Danh mục

Nghệ thuật quân sự Việt Nam trong chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 - Ý nghĩa đối với công tác giáo dục lý tưởng cách mạng cho sinh viên trường Đại học Đà Lạt hiện nay

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 361.52 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Phí tải xuống: 3,000 VND Tải xuống file đầy đủ (8 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết "Nghệ thuật quân sự Việt Nam trong chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 - Ý nghĩa đối với công tác giáo dục lý tưởng cách mạng cho sinh viên trường Đại học Đà Lạt hiện nay" đề cập đến những giá trị lý luận, thực tiễn sâu sắc trong suốt quá trình đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước cũng như sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghệ thuật quân sự Việt Nam trong chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 - Ý nghĩa đối với công tác giáo dục lý tưởng cách mạng cho sinh viên trường Đại học Đà Lạt hiện nay NGHỆ THUẬT QUÂN SỰ VIỆT NAM TRONG CHIẾN DỊCH ĐIỆN BIÊN PHỦ NĂM 1954 - Ý NGHĨA ĐỐI VỚI CÔNG TÁC GIÁO DỤC LÝ TƯỞNG CÁCH MẠNG CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT HIỆN NAY Đại tá, PGS. TS. Nguyễn Sỹ Họa Khoa Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Học viện Lục quân Email: nguyen.syhoa@yahoo.com.vn Tóm tắt: Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, đứng đầu là Chủ tịch Hồ ChíMinh, quân và dân ta đã làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 “lừng lẫy năm châu,chấn động địa cầu”. Đây là thắng lợi của sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, của bản lĩnh,trí tuệ và sự kết tinh, hội tụ của tinh hoa nghệ thuật quân sự được tỏa sáng và hiện thực hóatrong Chiến dịch Điện Biên Phủ. Đồng thời, có giá trị lý luận, thực tiễn sâu sắc trong suốt quátrình đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước cũng như sự nghiệp xây dựng và bảovệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay. Từ khóa: nghệ thuật quân sự, Điện Biên Phủ, giáo dục lý tưởng cách mạng, sinh viên,Trường đại học Đà Lạt. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 đã đi vào lịch sử dân tộc qua 70 năm,nhưng khí thế hào hùng của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp nói chung, Chiếndịch Điện Biên Phủ nói riêng vẫn còn vang mãi trong tâm trí của mỗi người dân ViệtNam và bạn bè quốc tế. Đó là thắng lợi của sức mạnh tổng hợp được phát huy trong thờiđại Hồ Chí Minh, sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng, phát huy sức mạnh của đường lốichiến tranh nhân dân, kháng chiến toàn dân, toàn diện, kết hợp sức mạnh dân tộc vớisức mạnh thời đại, đặc biệt nghệ thuật quân sự Việt Nam đã được Đảng, Bác Hồ, quânvà dân ta vận dụng, phát triển sáng tạo, phù hợp với diễn biến, cục diện chiến trườngĐiện Biên Phủ trong giai đoạn 1953-1954 để giành chiến thắng vào ngày 7/5/1954. Đồngthời, có ý nghĩa giáo dục, động viên, khích lệ các tầng lớp Nhân dân, nhất là các thế hệsinh viên Việt Nam về tinh thần yêu nước, ý chí quật cường trong đấu tranh chống giặcngoại xâm của dân tộc ta. Từ đó, củng cố niềm tin vững chắc vào Đảng quang vinh, BácHồ vĩ đại và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của Việt Nam. 2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 2.1. Nghệ thuật quân sự Việt Nam trong Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 Nghệ thuật quân sự là lý luận và thực tiễn chuẩn bị và thực hành chiến tranh, chủyếu là đấu tranh vũ trang, bao gồm: chiến lược quân sự, nghệ thuật chiến dịch và chiếnthuật. Lý luận nghệ thuật quân sự là bộ phận chủ yếu của khoa học quân sự, nghiên cứu 275các quy luật và tính chất, đặc điểm chiến tranh, xác định những nguyên tắc và phươngthức tiến hành đấu tranh vũ trang. Thực tiễn nghệ thuật quân sự chỉ đạo và thực hành đấutranh vũ trang ở mọi quy mô. Sự phát triển của nghệ thuật quân sự phụ thuộc vào trình độphát triển kinh tế - xã hội, khoa học và công nghệ, trực tiếp là việc sản xuất và hoàn thiệncác phương tiện đấu tranh vũ trang, quy mô và trình độ bảo đảm nguồn nhân lực và vậtchất kỹ thuật cho chiến tranh; phụ thuộc vào tính chất của xã hội, đặc điểm dân tộc và lịchsử từng nước, nhân tố con người, điều kiện địa lý và những điều kiện khác. Nghệ thuậtquân sự ra đời cùng với sự ra đời của quân đội và sự xuất hiện của chiến tranh… Theo đó,nghệ thuật quân sự Việt Nam ra đời và phát triển trong quá trình đấu tranh dựng nước vàgiữ nước của dân tộc Việt Nam, chống kẻ thù xâm lược thường lớn hơn mình gấp nhiềulần; là sự quán triệt và vận dụng sáng tạo lý luận nghệ thuật quân sự Mác - Lênin, tư tưởngHồ Chí Minh về nghệ thuật quân sự; kế thừa, phát triển tư tưởng và thực tiễn nghệ thuậtquân sự thế giới, nghệ thuật quân sự đúc kết qua mấy nghìn năm dựng nước, giữa nướccủa dân tộc ta. Do đó, điểm cốt lõi trong nghệ thuật quân sự Việt Nam là dựa vào sứcmạnh yêu nước của toàn dân, phát huy khối đại đoàn kết toàn dân, động viên sức mạnhvật chất, tinh thần, trí tuệ của toàn dân, tổ chức cho toàn dân đánh giặc, lấy lực lượng vũtrang nhân dân 3 thứ quân làm nòng cốt; luôn quán triệt tư tưởng tiến công, giành và giữquyền chủ động, phát huy sức mạnh tổng hợp của chiến tranh nhân dân, lấy ít địch nhiều,lấy nhỏ thắng lớn; nghệ thuật tạo lực, lập thế, tranh thời, dùng mưu; kết hợp đấu tranh trêncác mặt trận quân sự, chính trị, văn hóa, ngoại giao, binh vận, địch vận; kết hợp đánh nhỏ,đánh vừa, đánh lớn... Nghệ thuật quân sự Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh đã được từngbước vận dụng và hiện thực hóa trong Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954, có thể kháiquát trên một số vấn đề chủ yếu sau đây: 2.1.1. Nghệ thuật chỉ đạo chiến lược sáng suốt của Đảng trong mở Chiến dịchĐiện Biên Phủ kết thúc chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam Sau 8 năm hưởng ứng lời hiệu triệu “Toàn quốc kháng chiến” của Chủ tịch HồChí Minh, với tinh thần và ý chí quyết tâm thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịumất nước, nhất định không chịu làm nô lệ; toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem hết tinhthần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững nền độc lập, tự do của dân tộc; quânvà dân ta càng đánh, càng thắng, càng đánh, sức mạnh càng nâng lên; địch càng bị dồnvào thế bị động, buộc chúng phải rút vào thế phòng thủ tập trung tại tập đoàn cứ điểmĐiện Biên Phủ mà chúng cho là “pháo đài bất khả xâm phạm”, “tập đoàn cứ điểm đángsợ”… Chính trong điều kiện ấy, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đánh giá đúng cụcdiện chiến trường và hạ quyết tâm tiêu diệt toàn bộ tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ,kết thức chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam. Quyết tâm chiến lược ấy thể hiện tưduy nhạy bén, nắm bắt thời cơ, kịp thời đề ra chủ trương mở chiến dịch đúng đắn, sángtạo của ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: