Danh mục

Năng lực dạy học của giảng viên trong các trường đại học sư phạm trước yêu cầu đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 157.85 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Phí tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (8 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Hệ thống các năng lực dạy học của giảng viên cần được xác định dựa trên những cơ sở khoa học rõ ràng , đó là là căn cứ cho việc đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao năng lực dạy học cho giảng viên, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo trong các trường ĐHSP đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT ở nước ta hiện nay.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Năng lực dạy học của giảng viên trong các trường đại học sư phạm trước yêu cầu đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạoJOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2015-0185Educational Sci., 2015, Vol. 60, No. 8B, pp. 10-17This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn NĂNG LỰC DẠY HỌC CỦA GIẢNG VIÊN TRONG CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TRƯỚC YÊU CẦU ĐỔI MỚI CĂN BẢN TOÀN DIỆN GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Trần Thị Tuyết Oanh Khoa Tâm lí - Giáo dục học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Trong các trường đại học sư phạm (ĐHSP), năng lực dạy học của giảng viên tác động trực tiếp tới việc hình thành và phát triển năng lực dạy học của sinh viên ngay trong quá trình đào tạo họ để trở thành những giáo viên tương lai. Hệ thống các năng lực dạy học của giảng viên cần được xác định dựa trên những cơ sở khoa học rõ ràng , đó là là căn cứ cho việc đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao năng lực dạy học cho giảng viên, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo trong các trường ĐHSP đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT ở nước ta hiện nay. Từ khóa: Đào tạo; năng lực dạy học; giảng viên; sinh viên.1. Mở đầu Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đàotạo, trong phần nhiệm vụ, giải pháp của Nghị quyết nêu rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phươngpháp dạy và học theo hướng hiện đại” [4]. Điều này cho thấy việc nâng cao năng lực dạy học chođội ngũ giảng viên trong các trường đào tạo giáo viên là cấp thiết. Năng lực dạy học của giảngviên trong các Trường đại học Sư phạm tác động trực tiếp tới việc hình thành và phát triển nănglực dạy học cho sinh viên để họ trở thành những giáo viên tương lai và làm việc có hiệu quả tronglĩnh vực nghề nghiệp của mình. Năng lực dạy học của giảng viên được thể hiện qua nhiều công trình nghiên cứu, các tácgiả Pevzner M.N. Zaichenko O.M., Gorycheva S.N. cho rằng năng lực dạy học của giảng viên làmột thành phần quan trọng của năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm được thể hiện như mộtđặc điểm phức hợp tổng quát về trình độ chuyên nghiệp mà trình độ đó phản ánh tính chủ thể củacá nhân giảng viên trong việc tổ chức quá trình dạy học [14]. Nhà giáo dục Iu.V. Makhova khẳngđịnh năng lực dạy học của giảng viên là một loại năng lực sư phạm của giảng viên, thể hiện trongviệc giải quyết các vấn đề chuyên môn phức tạp nảy sinh trong quá trình tổ chức dạy học tươngứng với các các kiến thức, kĩ năng và kinh nghiệm sẵn có của họ [13]. Như vậy, năng lực dạy họccủa giảng viên là năng lực cơ bản trong cấu trúc năng lực sư phạm của giảng viên thể hiện ở sự sẵnsàng để tổ chức hiệu quả quá trình dạy học ở đại học. Những nghiên cứu về năng lực dạy học củagiảng viên còn rất ít, trong bài báo này chúng tôi đề cập năng lực dạy học của giảng viên và việcnâng cao năng lực dạy học của giảng viên các trường ĐHSP, coi đó như một trong các giải phápNgày nhận bài: 5/8/2015. Ngày nhận đăng:10/10/2015.Liên hệ: Trần Thị Tuyết Anh, e-mail: trantuyetoanh@yahoo.com.10 Năng lực dạy học của giảng viên trong các trường đại học sư phạm trước yêu cầu...để nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường hiện nay nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản,toàn diện GD&ĐT ở nước ta.2. Nội dung nghiên cứu Năng lực dạy học của giảng viên được xem xét trên cơ sở quan điểm tiếp cận năng lực. Kháiniệm “năng lực” đã được các nhà tâm lí học, giáo dục học, xã hội học xem xét từ lâu. Tại Hội nghịchuyên đề của Hội đồng châu Âu về những năng lực cơ bản, sau khi phân tích nhiều định nghĩavề năng lực, F.E. Weinert đưa ra kết luận: năng lực được thể hiện như một hệ thống khả năng, sựthành thạo hoặc những kĩ năng thiết yếu, có thể giúp con người đủ điều kiện vươn tới một mụcđích cụ thể. Cũng tại diễn đàn này, J. Coolahan cho rằng: Năng lực được xem như là những khảnăng cơ bản dựa trên cơ sở tri thức, kinh nghiệm, các giá trị và thiên hướng của một con ngườiđược phát triển thông qua thực hành [11]. Tác giả người Mĩ McLagan P.A. hiểu năng lực như “làmột tập hợp các kiến thức, thái độ, và kĩ năng hoặc cách chiến lựơc tư duy mà tập hợp này là cốtlõi và quan trọng cho việc tạo ra những sản phẩm đầu ra quan trọng” [10]. Năng lực được học giảBarnett định nghĩa như là một tập hợp các kiến thức, kĩ năng, và thái độ phù hợp với một hoạtđộng thực tiễn (Barnett, 1992) [9]. Như vậy, năng lực không phải là một thuộc tính đơn nhất. Đólà một tổng thể của nhiều yếu tố có liên hệ tác động qua lại với nhau. Chúng tôi cho rằng: năng lực là hệ thống khả năng của con người đã được phát triển vàđược hiện thực hoá, thể hiện trong việc con người thực hiện linh hoạt, sáng tạo và hiệu quả mộtloại hoạt động nào đó. Tuy có các nhận định khác nhau về năng lực nhưng đều thống nhất với nhautại một điểm: ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: