Danh mục

Nghệ thuật sử dụng thành ngữ trong tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 193.97 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Jamona

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Thành ngữ là một biểu hiện đặc trưng của tiếng nói dân tộc, diễn tả đời sống văn hóa tinh thần và tình cảm, chứa đựng những giá trị sâu sắc tinh tế của con người Việt Nam. Thành ngữ được nhà văn Nguyễn Khắc Trường sử dụng một cách phong phú, sinh động và hết sức độc đáo trong tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung bài viết.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghệ thuật sử dụng thành ngữ trong tiểu thuyết "Mảnh đất lắm người nhiều ma" của Nguyễn Khắc Trường K y u công trình khoa h c 2015 - Ph n II NGHỆ THUẬT SỬ DỤNG THÀNH NGỮ TRONG TIỂU THUYẾT MẢNH ĐẤT LẮM NGƯỜI NHIỀU MA CỦA NGUYỄN KHẮC TRƯỜNG Ths. Nguyễn Thị Hoa Bộ môn Việt Nam học, Trường Đại học Thăng Long Tóm tắt: Thành ngữ là một biểu hiện đặc trưng của tiếng nói dân tộc, diễn tả đời sống văn hóa tinh thần và tình cảm, chứa đựng những giá trị sâu sắc tinh tế của con người Việt Nam. Thành ngữ được nhà văn Nguyễn Khắc Trường sử dụng một cách phong phú, sinh động và hết sức độc đáo trong tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma. Tìm hiểu nghệ thuật sử dụng thành ngữ trong tác phẩm Mảnh đất lắm người nhiều ma sẽ cho chúng ta thấy được giá trị biểu đạt tinh tế và đặc sắc của thành ngữ, thấy được tài năng nghệ thuật ngôn từ của nhà văn đồng thời góp phần thiết thực cho việc sử dụng và giảng dạy về từ ngữ nói riêng và tiếng Việt nói chung. Từ khoá: thành ngữ, Mảnh đất lắm người nhiều ma… 1. Thống kê chung Tác phẩm Mảnh đất lắm người nhiều ma dày gần 400 trang và hầu như trang nào tác giả cũng sử dụng thành ngữ. Tổng số thành ngữ được sử dụng là 371 với 416 lần được nhắc đến. Có những thành ngữ xuất hiện với tần số cao như: ném đá giấu tay (5 lần), bôi gio trát trấu (4 lần), ngồi chơi xơi nước (3 lần), mật ngọt chết ruồi (3 lần) v.v… Trong 371 thành ngữ thì chiếm ưu thế là thành ngữ đối xứng với 217 thành ngữ chiếm 58,5%, tiếp đến là thành ngữ phi đối xứng là 92 thành ngữ chiếm 24,8% và thành ngữ so sánh là 62 chiếm 16,7%. Đối với tác phẩm Mảnh đất lắm người nhiều ma, tỷ lệ sử dụng thành ngữ so với các tác phẩm khác là khá cao. Phần lớn thành ngữ được phân bố đều ở các trang. Một số thành ngữ được nhắc đến nhiều lần trong cùng một trang, một đoạn. Một số trang lại xuất hiện nhiều thành ngữ khác nhau với đủ các kiểu loại. Chính hệ thống thành ngữ này đã tạo nên một giá trị nghệ thuật ngôn từ rất lớn , mang ý nghĩa thẩm mỹ cao cho tác phẩm. 2. Các phương thức sử dụng thành ngữ chủ yếu trong Mảnh đất lắm người nhiều ma Cách dùng thành ngữ của Nguyễn Khắc Trường trong tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma rất linh hoạt và đặc sắc. Qua khảo sát, chúng ta có thể thấy Nguyễn Khắc Trường khi vận dụng thành ngữ vào văn chương thường chủ yếu thông qua hai phương thức chính sau: a. Phương thức thứ nhất là vận dụng trực tiếp thành ngữ vào câu văn, nguyên dạng những câu thành ngữ vốn có của dân gian để đưa vào truyện như trường hợp : - Mặc dù vợ chồng Quý làm ăn chỉ giật gấu vá vai chứ không dư dật như ông Phúc! - Vợ chồng Quàng trước cũng túng, bóc ngán cắn dài, nhưng dăm bảy năm nay, kể từ ngày Quàng được giữ chân quỹ tín dụng của hợp tác xã thì đã khá dần lên ; - Thế tức là hắn ném đá giấu tay. Trư ng Đ i h c Thăng Long 335 K y u công trình khoa h c 2015 - Ph n II Cách dùng thành ngữ ở nguyên thể là hiện tượng phổ biến. Điều đó cũng dễ hiểu vì thành ngữ là một đơn vị bền vững của ngôn ngữ. Tính bền vững đó do sự rắn chắc về kết cấu, sự hoàn chỉnh và bóng bẩy vì nó không phải là tổng số nghĩa của các thành tố mà kết quả của sự chuyển nghĩa hoặc biểu trưng hoá toan bộ các thành tố cửa thành ngữ coi như một khối thống nhất Cũng do có tính bóng bẩy mà thành ngữ thưởng làm chức năng biểu hiện (gợi tả và biểu cảm) hơn là chức năng định danh. Nó trước hết là một phạm trù tu từ- ngữ nghĩa. Về mặt kết cấu, tính bền vững của thành ngữ thể hiện ở sự cố kết ở mối quan hệ giữa các thành tố, mà những thành tố ấy là những cái xác định (không thể tuỳ tiện thay đổi được). Như vậy cách vận dụng trực tiếp thành ngữ vào câu văn phải nói là tương dối khó vì nó đòi hỏi nhà văn một khả năng cảm nhận hết sức tinh tế về nghĩa của những câu thành ngữ mà họ định sử dụng để xem nó có phù, hợp với ý nghĩa mà mình định trình bày ở trong câu và trong đoạn văn hay không. Đồng thời, nhà văn cũng phải là người hết sức giỏi và vững tay về khả năng xử lý ngôn từ để có thể ghép những câu thành ngữ vốn là một,khối tù ngữ đúc sẵn vào với những từ ngữ chủ quan riêng của mình đề tạo nên một câu văn, ý văn hoàn chỉnh mà không bị cứng nhắc, gượng ép về nghĩa. b. Phương thức thứ hai là sử dụng thành ngữ ở dạng biến thể của nó. Nói thành ngữ là một đơn vị bền vững và ổn định không có nghĩa là đông cứng và bất biến. Dưới ngòi bút bậc thầy của Nguyễn Khắc Trường, thành ngữ trở thành một phương tiện tu từ rất sinh động và tinh tế. Nhà văn không bao giờ tự hạn chế mình trong khuôn khổ của việc dùng thành ngữ như một hằng thể. Sự linh hoạt trong việc sử dụng thành ngữ của Nguyễn Trường thể hiện ở chỗ nhà văn đã chọn cách dùng các biến thể của thành ngữ trong văn của mình rất nhuần nhị. Trong tiếng Việt, biến thể của thành ngữ mà hình thức mới so với nguyên thể bao giờ cũng có ít nhiều biến đổi trong phạm vi các yếu tố có tính chất thứ yếu. Nghĩa là kết cấu của biến thể so với nghĩa và kết cấu của nguyên thể về cơ bản là không đổi. Mỗi thành ngữ có thể có ít hoặc nhiều biến thể. Việc tạo biến thể của thành ngữ tuỳ thuộc vào đặc ...

Tài liệu được xem nhiều: