Năng lực nguồn nhân lực can thiệp sớm giáo dục trẻ khuyết tật ở Việt Nam
Số trang: 8
Loại file: pdf
Dung lượng: 99.79 KB
Lượt xem: 20
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Nội dung bài báo đề cập đến một số kết quả của một nghiên cứu hợp tác nghiên cứu song phương giữa Việt Nam và Úc mà tác giả là một thành viên nghiên cứu của đề tài. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Năng lực nguồn nhân lực can thiệp sớm giáo dục trẻ khuyết tật ở Việt Nam JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Education Science, 2013, Vol. 58, No. 4, pp. 124-131 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn NĂNG LỰC NGUỒN NHÂN LỰC CAN THIỆP SỚM GIÁO DỤC TRẺ KHUYẾT TẬT Ở VIỆT NAM Nguyễn Xuân Hải Khoa Giáo dục đặc biệt, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Nội dung bài báo đề cập đến một số kết quả của một nghiên cứu hợp tác nghiên cứu song phương giữa Việt Nam và Úc mà tác giả là một thành viên nghiên cứu của đề tài. Các vấn đề được đề cập bao gồm: 1). Các khái niệm cơ bản; 2). Tiếp cận và khung quốc gia về chuẩn nghề nghiệp cho nguồn nhân lực can thiệp sớm giáo dục trẻ khuyết tật; 3). Tiêu chí đánh giá chuẩn năng lực cho nguồn nhân lực cho nguồn nhân lực can thiệp sớm giáo dục trẻ khuyết tật; 4). Các tiêu chí đánh giá nguồn nhân lực can thiệp sớm giáo dục trẻ khuyết tật; 4). Một số khuyến nghị, đề xuất. Từ khóa: Can thiệp sớm, trẻ khuyết tật, năng lực, kỹ năng.1. Mở đầu Nước ta, số lượng trẻ khuyết tật (TKT) trong độ tuổi mầm non (từ 0 đến trước 6tuổi) là hơn 66.000, chiếm tỉ lệ 6.99% trong toàn bộ số lượng TKT từ 0 đến 16 tuổi [1].Chỉ khoảng hơn 25% trong tổng số TKT đã phát hiện ở độ tuổi mầm non là được tiếpcận với dịch vụ phát hiện sớm, can thiệp sớm giáo dục (CTS GD) và phục hồi chức năng(PHCN). Hầu hết TKT mầm non chưa được cung cấp các dịch vụ sẵn có về CTS, PHCNvà giáo dục sớm. Có khoảng 30% TKT nhìn (chủ yếu là trẻ nhìn kém), 25% TKT trí tuệ,10% TKT vận động được cung cấp các dụng cụ, hướng dẫn can thiệp và PHCN tại các cơsở sẵn có [1]. Một trong các vấn đề cốt lõi liên quan trực tiếp đến số lượng cũng như tỷ lệ TKTở độ tuổi mầm non còn chưa được phát hiện sớm và tiếp cận các dịch vụ CTS GD đó lànguồn nhân lực cho lĩnh vực này ở nước ta hiện nay. Bài viết tập trung vào việc đưa ramột khung năng lực nguồn nhân lực CTS GD TKT thông qua kết quả nghiên cứu của đềtài hợp tác song phương giữa Việt Nam và Úc trong hai năm (2009-2011).Ngày nhận bài: 2-1-2012. Ngày chấp nhận đăng: 20-4-2-13Liên hệ: Nguyễn Xuân Hải, e-mail: haiblackocean@yahoo.co.uk124 Năng lực nguồn nhân lực can thiệp sớm giáo dục trẻ khuyết tật ở Việt Nam2. Nội dung nghiên cứu2.1. Các khái niệm cơ bản2.1.1. Các khái niệm cơ bản Trẻ khuyết tật (hay người khuyết tật): Người khuyết tật là người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặcbị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho lao động, sinh hoạt, họctập gặp khó khăn. Theo đó, có các dạng tật sau: a). Khuyết tật vận động; b). Khuyết tậtnghe, nói; c). Khuyết tật nhìn; d). Khuyết tật thần kinh, tâm thần; đ). Khuyết tật trí tuệ; e).Khuyết tật khác [4]. Can thiệp sớm giáo dục: Can thiệp sớm giáo dục là sự hướng dẫn mang tính giáo dục sớm cho trẻ và giađình TKT trước tuổi học nhằm kích thích và huy động sự phát triển tối đa, tạo điều kiệnvà chuẩn bị tốt cho trẻ tham gia vào hệ thống giáo dục phổ thông và cuộc sống sau này.CTS GD TKT được thực hiện theo một tiến trình gồm các giai đoạn: a). Phát hiện sớm;b). Chẩn đoán và đánh giá; c). Lập kế hoạch CTS GD; d). Thực hiện kế hoạch; đ). Đánhgiá [3]. Năng lực: Khái niệm này được hầu hết các nhà khoa học thống nhất sử dụng. Theo đó, trongmột lĩnh vực nghề nghiệp nhất định, năng lực (Competency) được hiểu là khả năng thựchiện được các hoạt động (nhiệm vụ, công việc) trong nghề theo tiêu chuẩn đặt ra đối vớitừng nhiệm vụ, công việc đó. Năng lực bao gồm các kĩ năng, kiến thức, thái độ đòi hỏi đốivới một người để thực hiện hoạt động có kết quả ở một nhiệm vụ, công việc trong một nghềnhất định. Tùy theo nội dung và tính chất của mỗi nghề nghiệp, trong đào tạo theo nănglực, thường có hai dạng năng lực: Năng lực tâm vận động (Psymotogical Competency) vànăng lực trí tuệ (Intelligence Competency). Ngoài ra, năng lực còn được hiểu theo nhiềucấp độ khác nhau như: Năng lực chung, năng lực chuyên biệt, năng lực nhận thức, nănglực thực hiện và năng lực xúc cảm,... Nguồn nhân lực: Nguồn nhân lực (human resources) hay còn gọi là “vốn con người” (Human Capital)chính là nguồn lực con người, nhân tố con người trong một tổ chức, một tập thể cụ thể.Trong phạm vi một ngành kinh tế-xã hội, nguồn nhân lực được hiểu là các vấn đề nhân sựtrong phạm vi ngành đó. Theo nghĩa hẹp, nguồn nhân lực được hiểu là toàn bộ lực lượnglao động có khả năng lao động, đang có việc làm hoặc chưa có việc làm và xét trong phạmvi một đơn vị, một cơ quan nhà nước hay một địa phương, nguồn nhân lực chín là toàn bộlực lượng lao động của đơn vị, cơ quan hay địa phương nào đó. Trong phạm vi nghiên cứu bài viết, chúng tôi đề cập đến nguồn nhân lực CTS GDTKT là những người đang làm nghề, thực hiện vai trò CTS GD TKT ở các cơ sở giáo ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Năng lực nguồn nhân lực can thiệp sớm giáo dục trẻ khuyết tật ở Việt Nam JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Education Science, 2013, Vol. 58, No. 4, pp. 124-131 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn NĂNG LỰC NGUỒN NHÂN LỰC CAN THIỆP SỚM GIÁO DỤC TRẺ KHUYẾT TẬT Ở VIỆT NAM Nguyễn Xuân Hải Khoa Giáo dục đặc biệt, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Nội dung bài báo đề cập đến một số kết quả của một nghiên cứu hợp tác nghiên cứu song phương giữa Việt Nam và Úc mà tác giả là một thành viên nghiên cứu của đề tài. Các vấn đề được đề cập bao gồm: 1). Các khái niệm cơ bản; 2). Tiếp cận và khung quốc gia về chuẩn nghề nghiệp cho nguồn nhân lực can thiệp sớm giáo dục trẻ khuyết tật; 3). Tiêu chí đánh giá chuẩn năng lực cho nguồn nhân lực cho nguồn nhân lực can thiệp sớm giáo dục trẻ khuyết tật; 4). Các tiêu chí đánh giá nguồn nhân lực can thiệp sớm giáo dục trẻ khuyết tật; 4). Một số khuyến nghị, đề xuất. Từ khóa: Can thiệp sớm, trẻ khuyết tật, năng lực, kỹ năng.1. Mở đầu Nước ta, số lượng trẻ khuyết tật (TKT) trong độ tuổi mầm non (từ 0 đến trước 6tuổi) là hơn 66.000, chiếm tỉ lệ 6.99% trong toàn bộ số lượng TKT từ 0 đến 16 tuổi [1].Chỉ khoảng hơn 25% trong tổng số TKT đã phát hiện ở độ tuổi mầm non là được tiếpcận với dịch vụ phát hiện sớm, can thiệp sớm giáo dục (CTS GD) và phục hồi chức năng(PHCN). Hầu hết TKT mầm non chưa được cung cấp các dịch vụ sẵn có về CTS, PHCNvà giáo dục sớm. Có khoảng 30% TKT nhìn (chủ yếu là trẻ nhìn kém), 25% TKT trí tuệ,10% TKT vận động được cung cấp các dụng cụ, hướng dẫn can thiệp và PHCN tại các cơsở sẵn có [1]. Một trong các vấn đề cốt lõi liên quan trực tiếp đến số lượng cũng như tỷ lệ TKTở độ tuổi mầm non còn chưa được phát hiện sớm và tiếp cận các dịch vụ CTS GD đó lànguồn nhân lực cho lĩnh vực này ở nước ta hiện nay. Bài viết tập trung vào việc đưa ramột khung năng lực nguồn nhân lực CTS GD TKT thông qua kết quả nghiên cứu của đềtài hợp tác song phương giữa Việt Nam và Úc trong hai năm (2009-2011).Ngày nhận bài: 2-1-2012. Ngày chấp nhận đăng: 20-4-2-13Liên hệ: Nguyễn Xuân Hải, e-mail: haiblackocean@yahoo.co.uk124 Năng lực nguồn nhân lực can thiệp sớm giáo dục trẻ khuyết tật ở Việt Nam2. Nội dung nghiên cứu2.1. Các khái niệm cơ bản2.1.1. Các khái niệm cơ bản Trẻ khuyết tật (hay người khuyết tật): Người khuyết tật là người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặcbị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho lao động, sinh hoạt, họctập gặp khó khăn. Theo đó, có các dạng tật sau: a). Khuyết tật vận động; b). Khuyết tậtnghe, nói; c). Khuyết tật nhìn; d). Khuyết tật thần kinh, tâm thần; đ). Khuyết tật trí tuệ; e).Khuyết tật khác [4]. Can thiệp sớm giáo dục: Can thiệp sớm giáo dục là sự hướng dẫn mang tính giáo dục sớm cho trẻ và giađình TKT trước tuổi học nhằm kích thích và huy động sự phát triển tối đa, tạo điều kiệnvà chuẩn bị tốt cho trẻ tham gia vào hệ thống giáo dục phổ thông và cuộc sống sau này.CTS GD TKT được thực hiện theo một tiến trình gồm các giai đoạn: a). Phát hiện sớm;b). Chẩn đoán và đánh giá; c). Lập kế hoạch CTS GD; d). Thực hiện kế hoạch; đ). Đánhgiá [3]. Năng lực: Khái niệm này được hầu hết các nhà khoa học thống nhất sử dụng. Theo đó, trongmột lĩnh vực nghề nghiệp nhất định, năng lực (Competency) được hiểu là khả năng thựchiện được các hoạt động (nhiệm vụ, công việc) trong nghề theo tiêu chuẩn đặt ra đối vớitừng nhiệm vụ, công việc đó. Năng lực bao gồm các kĩ năng, kiến thức, thái độ đòi hỏi đốivới một người để thực hiện hoạt động có kết quả ở một nhiệm vụ, công việc trong một nghềnhất định. Tùy theo nội dung và tính chất của mỗi nghề nghiệp, trong đào tạo theo nănglực, thường có hai dạng năng lực: Năng lực tâm vận động (Psymotogical Competency) vànăng lực trí tuệ (Intelligence Competency). Ngoài ra, năng lực còn được hiểu theo nhiềucấp độ khác nhau như: Năng lực chung, năng lực chuyên biệt, năng lực nhận thức, nănglực thực hiện và năng lực xúc cảm,... Nguồn nhân lực: Nguồn nhân lực (human resources) hay còn gọi là “vốn con người” (Human Capital)chính là nguồn lực con người, nhân tố con người trong một tổ chức, một tập thể cụ thể.Trong phạm vi một ngành kinh tế-xã hội, nguồn nhân lực được hiểu là các vấn đề nhân sựtrong phạm vi ngành đó. Theo nghĩa hẹp, nguồn nhân lực được hiểu là toàn bộ lực lượnglao động có khả năng lao động, đang có việc làm hoặc chưa có việc làm và xét trong phạmvi một đơn vị, một cơ quan nhà nước hay một địa phương, nguồn nhân lực chín là toàn bộlực lượng lao động của đơn vị, cơ quan hay địa phương nào đó. Trong phạm vi nghiên cứu bài viết, chúng tôi đề cập đến nguồn nhân lực CTS GDTKT là những người đang làm nghề, thực hiện vai trò CTS GD TKT ở các cơ sở giáo ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Can thiệp sớm Trẻ khuyết tật Năng lực nguồn nhân lực Giáo dục trẻ khuyết tật Chuẩn nghề nghiệp Tiêu chí đánh giá chuẩn năng lựcGợi ý tài liệu liên quan:
-
Bài giảng Giáo dục hòa nhập: Chương 1 - Bùi Khánh Ly
6 trang 44 0 0 -
Thực trạng giao tiếp giữa cha mẹ với trẻ tự kỷ trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
5 trang 33 0 0 -
Module bồi dưỡng thường xuyên Mầm non - Modul 15: Đặc điểm của trẻ có nhu cầu đặc biệt
68 trang 30 0 0 -
Xây dựng quy trình hình thành và phát triển kỹ năng tự phục vụ cho trẻ em khuyết tật trí tuệ
5 trang 28 0 0 -
Bài giảng Giáo dục hòa nhập: Chương 3 - Bùi Khánh Ly
12 trang 27 0 0 -
10 trang 26 0 0
-
Bài giảng Giáo dục hòa nhập: Chương 4 - Bùi Khánh Ly
14 trang 22 0 0 -
Tiểu luận Trẻ em khuyết tật ở Việt Nam
14 trang 22 0 0 -
Giáo trình Giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật bậc tiểu học: Phần 1
166 trang 20 0 0 -
9 trang 20 0 0