Danh mục

Nghiên cứu cơ cấu dân số theo giới tính ở Việt Nam giai đoạn 1999 - 2009

Số trang: 13      Loại file: pdf      Dung lượng: 2.48 MB      Lượt xem: 18      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (13 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Luận văn phân tích cơ cấu dân số theo giới tính ở thành thị , nông thôn, phân theo nhóm nghề nghiệp, theo độ tuổi, theo 8 vùng địa lý, lập bản đồ về tỷ số giới tính theo cấp tỉnh ở Thành thị và Nông thôn năm 1999 và 2009. Phân tích nhiều đến cơ cấu dân số theo giới tính và giới tính khi sinh và giải thích nguyên nhân của những khác biệt về cơ cấu dân số theo giới tính ở Việt Nam
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu cơ cấu dân số theo giới tính ở Việt Nam giai đoạn 1999 - 2009 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI TRỊNH THỊ TUYẾT DUNG NGHIÊN CỨU CƠ CẤU DÂN SỐ THEO GIỚI TÍNH Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1999-2009 Chuyên ngành: Địa lý học Mã số : 60.31.95 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC ĐỊA LÝ Người hướng dẫn khoa học: PGS. Lê VKTHÀ NỘI, 2010 1Trịnh Thị Tuyết Dung --------Nghiên cứu cơ cấu dân số théo giới tính ở Việt Nam giai đoạn 1999-2009 Mọi mục tiêu của sự phát triển kinh tế - xã hội suy cho cùng đều là vì con người. Vấnđề con người luôn được quan tâm và đề cập trong hầu hết mọi lĩnh vực dưới nhiều khía cạnhkhác nhau. Nước ta là nước đang phát triển, dân số đông đứng thứ 13 trên thế giới và thứ 3 trongkhu vực Đông Nam Á, quá trình phát triển dân số đang ở cuối giai đoạn đầu, giai đoạn dân sốvàng và già hoá dân số chạy song song. Trong tương lai không xa nước ta sẽ đứng vào hàngngũ các quốc gia 100 triệu dân. Chính vì thế dân số luôn được quan tâm trong mối quan hệvới phát triển kinh tế - xã hội vì mục tiêu phát triển bền vững. Giống nhiều quốc gia khác ở phương Đông nhu cầu sinh con trai là rất lớn. Thực tếcho thấy bài học đắt giá về chênh lệch cơ cấu dân số theo giới tính của nước láng giềng TrungQuốc cũng như nhiều quốc gia Đông Á khác, liệu Việt Nam có đi theo vết xe đó hay khôngvẫn là câu hỏi nhiều người quan tâm và đang đi tìm lời giải đáp. Cũng thông qua Tổng điềutra dân số và nhà ở 1/4/2009 đã “đánh động” về chênh lệch giới tính của nhóm tuổi thấptrong tương lai. Trong những năm đầu thế kỉ XXI tỷ số giới tính ở Việt Nam còn thấp so với nhiềuquốc gia khác trong khu vực cũng như trên thế giới. Xu hướng chung là có tăng nhưng khôngđáng kể. Trong khi đó tỷ số giới tính khi sinh cao hơn nhiều với mức tự nhiên và tồn tại trongthời gian dài, xu hướng vẫn tiếp tục tăng trong thời gian tới nếu không có tác động đúnghướng. Vậy câu trả lời nào cho hiện tượng tỷ số giới tính của nước ta vẫn còn thấp? Tăngchậm? Cái gì khiến cho tỷ số giới tính khi sinh cao đến vậy? Liệu rằng có thể giảm tỷ số giớitính khi sinh và tỷ số giới tính nói chung đến mức cân bằng? 2Trịnh Thị Tuyết Dung --------Nghiên cứu cơ cấu dân số théo giới tính ở Việt Nam giai đoạn 1999-2009 NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHÊNH LỆCH GIỚI TÍNH Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1999 – 20091. Nguyên nhân làm thay đổi tỷ số giới tính Bất kì một sự vật hiện tượng nào trong sự tồn tại của nó cũng sẽ chịu tác động 2 chiềukhác nhau bởi các sự vật hiện tượng khác. Bởi vậy không có hiện tượng nào đứng im mà nóluôn luôn vận động và phát triển theo chu kỳ của nó. Vấn đề chênh lệch giới tính cũng thế,chênh lệch giới tính được thể hiện qua chỉ số chính là tỷ số giới tính. Theo thời gian và khônggian tỷ số giới tính thay đổi khác nhau trong mối quan hệ của nó. Giới tính được cấu thànhbởi 2 bộ phận nam và nữ, chênh lệnh xảy ra khi có sự biến đổi khác nhau giữa hai bộ phậnnày trong đầu ra, đầu vào và bản thân quá trình phát triển của nó trên một phạm vi lãnh thổnhất định. Nguyên nhân ảnh hưởng làm thay đổi tỷ số giới tính trước hết đó là đầu vào - tứcsố trẻ sơ sinh, thứ 2 là trong quá trình phát triển của bản thân nó – di cư, thứ 3 là đầu ra - sốtử vong. Nói rõ hơn đó là sự khác biệt về cơ cấu giới tính của trẻ sơ sinh, của dòng di cư vàcủa mức tử vong hàng năm. 1.1. Sự biến đổi SRB Tỷ số giới tính chung có biểu hiện bình thường nếu không có sự biến đổi mạnh mẽcủa SRB. Chính sự gia tăng SRB trong những năm gần đây là nguyên nhân căn bản làm tăngtỷ số giới tính chung của cả nước theo hướng cân bằng chung giữa hai giới. Cho đến năm2009 thì tỷ số giới tính của cả nước vẫn nhỏ hơn 100 nam/nữ, thấp hơn mức chung của thếgiới, nhờ có sự gia tăng của SRB mà nó có xu hướng cân bằng hơn. Nếu SRB vẫn cứ tăng thìSR sẽ cân bằng trước khi đạt một chênh lệch mới tức nữ nhỏ hơn nam. Sự khác thường trongvấn đề giới tính tất yếu sẽ có tác động nhất định đến các vấn đề kinh tế và xã hội. Giả định trong giai đoạn 2009-2019 TFR không đổi, mức chết của các nhóm tuổiđược tính bằng với năm 2009. Ở mô hình số 1 giả sử SRB không đổi thì SR tăng 0,9 từ 110,5năm 2009 lên 114 vào năm 2019. Ngược lại, ở mô hình số 3 giả định SRB giai đoạn 2010 đến2019 là 104 thì SR không đổi, giữ ở mức 98,1. Nếu lựa chọn mô hình số 2 khi SRB tăng 1,5đến năm 2019 là 99,6. Như vậy, thấy rõ ràng sự thay đổi của SRB ảnh hưởng đến SR chungcủa cả nước. Đối với nước ta, dân số đã bước vào thời kì già hoá dân số, tỉ trọng người giàcao chiếm trên 9%, SR của nhóm thấp. Vì thế cho dù SRB rất cao so với bình thường nhưngSR vẫn thấp hơn mức trung bình của thế giới. 3Trịnh Thị Tuyết Dung -- ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: