Nghiên cứu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến nuôi trồng thủy sản ở tỉnh Quảng Nam
Số trang: 9
Loại file: pdf
Dung lượng: 301.13 KB
Lượt xem: 14
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Diện tích nuôi trồng biến động, dịch bệnh gia tăng, cơ cấu mùa vụ có nhiều thay đổi… Bài viết nhằm phân tích các biểu hiện và ảnh hưởng tiêu cực của biến đổi khí hậu đến nuôi trồng thủy sản, từ đó đề xuất các giải pháp thích ứng.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến nuôi trồng thủy sản ở tỉnh Quảng Nam NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN NUÔI TRỒNG THỦY SẢN Ở TỈNH QUẢNG NAM BÙI THANH SƠN Trường THPT chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm, Quảng Nam LÊ VĂN ÂN Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế Tóm tắt: Trong những năm gần đây, ở Quảng Nam đã xuất hiện những biến động thất thường của các yếu tố nhiệt độ, lượng mưa cũng như các thiên tai như bão, lũ lụt, hạn hán… diễn biến ngày càng phức tạp, đã ảnh hưởng rất lớn đến phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nói chung, trong đó nuôi trồng thủy sản là một trong những ngành chịu thiệt hại nặng nề nhất, qua các phương diện như: Diện tích nuôi trồng biến động, dịch bệnh gia tăng, cơ cấu mùa vụ có nhiều thay đổi… Bài viết nhằm phân tích các biểu hiện và ảnh hưởng tiêu cực của biến đổi khí hậu đến nuôi trồng thủy sản, từ đó đề xuất các giải pháp thích ứng. Từ khóa: biến đổi khí hậu, nuôi trồng thủy sản, tỉnh Quảng Nam 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Quảng Nam là tỉnh ven biển Duyên hải Nam Trung Bộ và là khu vực chịu tác hại nặng do biến đổi khí hậu (BĐKH) gây ra. Đó là, tình trạng xâm nhập mặn, hạn hán diễn ra trên qui mô lớn vào mùa khô và lũ lụt với diễn biến phức tạp vào mùa mưa… đã gây nhiều thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp nói chung và nuôi trồng thủy sản nói riêng. Trước tình hình trên, nhiều địa phương trong tỉnh đã và đang đề ra nhiều giải pháp để ứng phó và thích nghi với các tác động của BĐKH. Tỉnh Quảng Nam có 7000 ha diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản, lớn nhất khu vực Duyên hải Nam Trung bộ, ngành thủy sản đã và đang trở thành ngành kinh tế quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh giai đoạn 2011- 2020 nên nguy cơ mà biến đổi khí hậu gây ra cho ngành là rất lớn. 2. CÁC BIỂU HIỆN CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở TỈNH QUẢNG NAM 2.1. Chế độ nhiệt Nhiệt độ trung bình tháng và năm trong vòng 30 năm (1980 – 2010) có xu hướng tăng, trong đó nhiệt độ trung bình năm tăng 0,010C /năm. Nhiệt độ trung bình năm giai đoạn 1980 – 2000 là 25,60C tăng lên 25,90C giai đoạn 2001- 2010, như vậy trong vòng 30 năm nhiệt độ trung bình năm tăng khoảng 0,3 0C, thể hiện ở Bảng 1. Bảng 1. Nhiệt độ trung bình tháng và năm ở đồng bằng ven biển Quảng Nam giai đoạn 1980- 2010 (Đơn vị: 0C) (Nguồn: [7]) Thời kỳ 1 2 3 4 5 6 7 8 12 Năm 1980-2000 21,3 22,4 24,3 26,6 28,0 28,8 28,8 28,6 27,1 25,5 23,8 21,6 25,6 2001-2010 21,6 22,9 24,5 27,1 28,4 29,5 29,1 28,4 27,2 25,8 24,1 22,3 25,9 Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế ISSN 1859-1612, Số 04(36)/2015: tr. 98-106 9 10 11 NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU... 99 Như vậy mức tăng nhiệt độ trung bình năm ở Quảng Nam cao hơn mức tăng nhiệt độ trung bình năm ở Nam Trung Bộ (chỉ tăng 0,3 0C) và mức tăng nhiệt độ trung bình năm của cả nước (tăng 0,70C) trong 50 năm từ năm 1951 đến 2000. [5] Biên độ nhiệt độ ngày đêm: Về mùa hè, biên độ nhiệt ngày đêm ở đồng bằng ven biển từ 8- 9 0C, vùng núi cao từ 10 – 11 0C. Về mùa đông, biên độ nhiệt ngày đêm ở đồng bằng ven biển dao động từ: 5,5 – 6,0 0C, ở vùng núi cao từ 6,0 – 6,5 0C. [7]. 35 Nhiệt độ (độ C) 30 25 20 Tháng 1 15 Tháng 7 10 5 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 Thời gian (giờ) Hình 1. Biến trình nhiệt độ ngày đêm trong tháng 1,7 trạm Tam Kỳ (1980 - 2010) Như vậy, biên độ nhiệt ngày đêm ở Quảng Nam rất lớn, ảnh hưởng đến khả năng thích nghi và chống chịu của các loài thủy sản, trong khi đó ở tỉnh Quảng Nam chủ yếu là nuôi tôm ven biển, nên tôm dễ bị chết hàng loạt hoặc giảm khả năng sinh trưởng, năng suất sinh học không cao. 2.2. Chế độ mưa Theo số liệu thống kê từ năm 1980 – 2010 [7], lượng mưa trung bình năm ở Quảng Nam có xu hướng tăng 472 mm, trung bình mỗi năm tăng khoảng 15,7 mm, nhưng lượng mưa trung bình năm diễn biến trên thực tế rất thất thường và giao động rất lớn. Lượng mưa trung bình nhiều năm vào khảng 2763 mm, năm có lượng mưa lớn nhất là 4380 mm (năm 1999) vượt trung bình nhiều năm là 2617 mm, năm có lượng mưa thấp nhất là 1577 mm (năm 1988), thể hiện qua bảng 2. Bảng 2. Lượng mưa trung bình năm, các thời kỳ qua các thập kỷ (Đơn vị: mm) [7] Thập kỷ Trạm Tam Kỳ 1980-1989 1990-1999 2000-2009 TB năm 2439 2813 2911 Thời kỳ Tháng 2-4 Tháng 6-8 31 85 68 83 54 122 Tháng 9-12 471 581 521 Quảng Nam là tỉnh có lượng mưa lớn và cường độ mưa rất lớn. Một năm trung bình ở các địa phương Quảng Nam có 10 đến 20 ngày mưa to (lượng mưa ngày trên 50mm); trong đó có 3 - 8 ngày mưa rất to (lượng mưa ngày trên 100 mm), thể hiện qua hình 2. 100 BÙI THANH SƠN – LÊ VĂN ÂN 450 400 350 mm 300 250 Lượng mưa 200 150 100 50 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Tháng Hình 2. Biểu đồ lượng mưa một ngày lớn nhất trong các tháng Trạm Tam Kỳ Lượng mưa lớn nhất một ngày (hơn 400mm) còn lớn hơn tổng lượng mưa trung bình các tháng của mùa mưa ít; chứng tỏ lượng mưa không những phân hoá theo không gian mà còn phân hoá mạnh mẽ theo thời gian. Lượng mưa lớn nhất trong một ngày tập trung vào các tháng 10 hoặc 11 khoảng 380- 400mm, là những tháng có tổng lượng mưa tháng lớn nhất trong năm. 2.3. Nước biển dâng Theo số liệu thống kê, từ năm 1960 - 2010 các tài liệu trung bình hàng năm mực nước biển ở Việt Nam dâng cao khoảng 3mm và trong vòng 50 năm trở lại đây, mực nước biển dâng lên khoảng 20 cm [3], [4], [6]. Ở Quảng Nam tốc độ dâng lên của mực nước trung bình năm tại Hội An tăng khoảng 0,515 cm/năm; mực nước tối cao trạm Hội An tăng 2,830 cm/năm; mực nước tối thấp tăng khoảng 0,072 cm/năm.[7] 2.4. Các hiện tượng thời tiết cực đoan 2.4.1. Bão và áp thấp nhiệt đới Bảng 3. Số cơn bão trung bình và tần suất bão khu vực Quảng Nam qua các thời kỳ Thời gian 1980 – 1984 1995 – 1999 2005 – 2010 3 4 5 6 7 8 9 0 0,0 0 0,0 0 1 0,0 33,3 0 0 0 0,0 0,0 0 0,0 10 11 0 0,0 0 0,0 1 1 33,3 33,3 0 0 0 0,0 0,0 0,0 0,0 0 0 0 0 0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 12 Năm 0 0,0 0 0,0 3 100% 1 0 0 2 50,0 50,0 0,0 0,0 100% 2 0 0 3 33,3 66,7 ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến nuôi trồng thủy sản ở tỉnh Quảng Nam NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN NUÔI TRỒNG THỦY SẢN Ở TỈNH QUẢNG NAM BÙI THANH SƠN Trường THPT chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm, Quảng Nam LÊ VĂN ÂN Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế Tóm tắt: Trong những năm gần đây, ở Quảng Nam đã xuất hiện những biến động thất thường của các yếu tố nhiệt độ, lượng mưa cũng như các thiên tai như bão, lũ lụt, hạn hán… diễn biến ngày càng phức tạp, đã ảnh hưởng rất lớn đến phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nói chung, trong đó nuôi trồng thủy sản là một trong những ngành chịu thiệt hại nặng nề nhất, qua các phương diện như: Diện tích nuôi trồng biến động, dịch bệnh gia tăng, cơ cấu mùa vụ có nhiều thay đổi… Bài viết nhằm phân tích các biểu hiện và ảnh hưởng tiêu cực của biến đổi khí hậu đến nuôi trồng thủy sản, từ đó đề xuất các giải pháp thích ứng. Từ khóa: biến đổi khí hậu, nuôi trồng thủy sản, tỉnh Quảng Nam 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Quảng Nam là tỉnh ven biển Duyên hải Nam Trung Bộ và là khu vực chịu tác hại nặng do biến đổi khí hậu (BĐKH) gây ra. Đó là, tình trạng xâm nhập mặn, hạn hán diễn ra trên qui mô lớn vào mùa khô và lũ lụt với diễn biến phức tạp vào mùa mưa… đã gây nhiều thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp nói chung và nuôi trồng thủy sản nói riêng. Trước tình hình trên, nhiều địa phương trong tỉnh đã và đang đề ra nhiều giải pháp để ứng phó và thích nghi với các tác động của BĐKH. Tỉnh Quảng Nam có 7000 ha diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản, lớn nhất khu vực Duyên hải Nam Trung bộ, ngành thủy sản đã và đang trở thành ngành kinh tế quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh giai đoạn 2011- 2020 nên nguy cơ mà biến đổi khí hậu gây ra cho ngành là rất lớn. 2. CÁC BIỂU HIỆN CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở TỈNH QUẢNG NAM 2.1. Chế độ nhiệt Nhiệt độ trung bình tháng và năm trong vòng 30 năm (1980 – 2010) có xu hướng tăng, trong đó nhiệt độ trung bình năm tăng 0,010C /năm. Nhiệt độ trung bình năm giai đoạn 1980 – 2000 là 25,60C tăng lên 25,90C giai đoạn 2001- 2010, như vậy trong vòng 30 năm nhiệt độ trung bình năm tăng khoảng 0,3 0C, thể hiện ở Bảng 1. Bảng 1. Nhiệt độ trung bình tháng và năm ở đồng bằng ven biển Quảng Nam giai đoạn 1980- 2010 (Đơn vị: 0C) (Nguồn: [7]) Thời kỳ 1 2 3 4 5 6 7 8 12 Năm 1980-2000 21,3 22,4 24,3 26,6 28,0 28,8 28,8 28,6 27,1 25,5 23,8 21,6 25,6 2001-2010 21,6 22,9 24,5 27,1 28,4 29,5 29,1 28,4 27,2 25,8 24,1 22,3 25,9 Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế ISSN 1859-1612, Số 04(36)/2015: tr. 98-106 9 10 11 NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU... 99 Như vậy mức tăng nhiệt độ trung bình năm ở Quảng Nam cao hơn mức tăng nhiệt độ trung bình năm ở Nam Trung Bộ (chỉ tăng 0,3 0C) và mức tăng nhiệt độ trung bình năm của cả nước (tăng 0,70C) trong 50 năm từ năm 1951 đến 2000. [5] Biên độ nhiệt độ ngày đêm: Về mùa hè, biên độ nhiệt ngày đêm ở đồng bằng ven biển từ 8- 9 0C, vùng núi cao từ 10 – 11 0C. Về mùa đông, biên độ nhiệt ngày đêm ở đồng bằng ven biển dao động từ: 5,5 – 6,0 0C, ở vùng núi cao từ 6,0 – 6,5 0C. [7]. 35 Nhiệt độ (độ C) 30 25 20 Tháng 1 15 Tháng 7 10 5 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 Thời gian (giờ) Hình 1. Biến trình nhiệt độ ngày đêm trong tháng 1,7 trạm Tam Kỳ (1980 - 2010) Như vậy, biên độ nhiệt ngày đêm ở Quảng Nam rất lớn, ảnh hưởng đến khả năng thích nghi và chống chịu của các loài thủy sản, trong khi đó ở tỉnh Quảng Nam chủ yếu là nuôi tôm ven biển, nên tôm dễ bị chết hàng loạt hoặc giảm khả năng sinh trưởng, năng suất sinh học không cao. 2.2. Chế độ mưa Theo số liệu thống kê từ năm 1980 – 2010 [7], lượng mưa trung bình năm ở Quảng Nam có xu hướng tăng 472 mm, trung bình mỗi năm tăng khoảng 15,7 mm, nhưng lượng mưa trung bình năm diễn biến trên thực tế rất thất thường và giao động rất lớn. Lượng mưa trung bình nhiều năm vào khảng 2763 mm, năm có lượng mưa lớn nhất là 4380 mm (năm 1999) vượt trung bình nhiều năm là 2617 mm, năm có lượng mưa thấp nhất là 1577 mm (năm 1988), thể hiện qua bảng 2. Bảng 2. Lượng mưa trung bình năm, các thời kỳ qua các thập kỷ (Đơn vị: mm) [7] Thập kỷ Trạm Tam Kỳ 1980-1989 1990-1999 2000-2009 TB năm 2439 2813 2911 Thời kỳ Tháng 2-4 Tháng 6-8 31 85 68 83 54 122 Tháng 9-12 471 581 521 Quảng Nam là tỉnh có lượng mưa lớn và cường độ mưa rất lớn. Một năm trung bình ở các địa phương Quảng Nam có 10 đến 20 ngày mưa to (lượng mưa ngày trên 50mm); trong đó có 3 - 8 ngày mưa rất to (lượng mưa ngày trên 100 mm), thể hiện qua hình 2. 100 BÙI THANH SƠN – LÊ VĂN ÂN 450 400 350 mm 300 250 Lượng mưa 200 150 100 50 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Tháng Hình 2. Biểu đồ lượng mưa một ngày lớn nhất trong các tháng Trạm Tam Kỳ Lượng mưa lớn nhất một ngày (hơn 400mm) còn lớn hơn tổng lượng mưa trung bình các tháng của mùa mưa ít; chứng tỏ lượng mưa không những phân hoá theo không gian mà còn phân hoá mạnh mẽ theo thời gian. Lượng mưa lớn nhất trong một ngày tập trung vào các tháng 10 hoặc 11 khoảng 380- 400mm, là những tháng có tổng lượng mưa tháng lớn nhất trong năm. 2.3. Nước biển dâng Theo số liệu thống kê, từ năm 1960 - 2010 các tài liệu trung bình hàng năm mực nước biển ở Việt Nam dâng cao khoảng 3mm và trong vòng 50 năm trở lại đây, mực nước biển dâng lên khoảng 20 cm [3], [4], [6]. Ở Quảng Nam tốc độ dâng lên của mực nước trung bình năm tại Hội An tăng khoảng 0,515 cm/năm; mực nước tối cao trạm Hội An tăng 2,830 cm/năm; mực nước tối thấp tăng khoảng 0,072 cm/năm.[7] 2.4. Các hiện tượng thời tiết cực đoan 2.4.1. Bão và áp thấp nhiệt đới Bảng 3. Số cơn bão trung bình và tần suất bão khu vực Quảng Nam qua các thời kỳ Thời gian 1980 – 1984 1995 – 1999 2005 – 2010 3 4 5 6 7 8 9 0 0,0 0 0,0 0 1 0,0 33,3 0 0 0 0,0 0,0 0 0,0 10 11 0 0,0 0 0,0 1 1 33,3 33,3 0 0 0 0,0 0,0 0,0 0,0 0 0 0 0 0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 12 Năm 0 0,0 0 0,0 3 100% 1 0 0 2 50,0 50,0 0,0 0,0 100% 2 0 0 3 33,3 66,7 ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Biến đổi khí hậu Nuôi trồng thủy sản Tỉnh Quảng Nam Ảnh hưởng nhiệt độ Nuôi trồng biến độngGợi ý tài liệu liên quan:
-
78 trang 343 2 0
-
báo cáo chuyên đề GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
78 trang 286 0 0 -
Hạ tầng xanh – giải pháp bền vững cho thoát nước đô thị
17 trang 230 1 0 -
Tổng quan về việc sử dụng Astaxanthin trong nuôi trồng thủy sản
10 trang 222 0 0 -
Thông tư số 08/2019/TT-BNNPTNT
7 trang 221 0 0 -
225 trang 214 0 0
-
13 trang 205 0 0
-
Tìm hiểu các kỹ thuật nuôi trồng thuỷ sản (Tập 1): Phần 1
66 trang 190 0 0 -
Đồ án môn học: Bảo vệ môi trường không khí và xử lý khí thải
20 trang 190 0 0 -
13 trang 181 0 0