Danh mục

Năng lực giải quyết vấn đề của học sinh: Nghiên cứu trường hợp ước lượng diện tích với sự hỗ trợ của phầm mềm Geometer's Sketchpad

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 667.03 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (6 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nhằm khuyến khích học sinh tiến hành các kĩ năng giải quyết, bài viết đã chọn 4 vấn đề ước lượng diện tích ít quen thuộc với học sinh và quan sát quá trình giải quyết vấn đề của các em. Đây là những vấn đề có kết thúc “mở”, yêu cầu người học vận dụng một cách linh hoạt và sáng tạo các kiến thức hình học để đưa ra cách giải quyết của riêng bản thân. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Năng lực giải quyết vấn đề của học sinh: Nghiên cứu trường hợp ước lượng diện tích với sự hỗ trợ của phầm mềm Geometer’s Sketchpad VJE Tạp chí Giáo dục, Số 491 (Kì 1 - 12/2020), tr 10-15 ISSN: 2354-0753 NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ CỦA HỌC SINH: NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP ƯỚC LƯỢNG DIỆN TÍCH VỚI SỰ HỖ TRỢ CỦA PHẦM MỀM GEOMETER’S SKETCHPAD 1 Trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng; Lê Tự Nam Long1,+, 2 Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế Nguyễn Thị Duyến2 + Tác giả liên hệ ● Email: letunamlong@gmail.com Article History ABSTRACT Received: 21/8/2020 Estimation is one of the skills that learners need to possess to respond to the Accepted: 12/11/2020 situations they encounter in school and in daily life. Area estimation is a basic Published: 05/12/2020 skill that helps learners guess and approximate the area of some unfamiliar flat shapes. Area approximation requires learners’ mathematics knowledge Keywords and proficiency in problem-solving. The process of solving area estimation problem solving, tasks reveals the learners problem solving ability. This paper focuses on competency, area estimation, exploring high school students problem solving abilities by doing area Geometer’s Sketchpad estimation tasks with the aid of Geometer’s Sketchpad. software.1. Mở đầu Hiệp hội giáo viên toán quốc gia Mĩ (2000) đã chỉ ra rằng việc dạy học toán từ mầm non đến THPT góp phầngiúp người học hiểu các thuộc tính có thể đo lường của các đối tượng, hệ thống và quy trình đo lường; đồng thờigiúp các em có thể áp dụng các kĩ thuật, công cụ và cách thức đo lường thích hợp để xác định số đo của các vật thể.Báo cáo Cockcroft (1982) cũng chỉ ra rằng một trong những mục tiêu quan trọng trong dạy học toán ở nhà trường làgiúp người học có cảm giác về đo lường. Mục tiêu này vượt ra khỏi khả năng tính toán và sử dụng các dụng cụ đolường thông thường. Theo báo cáo này, dạy học toán cần giúp người học phát triển hiểu biết về bản chất và mục đíchcủa đo lường, về các phương pháp đo lường khác nhau được sử dụng, các tình huống cho phép thực hiện các phépđo lường và khả năng diễn giải kết quả của các phép đo lường trong các bối cảnh khác nhau. Một số nghiên cứu đã đề cập đến khả năng ước lượng của học sinh. Nghiên cứu của Gooya và cộng sự (2011) đãnhấn mạnh đến khả năng ước lượng về đo đạc của học sinh ở cấp THPT. Kết quả nghiên cứu này đã chỉ ra rằng họcsinh sử dụng các công cụ đo đạc mang tính cá nhân để giải quyết các tình huống ước lượng. Các em đã sử dụng cácđơn vị ước lượng khác nhau để đáp ứng các tình huống ước lượng trong các bối cảnh khác nhau. Kospentaris vàcộng sự (2011) đã nghiên cứu các phương án giải quyết vấn đề của học sinh trung học và đầu đại học về vấn đề sosánh và bảo toàn diện tích của các hình. Kết quả nghiên cứu này chỉ ra rằng người học thường sử dụng hình ảnh trựcquan trong quá trình ước lượng diện tích và vẫn mắc sai lầm đáng kể trong các tình huống ước lượng sự tương đồngvề diện tích của các hình. Kết quả nghiên cứu của Ruwisch và cộng sự (2015) về khả năng ước lượng của học sinhtiểu học cũng chỉ ra rằng ước lượng về số đo của các vật thể như chiều dài, diện tích, thể tích và góc là những vấn đềquan trọng trong dạy học hình học, tuy nhiên cộng đồng các nhà nghiên cứu giáo dục vẫn chưa nghiên cứu thấu đáovề các phương án mà người học sẽ sử dụng để ước lượng về các số đo đó. Nghiên cứu của nhóm tác giả này cho thấyhọc sinh tiểu học có khả năng ước lượng độ dài tốt hơn ước lượng về diện tích và thể tích của các khối hình. Cácnghiên cứu liên quan đến hoạt động ước lượng diện tích và thể tích các khối hình của học sinh ở các bậc học cao hơnvẫn chưa được nghiên cứu rộng rãi. Ở cấp độ đại học, nghiên cứu của Kuzle (2013) tập trung vào hoạt động siêunhận thức của các giáo viên toán tương lai khi giải quyết vấn đề trong môi trường hình học động. Những phân tích trên cho thấy vấn đề ước lượng về số đo của các vật thể, đặc biệt là ước lượng diện tích vẫnđang quá trình nghiên cứu. Các nhà giáo dục vẫn đang cố gắng tìm hiểu chiến lược mà người học sẽ sử dụng để giảiquyết các vấn đề liên quan đến ước lượng về số đo của các vật thể trong bối cảnh thực tế. Do đó, việc tìm hiểu nănglực giải quyết vấn đề của học sinh khi đối mặt với các tình huống đòi hỏi khả năng ước lượng diện tích vẫn chưađược nghiên cứu một cách thấu đáo. ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: