Nâng cao hiệu quả giảng dạy môn Toán theo hướng dạy học tích hợp tại Trường Đại học Thủy Lợi
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nâng cao hiệu quả giảng dạy môn Toán theo hướng dạy học tích hợp tại Trường Đại học Thủy Lợi NATIONAL ACADEMY OF EDUCATION MANAGEMENT DOI: 10.53750/jem22.v14.n9.42 Journal of Education Management, 2022, Vol. 14, No. 9, pp. 42-47 This paper is available online at http://jem.naem.edu.vn NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIẢNG DẠY MÔN TOÁN THEO HƯỚNG DẠY HỌC TÍCH HỢP TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI Phạm Xuân Trung1 Tóm tắt. Nhằm nâng cao chất lượng dạy và học ngành kỹ thuật, từ năm 2020 trường đại học Thủy Lợi đã ban hành một số chương trình đào tạo bậc đại học theo phương pháp tiếp cận CDIO (Conceive - Design - Implement - Operate). Chương trình đào tạo của các ngành khác cũng có nhiều sự đổi mới theo hướng đáp ứng chuẩn đầu ra. Nhằm giúp người học phát triển toàn diện với các “kỹ năng cứng” và “kỹ năng mềm” để nhanh chóng thích ứng với môi trường làm việc luôn thay đổi, các môn toán học - thuộc khối kiến thức giáo dục đại cương trong cấu trúc chương trình đào tạo - cũng cần phải có sự thay đổi. Bài viết này trình bày giải pháp nâng cao hiệu quả giảng dạy các môn toán bậc đại học cho các ngành kỹ thuật theo hướng dạy học tích hợp tại trường đại học Thủy Lợi. Kết quả nghiên cứu này cũng gợi mở đề xuất giải pháp tích hợp các môn toán bậc đại học đối với các ngành khác. Từ khóa: Dạy học tích hợp, tích hợp nội môn, tích hợp theo phương pháp liên môn.1. Đặt vấn đề Trường đại học Thủy Lợi - trường đa ngành với truyền thống là các ngành kỹ thuật. Nhằm nâng cao chấtlượng dạy và học cho các ngành kỹ thuật, Nhà trường đã từng bước xây dựng một số chương trình đào tạobậc đại học theo cách tiếp cận CDIO [7], [8], [9]. Được bắt nguồn từ Viện công nghệ MIT (Mỹ) và 3 trường đại học Thụy Điển vào năm 2000. CDIO(Conceive - hình thành ý tưởng; Design - thiết kế; Implement - thực hiện; Operate - vận hành) là phươngpháp tiếp cận nhằm nâng cao chất lượng đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội trên cơ sở xác định chuẩn đầu ra đểthiết kế chương trình và triển khai đào tạo theo một quy trình khoa học. Quy trình này được xây dựng mộtcách khoa học, hợp lý, logic, có thể áp dụng cho nhiều lĩnh vực đào tạo khác nhau. Đặc điểm nổi bật của phương pháp đào tạo theo CDIO là học tập tích hợp và trải nghiệm chủ động. Quahọc tập tích hợp, người học sẽ học được các kĩ năng như: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm, kỹnăng chế tạo sản phẩm, xây dựng quy trình và hệ thống cùng với kiến thức chuyên ngành trong chương trìnhđào tạo chú trọng thực hành chuyên nghiệp, bài bản. Học tập tích hợp có ưu điểm là cho phép người học tậndụng thời gian để vừa học kiến thức, vừa học kĩ năng ứng dụng [3]. Trong cấu trúc chương trình đào tạo, các môn toán học thuộc khối kiến thức giáo dục đại cương. Thờilượng dành cho các môn toán tương đối lớn, dao động từ 10 đến 15 tín chỉ. Ngoài ra, trong khối kiến thứccơ sở ngành cũng có một số môn học mà nội dung liên quan đến toán học chiếm tỷ trọng lớn [7], [8], [9].Thực tế này đòi hỏi việc đào tạo các môn toán theo cách tiếp cận CDIO cần nhiều sự thay đổi đảm bảo cáccông đoạn của quá trình đào tạo có tính liên thông và gắn kết chặt chẽ. Cùng với xu thế đổi mới chương trình dạy học theo hướng tích hợp, việc dạy học tích hợp ngày càngđược áp dụng một cách sâu rộng. Để đáp ứng yêu cầu từ thực tế, cùng với sự tiến bộ của khoa học-công nghệ, dạy học tích hợp các môntoán được xem là một giải pháp nâng cao chất lượng dạy học. Trong bài báo này tác giả trình bày nghiênNgày nhận bài: 02/08/2022. Ngày nhận đăng: 27/09/2022.1 Bộ môn Toán học, Trường đại học Thủy Lợie-mail: trungpx@tlu.edu.vn42Ý KIẾN - TRAO ĐỔI JEM., Vol. 14 (2022), No. 9.cứu và đưa ra một số giải pháp tích hợp các môn toán đáp ứng đào tạo theo cách tiếp cận CDIO tại trườngđại học Thủy Lợi.2. Cơ sở lý luận của dạy học tích hợp Khái niệm dạy học tích hợp: Từ các môn học truyền thống tiến hành lồng ghép các nội dung cần thiếtvào những nội dung vốn có của một môn học để xây dựng môn học tích hợp. Giáo viên chuyển tải đến ngườihọc những chủ đề môn học tích hợp thông qua các hình thức truyền đạt như trình chiếu, giảng dạy, thảoluận, dạy học theo dự án. Mục đích của dạy học tích hợp: Hướng đến hình thành cho người học các năng lực, phẩm chất chungvà năng lực, phẩm chất đặc thù theo môn học, đặc biệt là năng lực chiếm lĩnh và vận dụng kiến thức vàothực tiễn. Khuyến khích người học học một cách toàn diện, tích cực, chủ động hơn (không chỉ là kiến thứcchuyên môn mà còn học năng lực ứng dụng các kiến thức đó). Đặc điểm của dạy học tích hợp: + Lấy người học làm trung tâm: người học là chủ thể của hoạt động học. Từ đó, giáo viên tổ chức quátrình dạy học thành quá trình tự học, quá trình cá nhân hóa người học. + Định hướng đầu ra: chú ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Giảng dạy môn Toán Dạy học tích hợp Dạy học tích hợp nội môn tích hợp theo phương pháp liên môn Trường Đại học Thủy Lợi Phương pháp giảng dạy môn ToánGợi ý tài liệu liên quan:
-
284 trang 147 0 0
-
10 trang 108 0 0
-
Đề tài: Vân dụng dạy học tích hợp vào phân môn vẽ kỹ thuật môn công nghệ lớp 11
15 trang 74 0 0 -
15 trang 57 0 0
-
9 trang 49 0 0
-
Thiết kế tình huống dạy học tích hợp Toán - Lí (chủ đề Vecto) ở trường trung học phổ thông
7 trang 44 0 0 -
Thực trạng phát triển năng lực dạy học tích hợp cho sinh viên ngành giáo dục tiểu học
9 trang 43 0 0 -
Dạy học tích hợp tài liệu giáo dục địa phương tỉnh Trà Vinh lớp 1, 2, 3
3 trang 36 1 0 -
Vận dụng trò chơi ngôn ngữ vào dạy học Tiếng Việt ở trung học phổ thông
10 trang 33 0 0 -
Quy trình thiết kế và tổ chức dạy học trải nghiệm trong môn Hóa học THPT
13 trang 31 0 0 -
Một số ý tưởng phát triển nội dung số nguyên lớp 6 theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018
3 trang 29 0 0 -
65 trang 29 0 0
-
Tích hợp Toán với Vật lí trong dạy học chủ đề Hàm số và Đồ thị ở lớp 10
6 trang 28 0 0 -
28 trang 28 0 0
-
Dạy học tích hợp đọc và viết văn bản thông tin – kiểu văn bản quảng cáo
8 trang 27 0 0 -
Một số biện pháp phát triển năng lực dạy học tích hợp cho sinh viên ngành Sư phạm Toán
5 trang 27 0 0 -
Quản lý hoạt động dạy học tích hợp môn Lịch sử và Địa lí ở trường trung học cơ sở
3 trang 25 0 0 -
17 trang 24 0 0
-
2 trang 24 0 0
-
8 trang 23 0 0