Danh mục

Năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh của giáo viên trung học phổ thông

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 114.21 KB      Lượt xem: 5      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết đề cập tới vấn đề năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh của giáo viên Trung học phổ thông. Khảo sát tiến hành trên 296 giáo viên trung học phổ thông hai tỉnh Phú Thọ và Hà Nội, bằng phương pháp bảng hỏi kết hợp với quan sát.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh của giáo viên trung học phổ thôngJOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2015-0073Educational Sci., 2015, Vol. 60, No. 6A, pp. 47-54This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn NĂNG LỰC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM CHO HỌC SINH CỦA GIÁO VIÊN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Phan Trọng Ngọ Viện Nghiên cứu Sư phạm, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Bài báo đề cập tới vấn đề năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh của giáo viên Trung học phổ thông. Khảo sát tiến hành trên 296 giáo viên trung học phổ thông hai tỉnh Phú Thọ và Hà Nội, bằng phương pháp bảng hỏi kết hợp với quan sát. Kết quả cho thấy năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh của giáo viên trung học phổ thông đạt mức trung bình. Thể hiện qua các năng lực thành phần đều đạt mức trung bình và tương đối đồng đều. Năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh của giáo viên chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố. Trong đó, việc đào tạo trước đây của trường sư phạm; công tác bồi dưỡng của Trường, Sở Giáo dục và Đào tạo; tổ chức sinh hoạt chuyên môn của tổ bộ môn, sự hợp tác của học sinh và phụ huynh học sinh cũng như sự tích cực học hỏi, trao đổi với đồng nghiệp; kinh nghiệm nghề nghiệp và ý thức, xu hướng phấn đấu của giáo viên, là các yếu tố ảnh hưởng mạnh mẽ đến năng lực giáo dục học sinh qua môn học của giáo viên. Từ khóa: Giáo viên, Năng lực, năng lực sư phạm, năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm.1. Mở đầu Sự hình thành và phát triển tâm lí của trẻ em là quá trình trẻ em tác động vào thế giới đồvật, tìm hiểu và khám phá chúng (J.Piaget [8]); là quá trình tương tác xã hội giữa trẻ em với ngườilớn và với bạn (L.X.Vưgotxki [14]). Nói cách khác, sự hình thành và phát triển các phẩm chấtnhân cách của trẻ em được diễn ra thông qua các hoạt động trải nghiệm. Theo Kolb, học tập quatrải nghiệm là quá trình học, theo đó kiến thức, năng lực mới được tạo ra thông qua sự chuyển hóakinh nghiệm [10].Vì lẽ đó, tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh là nội dung cơ bản tronghoạt động nghề nghiệp của người giáo viên phổ thông. Để đáp ứng yêu cầu tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh, người giáo viên phổ thôngphải có năng lực sư phạm tương ứng. Trong các công trình [2, 13, 12, 3, 9] thì năng lực sư phạmcủa người giáo viên thường được hiểu phổ biến “là những khả năng và kĩ xảo học được hoặc sẵncó của cá nhân nhằm giải quyết các tình huống xác định, cũng như sự sẵn sàng về động cơ, xã hộivà khả năng vận dụng các cách giải quyết vấn đề một cách có trách nhiệm và hiệu qủa trong nhữngtình huống linh hoạt”. Ở Việt Nam, năng lực giáo dục cũng được đề cập trong các công trình [4, 7, 11, 6]. TrongChuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở, giáo viên trung học phổ thông, do Bộ Giáo dục vàĐào tạo ban hành năm 2009, năng lực tổ chức hoạt động giao dục là tiêu chí cơ bản [1].Ngày nhận bài: 22/2/2015. Ngày nhận đăng: 15/5/2015.Liên hệ: Phan Trọng Ngọ, e-mail: ngotamly@gmail.com. 47 Phan Trọng Ngọ Vấn đề đặt ra là, trong thực tế năng lực giáo dục qua hoạt động dạy học bộ môn của giáoviên trung học phổ thông hiện nay như thế nào. Nghiên cứu này góp phần làm sáng tỏ vấn đề trên.2. Nội dung nghiên cứu2.1. Nội dung, mẫu khảo sát và phương pháp nghiên cứu Nội dung nghiên cứu Khảo sát, xác định năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh của giáo viên trunghọc phổ thông, được thể hiện qua các năng lực thành phần: Lập kế hoạch tổ chức hoạt động trảinghiệm; hướng dẫn học sinh tổ chức hoạt động trải nghiệm; quản lí, giám sát và điều chỉnh hoạtđộng trải nghiệm; năng lực đánh giá hoạt động sáng tạo và năng lực động viên của giáo viên đốivới học sinh trong hoạt động trải nghiệm. Các phương pháp nghiên cứu Phương pháp được sử dụng chủ yếu là đánh giá của giáo viên trung học phổ thông về nănglực của mình thông qua bảng hỏi, kết hợp với phỏng vấn sâu và quan sát. Bảng câu hỏi đánh giádành cho giáo viên gồm 40 câu (item), hướng vào các năng lực thành phần nêu trên và các yếu tốtác động tới năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm của giáo viên. Mỗi câu hỏi được xác định theothang 5 bậc từ thấp đến cao ứng với điểm từ 1 đến 5. Các kết quả được tính theo điểm trung bìnhvà theo các mức độ năng lực, với độ lệch σ = 0,8 điểm: Mức 5 - năng lực rất tốt: 4,3→5,0 điểm;Mức 4 - năng lực tốt: 3,5 điểm → 4,2 điểm; Mức 3 - năng lực trung bình: 2,7 điểm → 3,4 điểm;Mức 2 - năng lực yếu: 1,9 điểm→ 2,6 điểm; Mức 1 - năng lực rất yếu (kém): 1,0 điểm → 1,8 điểm.Các yếu tố tác động tới năng lực tổ chức hoạt độn ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: