Danh mục

Nghiên cứu cấu trúc diễn ngôn và đặc điểm ngôn ngữ bản tin công nghệ thông tin Tiếng Anh

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 284.13 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết nghiên cứu về cấu trúc diễn ngôn bản tin công nghệ thông tin tiếng Anh dựa trên khung lý thuyết do Teun A van Dijk (1985 và 1988) và Allan Bell (1991) đề xuất. Ngoài ra, một số đặc điểm ngôn ngữ chính yếu như tổ hợp cú và mật độ từ vựng cũng được nghiên cứu dựa trên khung lý thuyết do M.A.K. Halliday (1985, 1993, và 1994) và Suzanne Eggins (1994) đưa ra. Kết quả tìm được giúp chúng ta hiểu thêm về ngôn ngữ cũng như vai trò của nó trong việc kiến tạo và hiểu được đầy đủ ý nghĩa các bản tin công nghệ thông tin.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu cấu trúc diễn ngôn và đặc điểm ngôn ngữ bản tin công nghệ thông tin Tiếng Anh TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 1. 2009 NGHIÊN CỨU CẤU TRÚC DIỄN NGÔN VÀ ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ BẢN TIN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TIẾNG ANH Trịnh Hồng Nam1 1. Khoa Ngoại ngữ, trường Đại học Hồng Đức TÓM TẮT Bài viết nghiên cứu về cấu trúc diễn ngôn bản tin công nghệ thông tin tiếng Anh dựa trên khung lý thuyết do Teun A van Dijk (1985 và 1988) và Allan Bell (1991) đề xuất. Ngoài ra, một số đặc điểm ngôn ngữ chính yếu như tổ hợp cú và mật độ từ vựng cũng được nghiên cứu dựa trên khung lý thuyết do M.A.K. Halliday (1985, 1993, và 1994) và Suzanne Eggins (1994) đưa ra. Kết quả tìm được giúp chúng ta hiểu thêm về ngôn ngữ cũng như vai trò của nó trong việc kiến tạo và hiểu được đầy đủ ý nghĩa các bản tin công nghệ thông tin. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Ngôn ngữ có vai trò quan trọng trong việc truyền đạt ý tưởng của người sử dụng về mặt cấu trúc và tiềm năng diễn đạt ở các mức độ, chức năng ngôn ngữ khác nhau. Nhu cầu giao tiếp toàn cầu bằng cả ngôn ngữ nói và viết ngày càng tăng lên mạnh mẽ. Các diễn ngôn tin công nghệ thông tin (CNTT) là một trong những nguồn quan trọng cho độc giả cập nhật nhanh chóng các thông tin về sự thay đổi và phát triển của công nghệ thông tin toàn cầu. Các bản tin này cũng là một trong những nguồn tư liệu tham khảo cho giảng viên và sinh viên khai thác trong quá trình giảng dạy và học tập tiếng Anh nói chung, đặc biệt là sử dụng chúng trong quá trình dạy học tiếng Anh chuyên ngành công nghệ thông tin. Vấn đề là làm thế nào để khai thác và giúp giảng viên, sinh viên cũng như độc giả nói chung nắm bắt nội dung, ý tưởng các bản tin một cách hiệu quả và thiết thực. Qua bài nghiên cứu này, tác giả muốn tìm hiểu cách tạo tin thông qua cấu trúc diễn ngôn và đặc điểm ngôn ngữ bản tin CNTT, từ đó giúp cho việc khai thác và hiểu tin được hiệu quả, đồng thời nhằm “tìm ra cách thức để hiểu được ngôn ngữ là gì và nó hoạt động như thế nào”. (Firth,1935:9) 2. NỘI DUNG Tác giả sử dụng tổng hợp, có chọn lọc khung nghiên cứu lý thuyết cấu trúc diễn ngôn do Teun A van Dijk (1985 và 1988) và Allan Bell (1991) đề xuất qua các bài nghiên cứu phân tích diễn ngôn các phương tiện truyền thông. Tác giả đồng thời nghiên cứu một vài đặc điểm ngôn ngữ chính yếu như tổ hợp cú và mật độ từ vựng do M.A.K Halliday (1985, 1993, và 1994) và Suzanne Eggins (1994) đưa ra. 78 TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 1. 2009 Van Dijk (1985) đưa ra khung lý thuyết phân tích cấu trúc bản tin mà ông gọi là “tổ chức thông tin tổng thể” (global news organization) bao gồm các chủ đề (tức cấu trúc ngữ nghĩa) và sơ đồ siêu cấu trúc (tức cấu trúc trật tự thông tin). Tổ chức thông tin tổng thể được thể hiện ở các tiêu đề (headlines) hoặc các đoạn dẫn nhập (lead), chúng được sắp xếp thành các chủ đề có liên quan tới việc tổ chức trật tự thông tin của một bài báo. Cấu trúc trật tự thông tin bao gồm các phần: tóm tắt (tiêu đề và dẫn nhập), sự kiện chính, thông tin nền, kết quả, bình luận. Phần tóm tắt và sự kiện chính là bắt buộc, các tiểu loại tin khác nhau có cấu trúc trật tự thông tin khác nhau. Bell (1991) cũng đưa ra cấu trúc tương tự van Dijk (1985), tuy nhiên cách thức tổ chức trật tự thông tin của ông có phần khác van Dijk, đó là: tóm tắt, sự định hướng, các hoạt động đan xen, sự đánh giá, các giải pháp và đoạn kết. Thuật ngữ “câu” (sentence) đang còn nhiều vấn đề cần bàn luận trong nghiên cứu ngôn ngữ học. Ngôn ngữ học chức năng hệ thống do Halliday (1994: 216) đề xướng xem câu như là một tổ hợp cú (clause complex). Theo đó, tổ hợp cú là một tập hợp hai hay nhiều cú trong đó có cú chính và các cú phụ bổ nghĩa cho cú chính. Tổ hợp cú giúp chúng ta xem xét tổ chức chức năng của câu (Halliday Ibid.). Tổ hợp cú được phân làm hai loại dựa trên mối quan hệ thứ bậc thành tổ hợp cú đồng đẳng (parataxis) và tổ hợp cú phụ thuộc (hypotaxis), theo mối quan hệ logic ngữ nghĩa thành tổ hợp cú bành trướng (expansion) và tổ hợp cú phóng chiếu (projection). Halliday và Martin (1993) định nghĩa mật độ từ vựng (lexical density) là một phương tiện để đo mật độ thông tin trong một văn bản. Mật độ từ vựng có liên quan chặt chẽ với các từ mang nội dung thông tin (content words) hơn các từ hành chức năng ngữ pháp (grammatical words). Mật độ từ vựng càng cao thì mức độ hiểu văn bản càng giảm. Dựa vào khung lí thuyết kể trên, tác giả chọn ngẫu nhiên 10 trong số 368 bản tin CNTT tiếng Anh từ tạp chí công nghệ hàng đầu của Mĩ ‘The PC WORLD’ phục vụ cho việc nghiên cứu. Chúng tôi phân tích cấu trúc diễn ngôn bản tin CNTT về mặt tổ chức thông tin tổng thể hay cấu trúc tiêu đề bản tin (thematic structures) như: tiêu đề chính (h ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: