Danh mục

Năng lực giáo dục học sinh của giáo viên Trung học phổ thông

Số trang: 15      Loại file: pdf      Dung lượng: 571.22 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trong bài viết, đã trình bày về năng lực, khung năng lực, năng lực giáo dục học sinh của giáo viên Trung học phổ thông. Bài báo đã đề xuất 6 thành tố cốt lõi, cơ bản của năng lực giáo dục, làm cơ sở nền tảng để sử dụng cho việc đánh giá năng lực này của GV Trung học phổ thông.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Năng lực giáo dục học sinh của giáo viên Trung học phổ thông 412 NĂNG LỰC GIÁO DỤC HỌC SINH CỦA GIÁO VIÊN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NCS. Lại Thị Yến Ngọc1 Tóm tắt: Trên thế giới, việc đánh giá năng lực của GV có sự quan tâm rất mạnh mẽ bởi nhu cầu về đảm bảo chất lượng giáo dục được chú trọng. Trong bài viết, tác giả đã trình bày về năng lực, khung năng lực, năng lực giáo dục học sinh của giáo viên Trung học phổ thông. Bài báo đã đề xuất 6 thành tố cốt lõi, cơ bản của năng lực giáo dục, làm cơ sở nền tảng để sử dụng cho việc đánh giá năng lực này của GV Trung học phổ thông. Từ khóa: năng lực, năng lực giáo viên, năng lực giáo dục.1. Đặt vấn đề Ở Việt Nam, vấn đề đánh giá năng lực giáo viên (GV) là một trong những vấnđề quan tâm hàng đầu của toàn xã hội vì tầm quan trọng của nó với sự nghiệp pháttriển đất nước trong xu thế quốc tế hóa và toàn cầu hóa, cũng như là yếu tố cốt lõitạo ra sự phát triển bền vững cho tất cả các cơ sở giáo dục. Tuy nhiên, trong Chiếnlược phát triển giáo dục 2011 - 2020 đã chỉ ra một số bất cập và yếu kém như “Mộtbộ phận nhà giáo và cán bộ quản lý chưa đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ giáo dụctrong thời kỳ mới. Vẫn còn một bộ phận nhỏ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dụccó biểu hiện thiếu trách nhiệm và tâm huyết với nghề, vi phạm đạo đức và lối sống,ảnh hưởng không tốt tới uy tín của nhà giáo trong xã hội. Năng lực của một bộ phậnnhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục còn thấp”. Nghị quyết số 88/2014/QH13 cũngđã chỉ ra “nhằm tạo chuyển biến căn bản, toàn diện về chất lượng và hiệu quả giáodục phổ thông; kết hợp dạy chữ, dạy người và định hướng nghề nghiệp; góp phầnchuyển nền giáo dục nặng về truyền thụ kiến thức sang nền giáo dục phát triển toàndiện cả về phẩm chất và năng lực, hài hòa đức, trí, thể, mỹ và phát huy tốt nhất tiềmnăng của mỗi học sinh”. Do vậy, cùng với sự thay đổi nhanh chóng về điều kiệnkinh tế, xã hội và sự đổi mới căn bản và toàn diện chương trình giáo dục phổ thông1 Email: ngoclty@vnu.edu.vn; Trường Đại học Giáo dục, ĐHQGHN.NĂNG LỰC GIÁO DỤC HỌC SINH CỦA GIÁO VIÊN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 413(GDPT), những yêu cầu về năng lực sư phạm của người GV cũng cần thay đổi đểđáp ứng mục tiêu. Năng lực sư phạm bao gồm hệ thống các năng lực tương ứngvới hai mảng hoạt động chính của người GV: dạy học và giáo dục. Sự phân địnhnăng lực dạy học và năng lực giáo dục chỉ có tính chất tương đối bởi hai năng lưcnày có mối liên hệ, quan hệ với nhau rất chặt chẽ. Có rất nhiều nghiên cứu về nănglưc dạy học nhưng năng lực giáo dục lại ít được nói đến, trong khi sự sa sút về đạođức, nhân cách của một bộ phận HS, nhất là HS cá biệtđang thách thức năng lựcgiáo dục của GV. Từ những sự thay đổi về vai trò, vị trí của người học và ngườidạy trong nhà trường hiện đại, ngoài việc trang bị kiến thức chuyên môn nghiệpvụ phục vụ cho dạy học thì cần chú trọng đến rèn luyện và phát triển năng lực giáodục học sinh tạo khả năng đáp ứng linh hoạt và hiệu quả trước những yêu cầu mới.2. Khái quát về “năng lực” và “khung năng lực”2.1. Năng lực Khái niệm “năng lực” (competence) xuất hiện năm 1973 trong bài thuyết trìnhcủa nhà tâm lý học David C. McClelland về “kiểm tra năng lực hơn là sự thôngminh”. David C. Mc Clelland cho rằng cách thức kiểm tra truyền thống dựa trênthái độ và sự thông minh (aptitude and intelligence tests) là chưa đủ mà cần kiểmtra năng lực (testing for competence rather than for intelligence). Tác giả đã chỉ rasự cần thiết tích hợp thái độ và các thuộc tính cá nhân vào năng lực và có thể nhậndiện năng lực của một hoạt động (task) bằng cách quan sát người thực thi hoạtđộng đó tốt nhất (McClelland, 1993). Từ đó, năng lực được tiếp cận trên cơ sở tổnghợp các yếu tố cần thiết để hoàn thành một công việc được giao. Đến nay, nhiềuhọc giả đã đưa ra định nghĩa về năng lực. Năm 1992, Boam và Sparrow định nghĩanăng lực là “một tập hợp các biểu hiện hành vi gắn với một vị trí công việc để hoànthành chức năng, nhiệm vụ của vị trí đó ở mức độ thành thạo”. Spencer và Spencer(1993) định nghĩa năng lực là khả năng một cá nhân thực hiện được một cách cóhiệu quả những yêu cầu kỹ năng bắt buộc đối với một tình huống hoặc công việccụ thể nào đó. Nhóm tác giả trên có cùng chung quan điểm nhấn mạnh vào nhữngđặc tính của cá nhân (underlying characteristics) thể hiện khi hoàn thành một côngviệc với sự vượt trội về kết quả hoặc hiệu quả và phân chia các đặc tính cá nhân đóra năm loại gồm động cơ, tính cách, tự nhận thức, kiến thức và kỹ năng. Lucia và Lepsinger (1999) định nghĩa năng lực là công cụ nhận diện các kỹnăng, kiến thức, thái độ và đặc tính cá nhân cần có để thực thi hiệu quả một vaitrò trong tổ chức, qua đó giúp tổ chức đạt được mục tiêu chiến lược đề ra. Duboisvà Rothwell (2004) định nghĩa năng lực với nhiều đặc điểm hơn, bao gồm kiến ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: