Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty bánh kẹo Biscafun tại thị trường miền Trung
Số trang: 7
Loại file: pdf
Dung lượng: 406.85 KB
Lượt xem: 11
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Quốc tế (WTO) đã tạo ra những cơ hội và thách thức to lớn đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Vì vậy, để tồn tại và phát triển thì các doanh nghiệp Việt Nam cần phải nâng cao năng lực cạnh tranh của mình, trong đó có các doanh nghiệp trong ngành bánh kẹo. Bài viết này nhằm mục tiêu đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty bánh kẹo Biscafun trong tương quan với các đối thủ cạnh tranh tại thị trường miền Trung thông qua 14 tiêu chí. Trên cơ sở đó, bài viết đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Bánh kẹo Biscafun trong bối cảnh mức độ cạnh tranh trong ngành bánh kẹo ngày càng cao.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty bánh kẹo Biscafun tại thị trường miền Trung Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2015 KEÁT QUAÛ NGHIEÂN CÖÙU ÑAØO TAÏO SAU ÑAÏI HOÏC NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY BÁNH KẸO BISCAFUN TẠI THỊ TRƯỜNG MIỀN TRUNG IMPROVING THE COMPETITIVENESS OF BISCAFUN CONFECTIONARY COMPANY AT THE CENTRAL MARKET Nguyễn Trọng Minh Thái1, Lê Kim Long2 Ngày nhận bài: 21/01/2014; Ngày phản biện thông qua: 05/5/2014; Ngày duyệt đăng: 10/2/2015 TÓM TẮT Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Quốc tế (WTO) đã tạo ra những cơ hội và thách thức to lớn đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Vì vậy, để tồn tại và phát triển thì các doanh nghiệp Việt Nam cần phải nâng cao năng lực cạnh tranh của mình, trong đó có các doanh nghiệp trong ngành bánh kẹo. Bài viết này nhằm mục tiêu đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty bánh kẹo Biscafun trong tương quan với các đối thủ cạnh tranh tại thị trường miền Trung thông qua 14 tiêu chí. Trên cơ sở đó, bài viết đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Bánh kẹo Biscafun trong bối cảnh mức độ cạnh tranh trong ngành bánh kẹo ngày càng cao. Từ khóa: năng lực cạnh tranh, Công ty Bánh kẹo Biscafun, thị trường miền Trung ABSTRACT Vietnam joined the World Trade Organization (WTO) has created major opportunities and challenges for Vietnamese enterprises. Therefore, the Vietnamese enterprises have to improve their competitiveness to survive and develop, including the confectionary businesses. This paper focuses on evaluating the competitiveness of Biscafun Confectionary Company in correlated with the competitors at the central market by 14 criteria. On this basic, the paper proposes solutions to improve the competitiveness of Biscafun Confectionary Company in the context of increasing competition. Keywords: competitiveness, BISCAFUN Confectionary Company, Central market I. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong nền kinh tế thị trường, để có thể tồn tại và phát triển, doanh nghiệp phải tạo cho mình khả năng chống chọi lại các thế lực cạnh tranh một cách có hiệu quả. Nhất là trong giai đoạn hiện nay, với tiến trình khu vực hóa, toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới và những tiến bộ vượt bậc của khoa học kỹ thuật, sự bùng nổ của công nghệ thông tin, tính quyết định của năng lực cạnh tranh đối với sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp càng rõ nét. Do vậy, các doanh nghiệp phải không ngừng tìm tòi các giải pháp phù hợp và liên tục đổi mới để nâng cao năng lực cạnh tranh, vươn lên chiếm được lợi thế cạnh tranh so với đối thủ thì mới có thể phát triển bền vững. Ngành bánh kẹo hiện nay đang có xu hướng ngày càng tăng về cả số lượng và qui mô doanh nghiệp, 1 2 vì vậy mức độ cạnh tranh trong ngành là rất cao. Công ty Bánh kẹo Quảng Ngãi - Biscafun trực thuộc Công ty Cổ phần Đường Quảng Ngãi, được thành lập vào năm 1994. Trong thời gian qua Công ty cũng đã có những bước phát triển khả quan, thương hiệu Biscafun được nhiều người tiêu dùng biết đến và tín nhiệm. Tuy nhiên, hiện tại Công ty cũng đang gặp phải nhiều áp lực cạnh tranh của các đối thủ cạnh tranh trong ngành tại thị trường miền Trung. Trước tình trạng cạnh tranh ngày càng khốc liệt, Công ty Bánh kẹo Quảng Ngãi - Biscafun rất cần có những biện pháp để đối phó với các đối thủ cạnh tranh một cách lành mạnh và hiệu quả. Vì vậy, làm thế nào để nâng cao năng lực cạnh tranh cho Công ty Bánh kẹo Quảng Ngãi - Biscafun là vấn đề hết sức cần thiết; tuy nhiên, từ trước đến nay chưa có nghiên cứu nào thực hiện để giải quyết vấn đề này. Nguyễn Trọng Minh Thái: Cao học Quản trị kinh doanh 2009 - Trường Đại học Nha Trang TS. Lê Kim Long: Khoa Kinh tế - Trường Đại học Nha Trang TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 159 Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2015 Mục tiêu của nghiên cứu này là đánh giá đúng thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty Bánh kẹo Biscafun trong tương quan với các đối thủ cạnh tranh chủ yếu tại thị trường miền Trung. Từ đó, đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho Công ty Bánh kẹo Biscafun. gồm: Bibica và Hải Hà; trên cơ sở đó các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Bánh kẹo Biscafun được đề xuất. Thời gian nghiên cứu: đề tài được nghiên cứu trong thời gian 3 tháng từ 01/03/2013 đến 31/05/2013. II. ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT 3. Cơ sở lý thuyết về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp đó chính là khả năng khai thác, huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực có giới hạn như: nhân lực, vật lực, tài lực,… biết lợi dụng các điều kiện khách quan một cách có hiệu quả nhằm tạo ra lợi thế cạnh tranh để từ đó đảm bảo cho doanh nghiệp đứng vững, tồn tại và phát triển trong môi trường cạnh tranh [3]. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trước hết phải được tạo ra từ thực lực của doanh nghiệp. Đây là các yếu tố nội hàm của mỗi doanh nghiệp, không chỉ được tính bằng các tiêu chí về công nghệ, tài chính, nhân lực, tổ chức quản trị doanh nghiệp một cách riêng biệt mà cần đánh giá, so sánh với các đối thủ cạnh tranh hoạt động trong cùng một lĩnh vực, cùng một thị trường. Sẽ là vô nghĩa nếu những điểm mạnh và điểm yếu bên trong doanh nghiệp được đánh giá không thông qua việc so sánh một cách tương ứng với các đối thủ cạnh tranh. Trên cơ sở các so sánh đó, muốn tạo nên năng lực cạnh tranh, đòi hỏi doanh nghiệp phải tạo ra và có được các lợi thế cạnh tranh cho riêng mình. Nhờ lợi thế này, doanh nghiệp có thể thỏa mãn tốt hơn các đòi hỏi của khách hàng mục tiêu cũng như lôi kéo được khách hàng của các đối tác cạnh tranh [1]. Các tiêu chí đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty có thể đo lường bằng 2 nhóm chỉ tiêu: nhóm các chỉ tiêu định lượng và nhóm các chỉ tiêu định tính. Nhóm các chỉ tiêu định lượng bao gồm: (1) qui mô doanh nghiệp; (2) thị phần sản phẩm doanh nghiệp và tốc độ tăng trưởng thị phần; (3) vị thế tài chính; (4) tỷ suất chi phí cho một đơn vị sản phẩm. Nhóm các chỉ tiêu định tính bao gồm: (1) giá cả sản phẩm và dịch vụ; (2) ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty bánh kẹo Biscafun tại thị trường miền Trung Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2015 KEÁT QUAÛ NGHIEÂN CÖÙU ÑAØO TAÏO SAU ÑAÏI HOÏC NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY BÁNH KẸO BISCAFUN TẠI THỊ TRƯỜNG MIỀN TRUNG IMPROVING THE COMPETITIVENESS OF BISCAFUN CONFECTIONARY COMPANY AT THE CENTRAL MARKET Nguyễn Trọng Minh Thái1, Lê Kim Long2 Ngày nhận bài: 21/01/2014; Ngày phản biện thông qua: 05/5/2014; Ngày duyệt đăng: 10/2/2015 TÓM TẮT Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Quốc tế (WTO) đã tạo ra những cơ hội và thách thức to lớn đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Vì vậy, để tồn tại và phát triển thì các doanh nghiệp Việt Nam cần phải nâng cao năng lực cạnh tranh của mình, trong đó có các doanh nghiệp trong ngành bánh kẹo. Bài viết này nhằm mục tiêu đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty bánh kẹo Biscafun trong tương quan với các đối thủ cạnh tranh tại thị trường miền Trung thông qua 14 tiêu chí. Trên cơ sở đó, bài viết đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Bánh kẹo Biscafun trong bối cảnh mức độ cạnh tranh trong ngành bánh kẹo ngày càng cao. Từ khóa: năng lực cạnh tranh, Công ty Bánh kẹo Biscafun, thị trường miền Trung ABSTRACT Vietnam joined the World Trade Organization (WTO) has created major opportunities and challenges for Vietnamese enterprises. Therefore, the Vietnamese enterprises have to improve their competitiveness to survive and develop, including the confectionary businesses. This paper focuses on evaluating the competitiveness of Biscafun Confectionary Company in correlated with the competitors at the central market by 14 criteria. On this basic, the paper proposes solutions to improve the competitiveness of Biscafun Confectionary Company in the context of increasing competition. Keywords: competitiveness, BISCAFUN Confectionary Company, Central market I. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong nền kinh tế thị trường, để có thể tồn tại và phát triển, doanh nghiệp phải tạo cho mình khả năng chống chọi lại các thế lực cạnh tranh một cách có hiệu quả. Nhất là trong giai đoạn hiện nay, với tiến trình khu vực hóa, toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới và những tiến bộ vượt bậc của khoa học kỹ thuật, sự bùng nổ của công nghệ thông tin, tính quyết định của năng lực cạnh tranh đối với sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp càng rõ nét. Do vậy, các doanh nghiệp phải không ngừng tìm tòi các giải pháp phù hợp và liên tục đổi mới để nâng cao năng lực cạnh tranh, vươn lên chiếm được lợi thế cạnh tranh so với đối thủ thì mới có thể phát triển bền vững. Ngành bánh kẹo hiện nay đang có xu hướng ngày càng tăng về cả số lượng và qui mô doanh nghiệp, 1 2 vì vậy mức độ cạnh tranh trong ngành là rất cao. Công ty Bánh kẹo Quảng Ngãi - Biscafun trực thuộc Công ty Cổ phần Đường Quảng Ngãi, được thành lập vào năm 1994. Trong thời gian qua Công ty cũng đã có những bước phát triển khả quan, thương hiệu Biscafun được nhiều người tiêu dùng biết đến và tín nhiệm. Tuy nhiên, hiện tại Công ty cũng đang gặp phải nhiều áp lực cạnh tranh của các đối thủ cạnh tranh trong ngành tại thị trường miền Trung. Trước tình trạng cạnh tranh ngày càng khốc liệt, Công ty Bánh kẹo Quảng Ngãi - Biscafun rất cần có những biện pháp để đối phó với các đối thủ cạnh tranh một cách lành mạnh và hiệu quả. Vì vậy, làm thế nào để nâng cao năng lực cạnh tranh cho Công ty Bánh kẹo Quảng Ngãi - Biscafun là vấn đề hết sức cần thiết; tuy nhiên, từ trước đến nay chưa có nghiên cứu nào thực hiện để giải quyết vấn đề này. Nguyễn Trọng Minh Thái: Cao học Quản trị kinh doanh 2009 - Trường Đại học Nha Trang TS. Lê Kim Long: Khoa Kinh tế - Trường Đại học Nha Trang TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 159 Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2015 Mục tiêu của nghiên cứu này là đánh giá đúng thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty Bánh kẹo Biscafun trong tương quan với các đối thủ cạnh tranh chủ yếu tại thị trường miền Trung. Từ đó, đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho Công ty Bánh kẹo Biscafun. gồm: Bibica và Hải Hà; trên cơ sở đó các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Bánh kẹo Biscafun được đề xuất. Thời gian nghiên cứu: đề tài được nghiên cứu trong thời gian 3 tháng từ 01/03/2013 đến 31/05/2013. II. ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT 3. Cơ sở lý thuyết về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp đó chính là khả năng khai thác, huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực có giới hạn như: nhân lực, vật lực, tài lực,… biết lợi dụng các điều kiện khách quan một cách có hiệu quả nhằm tạo ra lợi thế cạnh tranh để từ đó đảm bảo cho doanh nghiệp đứng vững, tồn tại và phát triển trong môi trường cạnh tranh [3]. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trước hết phải được tạo ra từ thực lực của doanh nghiệp. Đây là các yếu tố nội hàm của mỗi doanh nghiệp, không chỉ được tính bằng các tiêu chí về công nghệ, tài chính, nhân lực, tổ chức quản trị doanh nghiệp một cách riêng biệt mà cần đánh giá, so sánh với các đối thủ cạnh tranh hoạt động trong cùng một lĩnh vực, cùng một thị trường. Sẽ là vô nghĩa nếu những điểm mạnh và điểm yếu bên trong doanh nghiệp được đánh giá không thông qua việc so sánh một cách tương ứng với các đối thủ cạnh tranh. Trên cơ sở các so sánh đó, muốn tạo nên năng lực cạnh tranh, đòi hỏi doanh nghiệp phải tạo ra và có được các lợi thế cạnh tranh cho riêng mình. Nhờ lợi thế này, doanh nghiệp có thể thỏa mãn tốt hơn các đòi hỏi của khách hàng mục tiêu cũng như lôi kéo được khách hàng của các đối tác cạnh tranh [1]. Các tiêu chí đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty có thể đo lường bằng 2 nhóm chỉ tiêu: nhóm các chỉ tiêu định lượng và nhóm các chỉ tiêu định tính. Nhóm các chỉ tiêu định lượng bao gồm: (1) qui mô doanh nghiệp; (2) thị phần sản phẩm doanh nghiệp và tốc độ tăng trưởng thị phần; (3) vị thế tài chính; (4) tỷ suất chi phí cho một đơn vị sản phẩm. Nhóm các chỉ tiêu định tính bao gồm: (1) giá cả sản phẩm và dịch vụ; (2) ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Nâng cao năng lực cạnh tranh Năng lực cạnh tranh Công ty bánh kẹo Biscafun Thị trường miền Trung Đối thủ cạnh tranhGợi ý tài liệu liên quan:
-
25 trang 171 0 0
-
7 trang 152 0 0
-
104 trang 140 0 0
-
Những thách thức đối với sự phát triển bền vững của doanh nghiệp Việt Nam và giải pháp khắc phục
13 trang 119 0 0 -
Quyết định số 1567/QĐ-BKHĐT
4 trang 110 0 0 -
Bài giảng Phát triển vùng và địa phương: Bài 1 - Nguyễn Xuân Thành
10 trang 109 0 0 -
68 trang 104 0 0
-
Tiểu luận: Khảo sát thực trạng khách hàng, tình hình tiêu thụ của sản phẩm Omo
23 trang 103 0 0 -
Khuyến nghị nhằm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam
7 trang 85 0 0 -
Thuyết trình: 'Các yếu tố thúc đẩy của năng lực cạnh tranh động: Một cái nhìn mới về cạnh tranh'
31 trang 79 0 0