Danh mục

Nghiên cứu ảnh hưởng của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam

Số trang: 19      Loại file: pdf      Dung lượng: 383.22 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết "Nghiên cứu ảnh hưởng của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam" nhằm đánh giá tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đến tăng trưởng kinh tế của 63 tỉnh (thành phố) ở Việt Nam thông qua cung cấp vốn xây dựng cơ sở hạ tầng và tạo việc làm cho lao động địa phương, chuyển đổi công nghệ và mở ra các hướng thị trường mới cho doanh nghiệp địa phương trong khoảng thời gian 10 năm (2012 - 2022) – giai đoạn nền kinh tế có nhiều thay đổi quan trọng. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu ảnh hưởng của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế tại Việt NamKỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA14.NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA VỐN ĐẦU TƯTRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀIĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TẠI VIỆT NAM PGS.TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền* SV. Ngô Duy Chương*, SV. Nguyễn Vũ Quỳnh Anh* SV. Lê Thu Trang*, SV. Nguyễn Văn Huy* Tóm tắt Nghiên cứu này nhằm đánh giá tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đến tăngtrưởng kinh tế của 63 tỉnh (thành phố) ở Việt Nam thông qua cung cấp vốn xây dựng cơ sở hạtầng và tạo việc làm cho lao động địa phương, chuyển đổi công nghệ và mở ra các hướng thịtrường mới cho doanh nghiệp địa phương trong khoảng thời gian 10 năm (2012 - 2022) – giaiđoạn nền kinh tế có nhiều thay đổi quan trọng. Nghiên cứu này dựa trên việc thực hiện môhình dữ liệu bảng động ARDL lấy nguồn từ Tổng cục Thống kê, trải qua quá trình sáp nhậpvà làm sạch, đưa ra kết quả cuối cùng, mẫu bao gồm 63 tỉnh, thành ở Việt Nam từ năm 2012đến năm 2022. Phương pháp này dựa trên dạng đồng tích hợp của mô hình ARDL đơn giản. Từ khóa: đầu tư trực tiếp nước ngoài, tăng trưởng kinh tế, tổng sản phẩm trên địa bàn(GRDP), dữ liệu mảng1. GIỚI THIỆU Trong thời đại toàn cầu hóa, công nghiệp hóa, hội nhập hóa ngày càng cao, mối quan hệtác động qua lại giữa FDI và tăng trưởng kinh tế đóng vai trò then chốt, quyết định sự ổn địnhvà phát triển của nền kinh tế, vận mệnh của các quốc gia. Do đó, mối quan hệ giữa FDI vàtăng trưởng kinh tế đã nổi lên như một tâm điểm của các cuộc thảo luận học thuật, các cuộcnghiên cứu khoa học. Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng về số lượng và chất lượng của hànghóa và dịch vụ kinh tế mà xã hội tạo ra (Roser, 2021). Tăng trưởng trong một nền kinh tếđược đo lường bằng sự thay đổi về khối lượng sản phẩm đầu ra hoặc chi tiêu hoặc thu nhập* Trường Đại học Kinh tế Quốc dân230 KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2023 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2024 THÚC ĐẨY TỔNG CẦU ĐỂ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TRONG BỐI CẢNH MỚIthực tế của người dân (Ngân hàng Thế giới). FDI đóng góp vào tăng trưởng kinh tế thôngqua nhiều phương tiện. Nó được kỳ vọng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tếbằng cách thúc đẩy tích lũy vốn, tích hợp nhiều đầu vào hơn vào quá trình sản xuất và đưara nhiều loại hàng hóa trung gian hơn (Feenestra và Markusen, 1994; Carkovic và Levine,2002; Buckley và cộng sự, 2002). Ngoài ra, FDI đóng vai trò là động lực quan trọng cho sựthay đổi công nghệ và cải thiện nguồn nhân lực, dẫn đến việc thúc đẩy công nghệ hiện đại ởnước sở tại (Borensztein và cộng sự 1998). Mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng kinh tế là một trong những tranh luận cơ bản vềkinh tế và phát triển toàn cầu được nhiều nhà nghiên cứu kinh tế quan tâm. Có rất nhiềunghiên cứu nêu bật tác động tích cực của FDI đối với tăng trưởng kinh tế ở nước sở tại.Agrawal (2015) xem xét mối quan hệ giữa vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và tăng trưởngkinh tế ở 5 nền kinh tế BRICS (Nhóm các nền kinh tế mới nổi) đã tiết lộ mối tương quan haichiều tích cực giữa tăng trưởng kinh tế và FDI. Hansen và Rand (2006) đã đánh giá mối quanhệ giữa FDI và tăng trưởng ở một nhóm 31 nền kinh tế đang phát triển và kết quả cho thấy tácđộng lâu dài của dòng FDI đến tăng trưởng kinh tế ở các nước nghiên cứu; và kết quả tươngtự cũng được Cakerri và cộng sự (2020); Đinh Thị Huyền Trang và cộng sự (2019) công bốsau đó. Dunning và Narula (1996) đã khám phá mối liên hệ giữa FDI và tăng trưởng kinh tế,phát hiện ra rằng, ảnh hưởng tích cực của FDI đến tăng trưởng bắt nguồn từ việc chuyển giaocả công nghệ mới và vốn sang nền kinh tế chủ nhà. Trong khi đó, một số nghiên cứu kháccho thấy tác động của FDI tới tăng trưởng kinh tế là không đáng kể (ví dụ: Hussein, 2009;Gunby và cộng sự, 2017; Carbonell và Werner, 2018). Amitava Krishna Dutt (1997) đã khámphá mối tương quan giữa sự phân bổ theo ngành của FDI và tăng trưởng kinh tế thông qua cảphân tích lý thuyết và thực nghiệm. Tuy nhiên, việc kiểm tra thực nghiệm bằng việc sử dụngcác mô hình tăng trưởng xuyên quốc gia đã không xác định được bất kỳ tác động rõ ràng nàocủa mô hình FDI đến tăng trưởng kinh tế tổng thể. Có thể thấy, tác động của vốn đầu tư trựctiếp nước ngoài tới tăng trưởng kinh tế vẫn còn mơ hồ và thiếu sự đồng thuận giữa các nhànghiên cứu về vấn đề này. Do đó, bài viết của chúng tôi là một nỗ lực nhằm lấp đầy khoảngtrống này trong tài liệu về mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng bằng cách đưa ra câu trả lờichính xác về tác động của FDI đối với việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Bài viết này sử dụng nhiều mô hình kinh tế lượng và những nghiên cứu thực nghiệm trêndữ liệu từ 63 tỉnh, thành của Việt Nam trong giai đoạn 2012 - 2022 để phân tích mối quanhệ giữa vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn(GRDP). Việc sử dụng phương pháp hiệu chỉnh sai số chuẩn trong dữ liệu bảng (PCSE) sẽgiảm thiểu các vấn đề về sự phụ thuộc chéo (CD). Mô hình PCSE cũng được dùng để xemxét lại các phát hiện của chúng tôi khi tính đến sự tồn tại của phương sai thay đổi, tác độngcố định và các vấn đề nội sinh. Mô hình lý thuyết kết hợp các biến giải thích có độ trễ mộtnăm để giải quyết vấn đề nội sinh. Phương pháp độ trễ phân phối tự hồi quy (ARDL) sử dụngcông cụ ước tính tác động cố định động được chọn để xử lý các tác động cố định theo thờigian và quốc gia trong nỗ lực của chúng tôi nhằm đo lường tác động tăng trưởng ngắn hạn vàdài hạn của FDI một cách chính xác hơn. 231KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT2.1. Các yếu tố tác động tới tăng trưởng GRDP Mặc dù nhiều nghiên cứu đã xem xét mối quan hệ giữa đô thị hó ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: