Danh mục

Nét tương phản trong kiến trúc của người Khmer

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 951.26 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tham khảo tài liệu nét tương phản trong kiến trúc của người khmer, khoa học xã hội, lịch sử văn hoá phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nét tương phản trong kiến trúc của người KhmerNét tương phản trong kiến trúc của người KhmerKiến trúc nhà của người Khmer có sự tương phản rõ rệt giữa nhà của người dântrong phum, sóc với chùa. Ngôi nhà ở của người dân tre lá đơn sơ bao nhiêu (củatầng lớp bần cố nông) thì ngôi chùa lộng lẫy bấy nhiêu. Chùa của người KhmerTrước đây các phum, sóc của người Khmer thường tọa lạc trên suờn đồi (vùngKiên Giang, An Giang) hoặc trên những giồng cao (ở vùng đất trũng). Gần đây doáp lực kinh tế thị trường và dân số, các phum, sóc của người Khmer đã ở dọc haibên trục quốc lộ, dọc các dòng sông hay kênh rạch.Nhà của người Khmer làm đơn giản, mái lợp lá dừa nước, ít nhà lợp ngói. Nhàthường làm theo kiểu mái dài về phía sau. Đồng bào làm nhà thường dùng con sốlẻ như chiều cao 5m, 7m và cửa thường quay về hướng Đông.Người Khmer vốn ở nhà sàn, nhưng nay nhà sàn chỉ còn lại rất ít ở dọc biên giớiViệt - Campuchia và một số nhỏ trong các chùa phật giáo Khmer là nơi hội họp sưsãi và tín đồ. Kiến trúc nhà của người Khmer có sự tương phản rõ rệt giữa nhà của người dân trong phum, sóc với chùa.Nay số đông người Khmer ở nhà nền đất như người Kinh. Nhà nền đất có thể chialàm hai dạng: Dạng nhà nghèo, nhà cỡ nhỏ chỉ có hai mái, mái trước ngắn, mái saudài, cột kèo đều bằng gỗ nhỏ, bằng tre, mây buộc, mái lợp lá dừa hoặc lá thốt nốt,xung quanh che phên lá đơn giản. Còn nhà cỡ lớn thường gắn với tầng lớp trungphú nông. Nhà bốn mái gồm: hai mái chính, hai mái phụ đầu hồi. Kết cấu bộkhung nhà đều bằng gỗ, các cột xà ngang, xà dọc, kèo dâm, kèo trích gắn kết vớinhau bằng những lỗ đục mộng ngoàm. Xung quanh nhà thường có ván gỗ hoặc xâytường che khuất.Trong nhà được bài trí như sau: Nhà chia làm hai phần theo chiều ngang, một phầnlàm nơi ở, một phần dành cho bếp núc. Phần dành để ở lại chia thành hai phần theochiều dọc bởi những vách ngăn: phần phía trước, ở giữa kê bàn ghế tiếp khách, bêncạnh thường có tủ kính đựng những chiếc gối thêu vừa để trang trí vừa tiện dùngcó khách. Sau bộ bàn ghế tiếp khách là bàn thờ Phật. Nửa sau, bên phải là buồngcủa vợ chồng chủ nhà. Về bên trái là phòng con gái.Cách bố trí nhà như vậy là do người Khmer quan niệm: mọi tín ngưỡng thờ cúngđều được thực hiện ở trên chùa. Khi cần cúng tổ tiên, khi có lễ cưới, lễ tang thì bàira cúng ở giữa nhà.Kiến trúc nhà của người Khmer có sự tương phản rõ rệt giữa nhà của người dântrong phum, sóc với chùa. Ngôi nhà ở của người dân tre lá đơn sơ bao nhiêu (củatầng lớp bần cố nông) thì ngôi chùa lộng lẫy bấy nhiêu.Đến vùng người Khmer cư trú, trông từ xa thấy một không gian cây cổ thụ xanhtốt, trong đó kiến trúc gạch ngói, đó là một ngôi chùa. Dựng chùa, nuôi chùa làhạnh phúc lớn của toàn dân Khmer. Người Khmer dành hết mọi nguồn lực, tàinghệ và vật liệu xây dựng tốt nhất cho ngôi chùa. Cao và nổi bật lên trung tâm ngôichùa Khmer là chính điện được tổ hợp giữa kiến trúc gỗ, gạch đá, ngói thành ngôinhà cao to 5 - 7 gian, chạy dọc theo hướng Đông – Tây với hàng hiên rộng baoquanh, nóc nhọn vút như lưỡi búa chổng ngược lên nhau, trên nóc cột đỉnh chỏmtháp vá các đầu mái vút lên như những nóc dừa.Trong chùa bàn thờ Phật bao giờ cũng đặt ở đầu nhà phía Tây, Phật nhìn về phíaĐông phù hộ chúng sinh. Có những ngôi chùa hai bên còn mở một hoặc hai gianthành ra ngôi chùa bốn mặt, mở ra bốn hướng Đông, Tây, Nam, Bắc.Mỗi ngôi chùa Khmer là một bảo tàng về nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc tượngpháp bích họa trang trí trên trần, trên cửa, cột, hàng hiên, bệ tượng, thântượng…với những mô-típ hoa văn rồng rắn, hoa lá, chim muông, thú vật xungquanh những sự tích về Phật.

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: