Nghị luận về câu Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghị luận về câu Ăn quả nhớ kẻ trồng cây Nghị luận về câu Ăn quả nhớ kẻ trồng cây Trong cuộc sống, đạo đức là một yếu tố rất quan trọng, nó thể hiện sự vănminh, lịch sự, nếp sống, tính cách, và phần nào có thể đánh giá được phẩm chất, giá trịbản thân con người. Và có rất nhiều mặt để đánh giá đạo đức, phẩm chất của conngười. Một trong số đó là sự biết ơn, nhớ ghi công lao mà người khác đã giúp đỡmình. Đó cũng là một chân lí thiết thức trong đời thường. Chính vì vậy ông cha ta cócâu : “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” hay “Uống nước nhớ nguồn” . Cả hai câu tục ngữ trên đều mang một triết lí nhân văn sâu sa. Đó là cần phảibiết ơn những người đã mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho chúng ta. Câu đầu tiên mượn hình ảnh “ăn quả” và “trồng cây” ý muốn nói, khi đượchưởng thụ những trái ngọt, trái thơm, cần nhớ tới công sức, mồ hôi nước mắt củangười đã làm ra nó. Điều đó được ẩn dụ nhằm khuyên răn thái độ của mỗi con ngườixử sự sao cho đúng, cho phải đối với những người đã giúp đỡ mình để không phải hổthẹn với lương tâm. Hành động đó đã thể hiện một tư tưởng cao đẹp, một lối ứng xửđúng đắn. Lòng biết ơn đối với người khác đó chính là một truyền thống tốt đẹp củaông cha ta từ xưa tới nay. Đó cũng chính là biết sống ân nghĩa mặn mà, thuỷ chungsâu sắc giữa con người với con người. Tất cả những gì chúng ta đang hưởng thụ hiệntại không phải tự dưng mà có. Đó chính là công sức của biết bao lớp người. Từ nhữngbát cơm dẻo tinh trên tay cũng do bàn tay người nông dân làm ra, một hạt lúa vàngchín giọt mồ hôi mà. Rồi đến tấm áo ta mặc, chiếc giày ta đi cũng đều bởi những bàntay khéo léo của người thợ cùng với sự miệt mài, cần cù trong đó. Những di sản vănhoá nghệ thuật, những thành tựu độc đáo sáng tạo để lại cho con cháu. Còn nhiều, rấtnhiều những công trình vĩ đại nữa mà thế hệ trước đã làm nên nhằm mục đích phục vụthế hệ sau. Tất cả, tất cả cũng chỉ là những công sức lớn lao, sự tâm huyết của mỗingười dồn lại đã tạo nên một thành quả thật đáng khâm phục để ngày nay chúng ta cầnbiết ơn, phục hồi, tu dưỡng, phát triển những di sản đó. Những lòng biết ơn, kínhtrọng không phải chỉ là lời nói mà còn cần hành động để có thể thể hiện được hết ânnghĩa của ta. Đó chính là bài học thiết thực về đạo lí mà mỗi con người cần phải có. Đến câu tục ngữ thứ hai “Uống nước nhớ nguồn”. Cũng giống câu tục ngữ thứnhất. Câu tục ngữ này đều mang ý ẩn dụ dưới hình thức cụ thể, sinh động. Nước chínhlà thứ chúng ta hưởng thụ còn nguồn chính là người tạo ra cái để chúng ta hưởng thụđó. Câu tục ngữ này chỉ vẻn vẹn có bốn chữ mà ý tứ sâu xa ẩn dưới cấu trúc mô hìnhđiều kiện, hệ quả. Nói đến nước trong nguồn là nói đến sự mát mẻ, thanh tao. Vànguồn nước sẽ mãi không bao giờ vơi cạn. Chữ “nhớ” trong câu là một từ quan trọng,tâm điểm của câu tục ngữ. Ý nghĩa câu tục ngữ này thể hiện mối quan hệ tốt đẹp giữacon người với con người. Lòng nhớ ơn luôn mang một tình cảm cao đẹp, thấm nhuầntư tưởng nhân văn. Nó giáo dục chúng ta cần biết ơn tổ tiên, ông bà, cha mẹ, nhữnganh hùng vĩ đại đã hi sinh, lấy thân mình, mồ hôi xương máu để bảo vệ nền độc lậpcho đất nước, giữ vững bình yên vùng trời Tổ quốc cho chúng ta có những năm thángsống vui sống khoẻ và có ích cho xã hội, phần để thực hiện đúng trách nhiệm, bổnphận của chúng ta, phần vì không hổ thẹn với những người ngã xuống giành lấy sựđộc lập. Có ai hiểu được rằng, một sự biết ơn được thể hiện như một đoá hoa mai ửnghé trong nắng vàng, một lòng kính trọng bộc lộ như một ánh sao đêm sáng rọi trên trờicao. Đó là những cử chỉ cao đẹp, những hành động dù chỉ là nhỏ nhất cũng đều mangmột tấm lòng cao thượng. Những người có nhân nghĩa là những người biết ơn đồngthời cũng biết giúp đỡ người khác mà không chút tính toan do dự. Chính những hànhđộng đó đã khơi dậy tấm lòng của biết bao nhiêu con người , rồi thế giới này sẽ mãi làmột thế giới giàu cảm xúc. Tóm lại hai câu tục ngữ trên giúp ta hiểu được về đạo lí làm người. Lòng tônkính, sự biết ơn không thể thiếu trong mỗi con người, đặc biệt là thế hệ trẻ hôm nay.Chúng ta luôn phải trau dồi những phẩm chất cao quý đó, hãy biết rèn luyện, phấn đấubằng những hành động nhỏ nhất vì nó không tự có trong mỗi chúng ta. Chúng ta cầnphải biết ơn những người đã có công dẫn dắt ta trong cuộc sống nhất là đối với nhữngngười trực tiếp giúp đỡ chỉ bảo ta như cha mẹ, thầy cô. Bài học đó sẽ mãi là một kinhnghiệm sống ẩn chứa trong hai câu tục ngữ trên và nó có vai trò, tác dụng rất lớn đốivới cuộc sống trên hành tinh này. ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
ngữ văn phổ thông văn mẫu lớp 9 tài liệu lớp 9 ôn thi văn lớp 9 bài giảng văn lớp 9Gợi ý tài liệu liên quan:
-
8 trang 80 0 0
-
Hãy tưởng tượng và trò chuyện với người lính lái xe trong tác phẩm Bài thơ về tiểu đội xe không kính
3 trang 68 0 0 -
Hình tượng người mẹ trong thơ ca Việt Nam hiện đại
8 trang 66 0 0 -
Bi kịch của người phụ nữ trong xã hội cũ qua một số tác phẩm văn học trung đại đã học
6 trang 58 0 0 -
3 trang 42 0 0
-
Soạn bài Số phận con người của Sô-lô-khốp
4 trang 39 0 0 -
Kiến thức cơ bản bài Mây và sóng - Ta-go
6 trang 36 0 0 -
Kết Thúc Có Hậu Truyện Tấm Cám...
4 trang 32 0 0 -
Phân tích bài thơ Đoàn thuyền đánh cá
10 trang 30 0 0 -
Phân tích tâm sự thầm kín của Nguyễn Duy qua bài thơ Ánh trăng
8 trang 29 0 0 -
Soạn bài Các vị la hán chùa Tây Phương
4 trang 28 0 0 -
Cảm nhận về đoạn trích Nổi Thương Mình (trích Truyện Kiều - Nguyễn Du)
4 trang 27 0 0 -
Kiến thức cơ bản bài Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông-ten
6 trang 26 0 0 -
Bản sắc văn hóa Tây Nguyên qua sử thi Đam San
5 trang 24 0 0 -
5 trang 23 0 0
-
Văn mẫu lớp 9: Đóng vai ông Hai kể lại truyện ngắn Làng của Kim Lân
21 trang 23 0 0 -
Cảm xúc ngày nhà giáo Việt Nam
4 trang 22 0 0 -
Nghị luận xã hội: Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau
8 trang 22 0 0 -
Những điểm chú ý khi phân tích nhân vật Tràng trong Vợ Nhặt
5 trang 21 0 0 -
Bình giảng 20 dòng đầu của bài thơ Việt Bắc
8 trang 21 0 0