Danh mục

Nghiên cứu ảnh hưởng của các biện pháp kỹ thuật canh tác đến dịch hại và năng suất của giống cà chua triển vọng TN386 trong vụ xuân hè 2013 tại Thái Nguyên

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.39 MB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Jamona

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 3,000 VND Tải xuống file đầy đủ (7 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Thí nghiệm được tiến hành trên giống cà chua TN386 vụ Xuân Hè 2013 tại khu thí nghiệm Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên với 5 công thức là 5 biện pháp kỹ thuật khác nhau. Kết quả thí nghiệm cho thấy các biện pháp kỹ thuật khác nhau không ảnh hưởng nhiều đến thời gian sinh trưởng, chiều cao cây và số lá của giống cà chua TN386.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu ảnh hưởng của các biện pháp kỹ thuật canh tác đến dịch hại và năng suất của giống cà chua triển vọng TN386 trong vụ xuân hè 2013 tại Thái Nguyên Lê Thị Kiều Oanh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 119(05): 47 - 53 NGHIÊN CỨU ẢNH HƢỞNG CỦA CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT CANH TÁC ĐẾN DỊCH HẠI VÀ NĂNG SUẤT CỦA GIỐNG CÀ CHUA TRIỂN VỌNG TN386 TRONG VỤ XUÂN HÈ 2013 TẠI THÁI NGUYÊN Lê Thị Kiều Oanh*, Nguyễn Thị Mão, Trần Đình Hà, Trần Trung Kiên Trường Đại học Nông Lâm – ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Thí nghiệm đƣợc tiến hành trên giống cà chua TN386 vụ Xuân Hè 2013 tại khu thí nghiệm Trƣờng Đại học Nông Lâm Thái Nguyên với 5 công thức là 5 biện pháp kỹ thuật khác nhau. Kết quả thí nghiệm cho thấy các biện pháp kỹ thuật khác nhau không ảnh hƣởng nhiều đến thời gian sinh trƣởng, chiều cao cây và số lá của giống cà chua TN386. Tuy nhiên, có sự sai khác về tình hình nhiễm sâu, bệnh hại và năng suất giữa các công thức thí nghiệm. Tỷ lệ nhiễm sâu, bệnh hại cao nhất ở công thức 1 - đối chứng (15 tấn phân chuồng + 90 kg N + 60 kg P2O5 +150 kg K2O, sử dụng thuốc BVTV hóa học), thấp nhất ở công thức 5 (25 tấn phân hữu cơ sinh học NTT + 800 kg vôi bột + 120 kg N + 100 kg P2O5 + 150 kg K2O + xen hành lá, sử dụng thuốc BVTV sinh học). Năng suất thực thu cũng đạt cao nhất ở công thức 5, đạt 27,5 tấn/ha và thấp nhất là công thức 1 (21,1 tấn/ha). Từ khóa: Cà chua, biện pháp kỹ thuật, sâu bệnh hại, vụ Xuân Hè. ĐẶT VẤN ĐỀ* Cà chua (Lycopersicon esculentum Mill.) là một trong những loại rau ăn quả quan trọng đƣợc trồng ở hầu khắp các nƣớc trên thế giới. Ở Việt Nam, năm 2010 diện tích cà chua khoảng 17,6 nghìn ha, năng suất đạt 11,6 tấn/ha (Tổng cục Thống kê, 2013)[4]. Trong những năm gần đây, ở nƣớc ta cà chua không chỉ đƣợc trồng trong vụ Đông Xuân (chính vụ) mà còn đƣợc trồng trong vụ sớm (Thu Đông), vụ Đông Xuân (muộn) và vụ Xuân Hè (trái vụ). Đây là một bƣớc tiến quan trọng về kỹ thuật, công nghệ trong ngành sản xuất cà chua, vừa có ý nghĩa giải quyết vấn đề rau trái vụ, lại vừa nâng cao hiệu quả kinh tế cho ngƣời sản xuất. Tuy nhiên, ở Việt Nam việc sản xuất cà chua còn nhiều bất cập nhƣ chƣa đủ giống tốt cho sản xuất, cho từng vụ và thích hợp cho từng vùng sinh thái khác nhau. Cùng với đó, việc đầu tƣ cho sản xuất cà chua của ngƣời nông dân còn thấp, quy trình kỹ thuật canh tác cũ, trình độ thâm canh chƣa cao đặc biệt là vấn đề sử dụng phân bón và kỹ thuật bón phân cho cây cà chua là chƣa thích hợp cho từng vụ * Tel: 0978 626877, Email: lkoanh77@gmail.com và từng giống khác nhau. Hơn nữa việc sử dụng tùy tiện thuốc bảo vệ thực vật độc hại, với thời gian cách ly không đảm bảo, nên không những gây ô nhiễm môi trƣờng và sản phẩm, ảnh hƣởng xấu đến sức khỏe của con ngƣời mà còn tăng chi phí cho ngƣời sản xuất. Vì vậy việc nghiên cứu và lựa chọn các biện pháp kỹ thuật canh tác thích hợp đáp ứng đƣợc những đòi hỏi trong thực tế là sản xuất cà chua an toàn và mang lại hiệu quả kinh tế cao cho ngƣời sản xuất là vấn đề cấp thiết hiện nay. Do đó, phải căn cứ vào điều kiện của từng địa phƣơng, đặc điểm sinh vật học của từng giống để lựa chọn biện pháp canh tác thích hợp cho cà chua sinh trƣởng phát triển tốt và cho năng suất cao nhất. Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn này, chúng tôi tiến hành thực hiện nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của các biện pháp kỹ thuật canh tác đến dịch hại và năng suất của giống cà chua triển vọng TN386 trong vụ Xuân Hè 2013 tại Thái Nguyên”. VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Vật liệu nghiên cứu Cây trồng chính: Cà chua giống TN386 thuộc loại hình sinh trƣởng vô hạn, là giống triển 47 Lê Thị Kiều Oanh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ vọng đã đƣợc khảo nghiệm tại Thái Nguyên; Cây trồng xen: Hành lá. Phân bón: Phân Urê, Supe lân Lâm Thao, Kali clorua, phân chuồng hoai mục, phân hữu cơ sinh học NTT, vôi bột. Thuốc BVTV: thuốc BVTV hóa học: Zineb bul 80WP, Rimil 72WP, Kacie 250EC, Pesieu 500EC; Thuốc BVTV sinh học: BioBus 1.00WP, Vertimec 1.8EC, Atabron 5EC Địa điểm và thời gian nghiên cứu Địa điểm nghiên cứu: Thí nghiệm bố trí tại Khu thí nghiệm khoa Nông học, trƣờng Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. Thời gian nghiên cứu: Thí nghiệm tiến hành từ tháng 12/2012 đến tháng 5/2013. Nội dung nghiên cứu Ảnh hƣởng của các biện pháp kỹ thuật canh tác đến sinh trƣởng, phát triển của giống cà chua TN386. 119(05): 47 - 53 riêng công thức 1 theo mật độ của ngƣời dân vùng chuyên canh rau Đồng Hỷ, Thái Nguyên (41.000 cây/ha). Các công thức thí nghiệm (tính cho 1 ha): CT1 (Đ/C): 15 tấn phân chuồng + 90 kg N + 60 kg P2O5 +150 kg K2O, sử dụng thuốc BVTV hóa học khi cần. CT2: 25 tấn phân chuồng + 800 kg vôi bột + 120 kg N + 100 kg P2O5 + 150 kg K2O, sử dụng thuốc BVTV hóa học khi cần. CT3: 25 tấn phân hữu cơ sinh học NTT + 800 kg vôi bột + 120 kg N + 100 kg P2O5 + 150 kg K2O, sử dụng thuốc BVTV hóa học khi cần. CT4: 25 tấn phân hữu cơ sinh học NTT + 800 kg vôi bột + 120 kg N + 100 kg P2O5 + 150 kg K2O, sử dụng thuốc BVTV sinh học khi cần. CT5: 25 tấn phân hữu cơ sinh h ...

Tài liệu được xem nhiều: