Danh mục

Nghiên cứu ảnh hưởng của giá thể, thời vụ, số lượng nhánh tách đến khả năng đẻ nhánh của cây địa lan Kiếm Trắng (Cymbidium aloifolium)

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.07 MB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Jamona

Phí tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (7 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết Nghiên cứu ảnh hưởng của giá thể, thời vụ, số lượng nhánh tách đến khả năng đẻ nhánh của cây địa lan Kiếm Trắng (Cymbidium aloifolium) được nghiên cứu nhằm đánh giá ảnh hưởng của các công thức giá thể, thời vụ và số lượng nhánh tách đến khả năng đẻ nhánh của cây địa lan Kiếm Trắng.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu ảnh hưởng của giá thể, thời vụ, số lượng nhánh tách đến khả năng đẻ nhánh của cây địa lan Kiếm Trắng (Cymbidium aloifolium) BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM - HỘI NGHỊ KHOA HỌC QUỐC GIA LẦN THỨ 5 DOI: 10.15625/vap.2022.0080 NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA GIÁ THỂ, THỜI VỤ, SỐ LƯỢNG NHÁNH TÁCH ĐẾN KHẢ NĂNG ĐẺ NHÁNH CỦA CÂY ĐỊA LAN KIẾM TRẮNG (Cymbidium aloifolium) Phạm Phương Thu1,*, Nguyễn Thị Tình2, Chu Đức Hà3, Trần Ngọc Hùng4, Ngô Xuân Bình5 Tóm tắt. Trong báo cáo này, chúng tôi đã nghiên cứu thành công ảnh hưởng của thời vụ tách nhánh, giá thể, số lượng nhánh tách đến khả năng đẻ nhánh của cây địa lan Kiếm Trắng (Cymbidium aloifolium). Để nhân giống địa lan Kiếm Trắng đạt kết quả tốt, thời vụ tách nhánh nên tiến hành vào mùa xuân, lượng nhánh tách thích hợp nhất cho sự sinh trưởng, phát triển của cây Kiếm Trắng là tách 1 giả hành trưởng thành trồng 1 khóm. Môi trường giá thể thích hợp nhất cho cây Kiếm Trắng sinh trưởng phát triển tốt là vỏ thông, đá nhỏ, xơ dừa, than củi, đá thấm thủy phối trộn theo tỷ lệ 1 : 1 : 2 : 2 : 1 cho hệ số bật chồi cao với 1,43 chồi/nhánh; hiệu quả tăng trưởng chiều cao nhánh mới đạt 23,03 cm. Từ khóa: Cymbidium aloifolium, đẻ nhánh, giá thể. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Họ Lan là họ thực vật có hoa, thuộc bộ Măng tây, lớp thực vật một lá mầm (Monocotydonea). Đây là một trong những họ lớn nhất của thực vật bao gồm 800 chi khác nhau, chúng được phân bố ở khắp nơi trên toàn thế giới, ngoại trừ châu Nam Cực. Hoa lan rất đẹp và bền, là nữ hoàng của các loài hoa, khi ở đất chúng có dạng củ nạc (giả hành), sống trên các hốc đá có mùn nên được gọi là địa lan, hoặc bám vào cành cây và thân cây gọi là phong lan (De, 2022). Theo các số liệu đã công bố, chi địa lan (Cymbidium) hiện nay có khoảng 120 loài, châu Á có 52 loài, tại Việt Nam có 24 loài (Averyanov & Averyanova, 2003). Trong những năm gần đây, ngoài việc sử dụng làm hoa cắt cành trên toàn cầu, địa lan cũng được thu hoạch, trồng và buôn bán cho nhiều mục đích khác nhau, bao gồm làm cây cảnh trong chậu, sản phẩm thuốc và thực phẩm (De, 2022). Tại Việt Nam, do chất lượng cuộc sống ngày càng được nâng cao nên người dân rất chú trọng đến yếu tố tinh thần đặc biệt là tại các khu đô thị lớn, một trong những thú vui nổi bật trong những năm gần đây phải kể đến thú chơi hoa cảnh đặc biệt là hoa địa lan do vẻ đẹp kiều diễm mà loài hoa này mang lại. Chính vì vậy chi địa lan bị khai thác một cách ồ ạt, thiếu kiểm soát và quản lý dẫn đến nhiều loài địa lan bản địa đang bị đe dọa tuyệt chủng và dần biến mất trong tự nhiên. Hiện nay, tình hình nghiên cứu, sản xuất địa lan của nước ta đang tập trung theo 2 hướng chính, bao gồm sản xuất theo quy mô công nghiệp các loài lan mới lai tạo hoặc 1 Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 2 Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên 3 Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội 4 Viện nghiên cứu Rau quả 5 Bộ Khoa học và Công nghệ * Email: phamphuongthu@hpu2.edu.vn PHẦN 2. NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG SINH HỌC PHỤC VỤ ĐỜI SỐNG VÀ PHÁT TRIỂN XÃ HỘI 723 giống lan công nghiệp nhập nội và khai thác, nuôi trồng các loài hoa lan rừng bản địa (Phạm Thị Hồng Hạnh, 2017). Trong đó, lan Kiếm Trắng (Cym. aloifolium) là một loài địa lan bản địa của Việt Nam, có giá trị nghệ thuật rất cao nên đang bị khai thác tận diệt trong tự nhiên. Vì vậy, các nhà khoa học đã nỗ lực bảo tồn và nhân giống loài hoa này thông qua việc hoàn thiện quy trình nhân giống và chăm sóc. Tuy nhiên, chưa có nhiều báo cáo phân tích về ảnh hưởng của giá thể, thời vụ và số lượng nhánh tách đến sinh trưởng và phát triển của cây địa lan Kiếm Trắng. Mục tiêu của nghiên cứu này nhằm đánh giá ảnh hưởng của các công thức giá thể, thời vụ và số lượng nhánh tách đến khả năng đẻ nhánh của cây địa lan Kiếm Trắng. 2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP 2.1. Vật liệu nghiên cứu: Mẫu giống địa lan Kiếm Trắng được thu thập trong tự nhiên tại Thái Nguyên, lưu giữ tại Vườn thí nghiệm của khoa Công nghệ Sinh học và Công nghệ Thực phẩm, trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên. 2.2. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp bố trí thí nghiệm: Các thí nghiệm được bố trí theo khối hoàn toàn ngẫu nhiên (CRD) với 3 lần nhắc lại, mỗi lần nhắc lại cấy 10 chậu cây. Phương pháp tách nhánh: Gỡ bỏ một phần giá thể trên bề mặt chậu lan. Hơi nghiêng chậu, dùng tay vỗ mạnh xung quanh thành chậu cho giá thể bong ra khỏi thành chậu. Khi bộ rễ đã long ra nhẹ nhàng rút cả khóm lan ra khỏi chậu. Dùng kéo nhọn cắt bỏ các lá vàng, rễ già, rễ khô, loại bỏ thân, củ già bị thối và ngâm toàn bộ cây lan vào dung dịch thuốc trừ nấm như Ridomil Gold 68WPG (nồng độ 2 g/1 lít nước) trong vòng 5 phút, sau đó để ráo trong 1-2 giờ. Sau đó ngâm lại vào dung dịch Trimix - DT 500G với nồng độ 20 g/10 lít nước trong vòng 10 phút rồi để ráo nước. Dùng dao hoặc kéo cắt thành từng khóm, trong quá trình tiến hành cần chú ý vị trí cắt đoạn thân ngầm sao cho ít làm tổn thương đến nhánh cây và bôi thuốc sát trùng vào vết cắt. Yêu cầu của khóm lan sau khi trồng phải đảm bảo giá thể ngập rễ và củ nổi lên trên giá thể, tránh để củ ngập trong giá thể, dễ bị thối do nấm bệnh (De, 2022). Phương pháp xác định chỉ tiêu nghiên cứu Các chỉ tiêu nghiên cứu bao gồm: Hệ số bật chồi (chồi/nhánh), chiều cao nhánh mới tại thời điểm 45, 90, 125 ngày sau trồng được tham khảo theo phương pháp nghiên cứu của Phạm Thị Hồng Hạnh (2017). Thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng của thời vụ đến khả năng đẻ nhánh, sinh trưởng phát triển của cây con địa lan Kiếm Trắng Những chậu cây địa lan Kiếm Trắng mang đầy đủ các đặc điểm đặc trưng của loài, cây có sức sinh trưởng tốt, lá xanh bóng, mỗi chậu có từ 5-10 nhánh/chậu, cây không bị sâu bệnh hại được sử dụng làm nguồn vật liệu nghiên cứu. Tiến hành tách 1 giả hành trưởng thành trồng 1 khóm, thời gian ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: