Danh mục

Nghiên cứu ảnh hưởng của suy yếu lên các biến cố tim mạch nặng ngắn hạn trên bệnh nhân rất cao tuổi bị nhồi máu cơ tim cấp

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 311.33 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (7 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết xác định mối liên quan giữa suy yếu với các biến cố tim mạch nặng (tử vong do mọi nguyên nhân, tử vong do tim mạch, nhồi máu cơ tim, đột quỵ và xuất huyết nặng) ngắn hạn (nội viện và tại thời điểm 6 tháng) trên bệnh nhân rất cao tuổi bị nhồi máu cơ tim cấp
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu ảnh hưởng của suy yếu lên các biến cố tim mạch nặng ngắn hạn trên bệnh nhân rất cao tuổi bị nhồi máu cơ tim cấpY Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA SUY YẾU LÊN CÁC BIẾN CỐ TIM MẠCH NẶNG NGẮN HẠN TRÊN BỆNH NHÂN RẤT CAO TUỔI BỊ NHỒI MÁU CƠ TIM CẤP Nguyễn Văn Tân*,**, Nguyễn Quốc Khoa***TÓM TẮT Đặt vấn đề: Tỷ lệ người rất cao tuổi nhập viện vì nhồi máu cơ tim cấp ngày càng gia tăng. Suy yếu là mộthội chứng lão khoa với tỷ lệ gia tăng theo tuổi và bệnh lý tim mạch, nhất là nhồi máu cơ tim cấp. Tuy nhiên, sựảnh hưởng của suy yếu lên kết cục lâm sàng người rất cao tuổi bị nhồi máu cơ tim cấp chưa được nghiên cứunhiều. Mục tiêu: Xác định mối liên quan giữa suy yếu với các biến cố tim mạch nặng (tử vong do mọi nguyênnhân, tử vong do tim mạch, nhồi máu cơ tim, đột quỵ và xuất huyết nặng) ngắn hạn (nội viện và tại thời điểm 6tháng) trên bệnh nhân rất cao tuổi bị nhồi máu cơ tim cấp. Đối tượng - phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu đoàn hệ, tiến cứu và không can thiệp được thực hiệnđa trung tâm. Trong thời gian từ tháng 6 năm 2017 đến tháng 6 năm 2018, chúng tôi tiến hành nghiên cứu trên275 bệnh nhân rất cao tuổi (≥ 80 tuổi) bị nhồi máu cơ tim cấp nhập viện điều trị nội trú tại 4 khoa tim mạch của 4bệnh viện ở thành phố Hồ Chí Minh. Suy yếu được xác định theo thang điểm lâm sàng đánh giá suy yếu(Clinical Frailty Scale) được phát triển bởi đại học Dalhousie – Canada. Kết quả: Trong 275 bệnh nhân nghiên cứu, 172 (62,55%) bệnh nhân suy yếu với tỷ lệ suy yếu nặng và rấtnặng chiếm 67,44%. Suy yếu làm gia tăng tỷ lệ tử vong nội viện và tái nhồi máu cơ tim (18,02% so với 4,85%;p=0,002 và 4,65% so với 0; p=0,022). Tại thời điểm 6 tháng, tỷ lệ các biến cố tim mạch nặng không khác biệt có ýnghĩa giữa 2 nhóm bệnh nhân suy yếu và không suy yếu. Tuy nhiên, so với nhóm bệnh nhân suy yếu nhẹ/trungbình, nhóm bệnh nhân suy yếu nặng/rất nặng tăng tỷ lệ tử vong do mọi nguyên nguyên nhân và tử vong do timmạch (22,41% so với 1,79%; p

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: