Danh mục

NAPOLEON

Số trang: 25      Loại file: pdf      Dung lượng: 182.75 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

NAPOLEON có công đánh thức dân tộc Ả Rập không? Một số học giả Pháp như Henri Jego trong L’Empire arabe troième grand? (Au fil d’Ariane – 1963), Jacques C.Risler trong L’Islam moderne (Payot 1963) cho rằng Napoleon đã có công đánh thức dân tộc Ả Rập trong khi họ đương thiêm thiếp ngủ ở đầu thế kỷ XIX. Jacques C.Risler đưa ra chứng cứ Bonaparte chỉ ở Ai Cập một thời gian ngắn mà đã tổ chức được ở đó một nền hành chính tỉnh, một cơ quan tài chính và nhiều hội đồng dân cử để dân...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
NAPOLEON Bán đảo Ả Rập_Chương VNAPOLEON có công đánh thức dân tộc Ả Rập không?Một số học giả Pháp như Henri Jego trong L’Empire arabe troième grand?(Au fil d’Ariane – 1963), Jacques C.Risler trong L’Islam moderne (Payot -1963) cho rằng Napoleon đã có công đánh thức dân tộc Ả Rập trong khi họđương thiêm thiếp ngủ ở đầu thế kỷ XIX.Jacques C.Risler đưa ra chứng cứ Bonaparte chỉ ở Ai Cập một thời gianngắn mà đã tổ chức được ở đó một nền hành chính tỉnh, một cơ quan tàichính và nhiều hội đồng dân cử để dân Ai Cập quen với lề lối đại diện. Ôngta lại lo đến vấn đề giáo dục, khuyến khích dân bản xứ mở nhà in, sáng lậpmột nhật báo, tờ Le Courrier d’ Egypte, một tạp chí, tờ La DécadeEgyptienne. Về phương diện kinh tế, ông cho nghiên cứu kế hoạch dẫn thủynhập điền “để cho không một giọt nước nào của sông Nil chảy phí ra biển”.Hơn nữa, sau chiến dịch Kim tự tháp mấy tuần, ông ta còn thành lập việnkhoa học và nghệ thuật. viện hoạt động đều đều trong ba năm, nhờ các báchọc Pháp: Monge, Bertholler, Fournier, Geoffroy Saint hilaire, Desgenettes.Và cũng theo Risler, khi Bonaparte rút quân về rồi, Méhémet Ali được vuaThổ cử làm thống đốc Ai Cập (hồi đó Ai Cập tuy là thuộc địa của Thổnhưng được tương đối tự trị) tiếp tục công việc của Pháp, canh tân quốc giatheo kiểu châu Âu, dùng các giáo sư và kỹ sư Pháp, thoát li lần lần ảnhhưởng của Thổ mà gây tinh thần quốc gia, dân tộc tại Ai Cập, tinh thần màkhối Hồi giáo chưa hề biết.Dù viết về Ả Rập hay về Trung Hoa, Việt Nam, nhiều học giả Âu Tây đã cóluận điểm như vậy: chính người phương Tây đem cái tinh thần quốc gia, dântộc dạy cho người phương Đông, nghĩa là trước khi người phương Tây tớikhai hoá người phương Đông như họ nói, thì người phương Đông không biếtái quốc, không có tinh thần dân tộc, có lẽ chỉ có vài cái tinh thần trung quânhoặc tinh thần tôn giáo thôi. Có vẻ như họ muốn bảo: “Mình khai hóa cho họđể họ chống lại mình, quân vong ân bội nghĩa”. Riêng về Việt Nam, tôi đãbác luận điểm đó trong bài “Cụ Phan và lòng dân” trong tập Kỷ niệm 100năm năm sinh Phan Bội Châu (nhà Trình bày - 1967). Về Ả Rập, tôi xinnhắc các học giả đó rằng Abdul Wahab sinh trước Napoleon ít gì cũng mộtthế kỷ, nổi lên chống Thổ từ giữa thế kỷ XVIII, như vậy thì tinh thần quốcgia, dân tộc của ông ta được người Âu truyền cho? Không thể bảo ông tachống Thổ vì tinh thần trung quân vì lúc đó Ả Rập đâu còn vua, hoặc vì tinhthần tôn giáo vì Thổ cũng theo Hồi giáo.Sở dĩ các nhà học giả Âu tây đó có luận điệu trên là vì họ chỉ nhìn thấy cáibề ngoài. Hễ người phương Tây đặt chân tới miền nào ở phương Đông làluôn luôn tìm cách thôn tính; hiểu dã tâm đó của họ, người phương Đôngluôn luôn phản ứng lại mạnh mẽ, do đó tinh thần quốc gia, dân tộc cố hữu –tôi nhắc lại: cố hữu – bùng lên, mạnh hơn bao giờ hết; và người phương Tâythấy mình tới một tí lâu rồi nó bùng lên, cái tinh thần đó cho dân phươngĐông. Họ ngây thơ như một em bé thổi vào một cục than đương âm ỉ có lớptro ở ngoài, thấy nó đỏ rực lên, vỗ tay reo rằng mình đã tạo lửa.Rishler dẫn chứng ở trên rằng Napoleon muốn khai hóa dân tộc Ai Cập.Chúng ta không chối cãi điều đó. Nhưng chính Napoleon cũng đã nói: “ỞChâu Âu không còn gì để làm nữa cả, muốn dựng sự nghiệp lớn thì phải quaphương Đông”. Sự nghiệp đó sự nghiệp gì ? Là chặn con đường của Anhqua Ấn độ, nghĩa là chiếm cả Ai Cập và Tây Á. Khi bị đày ở đảo ThánhHélène, ông ta còn tâm sự với Las Cases: “Đáng lý ra tôi phải cùng với Ngachia đôi đế quốc Thổ. Tôi đã mấy lần bàn với Alexander (tức hoàng đếNga). Nhưng Constantinople đã luôn luôn cứu nước Thổ. Kinh đô đó làmcho mọi người lúng túng... Nga muốn chiếm nó. Tôi không thể để cho họchiếm nó được. Chiếc chìa khoá quý giá. Một mình nó cũng bằng cả một đếquốc rồi. Nước nào chiếm được nó thì có thể làm chủ thế giới”. Sự thực,trong hiệp ước Tilsitt ký với Nga, Napoleon đã nhường cho Nga vài thuộcđịa của Thổ ở châu Âu, nhờ vậy mà Nga mới lui binh, không đánh Napoleonnữa.Vậy Napoleon, hay đúng hơn, châu Âu đã đánh thức Ả Rập để diệt Thổ màmình khỏi tốn nhiều sức; và khi diệt Thổ rồi thì Châu Âu sẽ chia nhau đếquốc của Thổ, trong đó có Ả Rập; Ả Rập mà nghe họ thì chỉ là mắc mưu họrút cổ ra khỏi tròng của Thổ để chui vào cái tròng của châu Âu. Cái tròngcủa Thổ tuy nặng nhưng còn lỏng lẻo, cái tròng của châu Âu mới là đáng sợ.Trong lịch sử nhân loại, thực dân Âu ở thế kỷ trước (Anh, Pháp, Hà Lan,Đức…) thâm Hiểm hơn thực dân Trung Hoa, La Mã, Ả Rập, Thổ thời xưanhiều lắm.Chính vì hiểu vậy, hoặc cảm thấy vậy trong tiềm thức, nên các dân tộc Hồigiáo sau này hăng hái duy tân (Thổ trước hết rồi tới Iran, Ai Cập) có khi lạitheo Nga nữa để chống lại thực dân Âu. Về điểm đó, lịch sự của Tây Á,cũng y như lịch sử của Đông Á (Nhật, Trung Hoa, Việt Nam…)Vậy chúng ta nên sửa lại nhan đề một chương trong lịch sử Pháp: Napoleonkhông đánh thức tinh thần quốc gia của dân ...

Tài liệu được xem nhiều: