mùng 5”. Tuy nhiên, cho đến tháng 11 năm 2003, chúng tôi vẫn thu được nấm mối ở chân đèo Cả - Phú Yên. Nấm thường mọc thành đám lớn trên tổ kiến, tổ mối ở trong rừng, ven rừng, trong vườn, gò đất ngoài cánh đồng vào mùa hè. Ngoài loài Termitomyces eurrhizus, ở nước ta còn có hai loài T. clypeatus và T. striatus cũng được nhân dân ta gọi là nấm mối và thu hái làm thực phẩm. Đối với những loài mối, hầu như con người chỉ biết đến mặt có hại của chúng: mối làm tổ trong thân đê, nếu không phát hiện có nguy cơ bị vỡ đê. Các công trình kiến trúc bằng gỗ và các vật liệu bằng xenlulô rất dễ bị mối phá hoại một cách nhanh chóng. Còn mặt lợi của mối thì ít người được biết đến. Mối đã trồng nấm làm thực phẩm cho con người sử dụng. Có thể nói, mối là một trong những sinh vật đầu tiên trên thế giới trồng nấm, bởi vì mối xuất hiện trên trái đất trước loài người ít ra hàng vài trăm triệu năm. Tuy nhiên, không phải loài mối nào cũng trồng được nấm, có những loài mối điển hình trồng nấm như: Macrotermes annadalei, Microtermes dimophus. Quan hệ giữa mối và nấm Termitomyces là mối quan hệ cộng sinh bắt buộc. Mối dùng thức ăn để làm nên giá thể (vườn nấm) cho nấm Termitomyces phát triển, còn nấm là nguồn cung cấp cellulose, vitamin, nitơ và phốt pho cho mối.

Tài liệu được xem nhiều: