Nâng cao kỹ năng phiên dịch tiếng Nhật đáp ứng tiêu chí của nhà tuyển dụng Nhật Bản
Số trang: 7
Loại file: pdf
Dung lượng: 641.14 KB
Lượt xem: 12
Lượt tải: 0
Xem trước 1 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết Nâng cao kỹ năng phiên dịch tiếng Nhật đáp ứng tiêu chí của nhà tuyển dụng Nhật Bản nghiên cứu tập trung phân tích kỹ năng phiên dịch của sinh viên, tìm ra những điểm hạn chế từ những khảo sát thực tế và đưa ra một số biện pháp cụ thể để cải thiện các kỹ năng cần thiết, hướng đến mục tiêu là các nhà tuyển dụng Nhật Bản.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nâng cao kỹ năng phiên dịch tiếng Nhật đáp ứng tiêu chí của nhà tuyển dụng Nhật Bản NÂNG CAO KỸ NĂNG PHIÊN DỊCH TIẾNG NHẬT ĐÁP ỨNG TIÊU CHÍ CỦA NHÀ TUYỂN DỤNG NHẬT BẢN Nguyễn Phan Hạnh Nguyên, Nguyễn Võ Thuỳ Ngân, Phạm Thị Kim Chi, Phạm Tử Duy và Phạm Mai Kiều Tân Khoa Nhật Bản học, Trường Đại học Công Nghệ TP. Hồ Chí Minh (HUTECH) GVHD: ThS. Lưu Thế Bảo Anh TÓM TẮT Ngày nay, có rất nhiều doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư vào thị trường Việt Nam và để cung ứng cho thị trường thì đòi hỏi phải đào tạo được một nguồn nhân lực có chất lượng cao. Với mục đích tìm hiểu các kỹ năng cơ bản của phiên dịch, đồng thời phân tích khả năng đáp ứng tiêu chí của các doanh nghiệp Nhật Bản, từ đó đề xuất một số biện pháp nâng cao kỹ năng phiên dịch đối với sinh viên đã và đang học chuyên ngành biên-phiên dịch của khoa Nhật Bản học tại trường Đại học Công Nghệ Tp. Hồ Chí Minh. Bằng các phương pháp như tổng hợp lý thuyết, thống kê định lượng và hệ thống cấu trúc, bài nghiên cứu tập trung phân tích kỹ năng phiên dịch của sinh viên, tìm ra những điểm hạn chế từ những khảo sát thực tế và đưa ra một số biện pháp cụ thể để cải thiện các kỹ năng cần thiết, hướng đến mục tiêu là các nhà tuyển dụng Nhật Bản. Từ khóa: kỹ năng phiên dịch, nâng cao kỹ năng, phiên dịch tiếng Nhật, tiêu chí tuyển dụng, tuyển dụng Nhật Bản. 1. KHÁI NIỆM HÓA Kỹ năng phiên dịch là khả năng vận dụng thực tế, chuyển đổi từ ngôn ngữ nguồn sang ngôn ngữ đích một cách linh hoạt, tốt nhất. Tiêu chí của nhà tuyển dụng là những chuẩn mực do người có thẩm quyền trong doanh nghiệp đề ra để sàng lọc và tuyển chọn những người có đủ năng lực đáp ứng công việc mà doanh nghiệp đang cần. Tuyển dụng là một bước cụ thể để thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp, người tuyển dụng phải đặt ra các tiêu chí để có thể duy trì và phát triển doanh nghiệp vững mạnh. 2. KHẢO SÁT THỰC TẾ Khảo sát sinh viên Trường Đại học Công nghệ TP.HCM về các kỹ năng phiên dịch Qua một thời gian khảo sát thực tế, chúng tôi đã nắm được những khó khăn của sinh viên đối với các kỹ năng phiên dịch tiếng Nhật đáp ứng tiêu chí của nhà tuyển dụng Nhật Bản hiện nay. “Kỹ năng diễn đạt và trình bày” và “Kỹ năng nghe hiểu” là hai kỹ năng được xếp ở thứ bậc cao nhất trong số những kỹ năng cần thiết trong phiên dịch cũng như là tiêu chí của nhà tuyển dụng. Như vậy, có thể nói đối với các bạn sinh viên để phiên dịch tốt, ngoài kỹ năng nghe và hiểu tiếng Nhật một cách nhuần nhuyễn thì khả năng diễn đạt và trình bày ở một phiên dịch viên cũng đóng vai trò cực kỳ quan 3479 trọng. Các bạn ý thức được việc trở thành một phiên dịch viên trong bối cảnh toàn cầu hoá thì khả năng nghe hiểu tốt thôi là chưa đủ, bên cạnh đó cần kết hợp các kỹ năng mềm khác để tăng mức độ nhanh nhạy và chuyên nghiệp. Hình 1. Kết quả khảo sát câu hỏi bạn thấy bản thân cần cải thiện những kỹ năng nào? Đồng thời, đó cũng là những kỹ năng được xem là khó nhất để có thể trau dồi và hoàn thiện. Đa phần các bạn sinh viên cho rằng vì vốn từ vựng của bản thân còn hạn hẹp trong khi cách nói của người Nhật thường khá nhanh do đó khiến cho nhiều bạn không nắm bắt được những gì họ nói. Các bạn sinh viên cho rằng vì trong lúc phiên dịch sẽ có muôn vàn tình huống xảy ra nên nếu không có đủ kiến thức cũng như là chủ động trong việc xử lý tình huống thì thông tin được truyền đạt sẽ không được đảm bảo. Khảo sát các tiêu chí tuyển dụng của các doanh nghiệp Nhật Bản hiện nay Chúng tôi đã tiến hành khảo sát thực tế sáu doanh nghiệp tư nhân, trong đó có hai doanh nghiệp kinh doanh và bốn doanh nghiệp sản xuất. Qua khảo sát, chúng tôi đã nắm được những kỹ năng cần thiết trong việc phiên dịch tiếng Nhật cũng như những tiêu chí mà các doanh nghiệp Nhật Bản hiện nay mong muốn ở một phiên dịch viên. Chúng tôi nhận thấy rằng 100% doanh nghiệp có yêu cầu cao về kiến thức thực tế vững chắc, kiến thức lý thuyết sâu, rộng trong phạm vi của ngành đào tạo (71-90%). Các doanh nghiệp đều mong muốn ứng viên có thể am hiểu chuyên sâu một lĩnh vực nhất định chứ không phải hiểu biết nhiều lĩnh vực nhưng không chuyên sâu. Trong đó, có 17% doanh nghiệp mong muốn ứng viên có thể vừa chuyên sâu một lĩnh vực vừa có hiểu biết sơ về những lĩnh vực khác. Đối với các doanh nghiệp Nhật Bản, một ứng viên chậm rãi, kĩ càng, tỉ mỉ từng chút sẽ được ưu tiên lựa chọn hơn những ứng viên nhanh nhẹn, hoạt bát. Điều đó được thể hiện rõ qua biểu đồ với 83% các doanh nghiệp cho rằng tính cách chuyên tâm, cần mẫn, chậm mà chắc sẽ phù hợp hơn với công việc phiên dịch tiếng Nhật. 3480 3. NÂNG CAO KỸ NĂNG PHIÊN DỊCH TIẾNG NHẬT ĐÁP ỨNG TIÊU CHÍ CỦA NHÀ TUYỂN DỤNG NHẬT BẢN Các kỹ năng phiên dịch đáp ứng tiêu chí của nhà tuyển dụng Am hiểu về văn hoá - xã hội - con người Nhật Bản Có vốn kiến thức sâu rộng về văn hoá - xã hội - con người Nhật Bản, đặc biệt là kính ngữ. Nắm bắt được tính linh hoạt trong vần điệu để hiểu được nội dung và ý nghĩa trong câu nói của họ. Ngoài ra, cũng vì tiêu chí này mà một số nhà tuyển dụng còn tổ chức thi văn hoá đầu vào khi tuyển phiên dịch tiếng Nhật hoặc phổ cập văn hoá Nhật cho nhân viên. Kỹ năng giao tiếp tốt, thuyết phục và đàm phán tốt Người Nhật vốn rất khó tính trong việc giao thiệp và có nhiều quy tắc, điều tối kỵ nên phiên dịch viên không những cần nói chuẩn mà còn cần diễn đạt đúng, đủ, mạch lạc, rõ ràng và phù hợp với tính chất buổi dịch để tránh gây hiểu lầm. Bên cạnh đó, tự tin trong giao tiếp cũng khiến phiên dịch viên tạo được niềm tin, ấn tượng tốt đối với người đối diện. Khả năng quan sát tỉ mỉ và kỹ lưỡng Phiên dịch viên phải cố gắng tập trung tối đa vào buổi nói chuyện để hiểu dụng ý của người nói và nắm bắt tất cả các sắc thái ý nghĩa của phát ngôn. Thông thạo tiếng Nhật và tiếng mẹ đẻ ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nâng cao kỹ năng phiên dịch tiếng Nhật đáp ứng tiêu chí của nhà tuyển dụng Nhật Bản NÂNG CAO KỸ NĂNG PHIÊN DỊCH TIẾNG NHẬT ĐÁP ỨNG TIÊU CHÍ CỦA NHÀ TUYỂN DỤNG NHẬT BẢN Nguyễn Phan Hạnh Nguyên, Nguyễn Võ Thuỳ Ngân, Phạm Thị Kim Chi, Phạm Tử Duy và Phạm Mai Kiều Tân Khoa Nhật Bản học, Trường Đại học Công Nghệ TP. Hồ Chí Minh (HUTECH) GVHD: ThS. Lưu Thế Bảo Anh TÓM TẮT Ngày nay, có rất nhiều doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư vào thị trường Việt Nam và để cung ứng cho thị trường thì đòi hỏi phải đào tạo được một nguồn nhân lực có chất lượng cao. Với mục đích tìm hiểu các kỹ năng cơ bản của phiên dịch, đồng thời phân tích khả năng đáp ứng tiêu chí của các doanh nghiệp Nhật Bản, từ đó đề xuất một số biện pháp nâng cao kỹ năng phiên dịch đối với sinh viên đã và đang học chuyên ngành biên-phiên dịch của khoa Nhật Bản học tại trường Đại học Công Nghệ Tp. Hồ Chí Minh. Bằng các phương pháp như tổng hợp lý thuyết, thống kê định lượng và hệ thống cấu trúc, bài nghiên cứu tập trung phân tích kỹ năng phiên dịch của sinh viên, tìm ra những điểm hạn chế từ những khảo sát thực tế và đưa ra một số biện pháp cụ thể để cải thiện các kỹ năng cần thiết, hướng đến mục tiêu là các nhà tuyển dụng Nhật Bản. Từ khóa: kỹ năng phiên dịch, nâng cao kỹ năng, phiên dịch tiếng Nhật, tiêu chí tuyển dụng, tuyển dụng Nhật Bản. 1. KHÁI NIỆM HÓA Kỹ năng phiên dịch là khả năng vận dụng thực tế, chuyển đổi từ ngôn ngữ nguồn sang ngôn ngữ đích một cách linh hoạt, tốt nhất. Tiêu chí của nhà tuyển dụng là những chuẩn mực do người có thẩm quyền trong doanh nghiệp đề ra để sàng lọc và tuyển chọn những người có đủ năng lực đáp ứng công việc mà doanh nghiệp đang cần. Tuyển dụng là một bước cụ thể để thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp, người tuyển dụng phải đặt ra các tiêu chí để có thể duy trì và phát triển doanh nghiệp vững mạnh. 2. KHẢO SÁT THỰC TẾ Khảo sát sinh viên Trường Đại học Công nghệ TP.HCM về các kỹ năng phiên dịch Qua một thời gian khảo sát thực tế, chúng tôi đã nắm được những khó khăn của sinh viên đối với các kỹ năng phiên dịch tiếng Nhật đáp ứng tiêu chí của nhà tuyển dụng Nhật Bản hiện nay. “Kỹ năng diễn đạt và trình bày” và “Kỹ năng nghe hiểu” là hai kỹ năng được xếp ở thứ bậc cao nhất trong số những kỹ năng cần thiết trong phiên dịch cũng như là tiêu chí của nhà tuyển dụng. Như vậy, có thể nói đối với các bạn sinh viên để phiên dịch tốt, ngoài kỹ năng nghe và hiểu tiếng Nhật một cách nhuần nhuyễn thì khả năng diễn đạt và trình bày ở một phiên dịch viên cũng đóng vai trò cực kỳ quan 3479 trọng. Các bạn ý thức được việc trở thành một phiên dịch viên trong bối cảnh toàn cầu hoá thì khả năng nghe hiểu tốt thôi là chưa đủ, bên cạnh đó cần kết hợp các kỹ năng mềm khác để tăng mức độ nhanh nhạy và chuyên nghiệp. Hình 1. Kết quả khảo sát câu hỏi bạn thấy bản thân cần cải thiện những kỹ năng nào? Đồng thời, đó cũng là những kỹ năng được xem là khó nhất để có thể trau dồi và hoàn thiện. Đa phần các bạn sinh viên cho rằng vì vốn từ vựng của bản thân còn hạn hẹp trong khi cách nói của người Nhật thường khá nhanh do đó khiến cho nhiều bạn không nắm bắt được những gì họ nói. Các bạn sinh viên cho rằng vì trong lúc phiên dịch sẽ có muôn vàn tình huống xảy ra nên nếu không có đủ kiến thức cũng như là chủ động trong việc xử lý tình huống thì thông tin được truyền đạt sẽ không được đảm bảo. Khảo sát các tiêu chí tuyển dụng của các doanh nghiệp Nhật Bản hiện nay Chúng tôi đã tiến hành khảo sát thực tế sáu doanh nghiệp tư nhân, trong đó có hai doanh nghiệp kinh doanh và bốn doanh nghiệp sản xuất. Qua khảo sát, chúng tôi đã nắm được những kỹ năng cần thiết trong việc phiên dịch tiếng Nhật cũng như những tiêu chí mà các doanh nghiệp Nhật Bản hiện nay mong muốn ở một phiên dịch viên. Chúng tôi nhận thấy rằng 100% doanh nghiệp có yêu cầu cao về kiến thức thực tế vững chắc, kiến thức lý thuyết sâu, rộng trong phạm vi của ngành đào tạo (71-90%). Các doanh nghiệp đều mong muốn ứng viên có thể am hiểu chuyên sâu một lĩnh vực nhất định chứ không phải hiểu biết nhiều lĩnh vực nhưng không chuyên sâu. Trong đó, có 17% doanh nghiệp mong muốn ứng viên có thể vừa chuyên sâu một lĩnh vực vừa có hiểu biết sơ về những lĩnh vực khác. Đối với các doanh nghiệp Nhật Bản, một ứng viên chậm rãi, kĩ càng, tỉ mỉ từng chút sẽ được ưu tiên lựa chọn hơn những ứng viên nhanh nhẹn, hoạt bát. Điều đó được thể hiện rõ qua biểu đồ với 83% các doanh nghiệp cho rằng tính cách chuyên tâm, cần mẫn, chậm mà chắc sẽ phù hợp hơn với công việc phiên dịch tiếng Nhật. 3480 3. NÂNG CAO KỸ NĂNG PHIÊN DỊCH TIẾNG NHẬT ĐÁP ỨNG TIÊU CHÍ CỦA NHÀ TUYỂN DỤNG NHẬT BẢN Các kỹ năng phiên dịch đáp ứng tiêu chí của nhà tuyển dụng Am hiểu về văn hoá - xã hội - con người Nhật Bản Có vốn kiến thức sâu rộng về văn hoá - xã hội - con người Nhật Bản, đặc biệt là kính ngữ. Nắm bắt được tính linh hoạt trong vần điệu để hiểu được nội dung và ý nghĩa trong câu nói của họ. Ngoài ra, cũng vì tiêu chí này mà một số nhà tuyển dụng còn tổ chức thi văn hoá đầu vào khi tuyển phiên dịch tiếng Nhật hoặc phổ cập văn hoá Nhật cho nhân viên. Kỹ năng giao tiếp tốt, thuyết phục và đàm phán tốt Người Nhật vốn rất khó tính trong việc giao thiệp và có nhiều quy tắc, điều tối kỵ nên phiên dịch viên không những cần nói chuẩn mà còn cần diễn đạt đúng, đủ, mạch lạc, rõ ràng và phù hợp với tính chất buổi dịch để tránh gây hiểu lầm. Bên cạnh đó, tự tin trong giao tiếp cũng khiến phiên dịch viên tạo được niềm tin, ấn tượng tốt đối với người đối diện. Khả năng quan sát tỉ mỉ và kỹ lưỡng Phiên dịch viên phải cố gắng tập trung tối đa vào buổi nói chuyện để hiểu dụng ý của người nói và nắm bắt tất cả các sắc thái ý nghĩa của phát ngôn. Thông thạo tiếng Nhật và tiếng mẹ đẻ ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Kỹ năng phiên dịch Nâng cao kỹ năng phiên dịch Phiên dịch tiếng Nhật Doanh nghiệp Nhật Bản Đào tạo nguồn nhân lực ở Nhật BảnTài liệu liên quan:
-
Tiểu luận: So sánh doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam
27 trang 82 0 0 -
Từ điển ngôn ngữ Việt Nhật- Nhật-Việt: Phần 2
563 trang 29 0 0 -
Từ điển ngôn ngữ Việt Nhật- Nhật-Việt: Phần 1
905 trang 29 0 0 -
Phương thức quản lý vượt trên cả người Nhật và người Trung Quốc: Phần 1
35 trang 25 0 0 -
110 trang 25 0 0
-
Triết lý và chiến lược kinh doanh từ góc nhìn của doanh nghiệp Nhật Bản
2 trang 20 0 0 -
3 trang 19 0 0
-
13 trang 18 0 0
-
Văn hóa giao tiếp phi ngôn ngữ trong doanh nghiệp Nhật Bản
7 trang 18 0 0 -
Vai trò của chính quyền địa phương trong việc thúc đẩy đầu tư Nhật Bản vào tỉnh Bình Dương
13 trang 18 0 0