Danh mục

Nghiên cứu cơ chế vận hành của tài chính toàn diện

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 308.21 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 6,000 VND Tải xuống file đầy đủ (9 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nghiên cứu này xem xét cơ chế vận hành của tài chính toàn diện, nhằm làm rõ các phương thức tài chính toàn diện được thực thi nhằm đảm bảo mọi người dân và doanh nghiệp trong một cộng đồng bất kỳ đều được tiếp cận và sử dụng các dịch vụ tài chính chính thức một cách thuận tiện với giá cả hợp lý.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu cơ chế vận hành của tài chính toàn diện NGHIÊN CỨU CƠ CHẾ VẬN HÀNH CỦA TÀI CHÍNH TOÀN DIỆN TS. Phạm Thị Vân Huyền Học viện Ngân hàng Tóm tắt Tài chính toàn diện là chủ đề nhận được nhiều sự quan tâm trong các nghiên cứu gần đây. Các quốc gia đã chú trọng thúc đẩy tài chính toàn diện nhằm tận dụng các cơ hội mà nó mang lại trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giảm nghèo đói và bất bình đẳng thu nhập. Nghiên cứu này xem xét cơ chế vận hành của tài chính toàn diện, nhằm làm rõ các phương thức tài chính toàn diện được thực thi nhằm đảm bảo mọi người dân và doanh nghiệp trong một cộng đồng bất kỳ đều được tiếp cận và sử dụng các dịch vụ tài chính chính thức một cách thuận tiện với giá cả hợp lý. Từ khóa: Tài chính toàn diện; Mô hình tài chính toàn diện 1. Mô hình của tài chính toàn diện 1.1. Mô hình tài chính toàn diện 5P Mô hình tài chính toàn diện 5P đượcRajan, Lalit, & Memorial, (2014) đề xuất, theo đó Tài chính toàn diện bao gồm 5 yếu tố: Sản phẩm (Product); Địa điểm (Place); Giá cả (Price); Bảo vệ (Protection); Lợi nhuận (Profit). Hình 1: Mô hình tài chính toàn diện 5P Sản phẩm (Product) Địa điểm Lợi nhuận Tài chính (Place) (Profit) toàn diện Giá cả Bảo vệ (Price) (Protection) Để đạt được mục tiêu là giúp cho các đối tượng có thể tiếp cận được các dịch vụ tài chính (DVTC) chính thức, tài chính toàn diện cần phải được thực hiện theo hướng ngay cả những người 40 nghèo, những người không có điều kiện cũng có thể tiếp cận được các DVTC. Nếu muốn thu hút người nghèo tham gia vào việc sử dụng các DVTC, cần có những sản phẩm dịch vụ tài chính đáp ứng được nhu cầu của họ, một nơi an toàn để tiết kiệm, một cách thức gửi tiền và nhận tiền đáng tin cậy, một cách nhanh chóng để vay được tiền trong những lúc cần thiết và một cách thiết thực để tiết kiệm cho tuổi già. Các yếu tố trong mô hình 5P cần được hiểu và triển khai đầy đủ:  Sản phẩm (Product): Những sản phẩm dịch vụ tài chính mà tài chính toàn diện cung cấp cần phải phù hợp với nhu cầu các cá nhân, doanh nghiệp. Đối tượng sử dụng DVTC là những người nghèo, sinh viên, người nhập cư, các hộ kinh doanh cá thể, những người dễ bị tổn thương (người di cư, người cao tuổi, người khuyết tật). Họ cần có nhiều loại công cụ tài chính để tích lũy tài sản, ổn định tiêu dùng cũng như tự bảo vệ, phòng ngừa trước rủi ro. Các doanh nghiệp tư nhân, các doanh nghiệp khởi nghiệp, các doanh nghiệp nhỏ và vừa luôn trong tình trạng thiếu vốn và khó tiếp cận các nguồn vốn chính thức. Vì vậy, các sản phẩm dịch vụ tài chính cần giúp các doanh nghiệp tìm được nguồn lực để đáp ứng những nhu cầu như vay vốn cho các cơ hội kinh doanh.  Địa điểm (Place): Để đối tượng sử dụng dịch vụ tài chính có thể tiếp cận các dịch vụ một cách thuận lợi nhất, thì các ngân hàng, các tổ chức tín dụng phi ngân hàng cần phải gần với khách hàng. Vì vậy, cần mở rộng chi nhánh ngân hàng tại các khu vực. Hiện nay, với sự phát triển của công nghệ số, các tổ chức tài chính cung cấp DVTC một cách dễ dàng thông qua các kênh phân phối như ngân hàng di động, ngân hàng điện tử, ngân hàng đại lý, điện thoại di động. Sự hợp tác của các công ty công nghệ tài chính và ngân hàng có thể góp phần mở rộng phổ cập tài chính, xóa đói giảm nghèo, tăng cường công bằng xã hội và phát triển kinh tế bền vững  Giá cả (Price): Đối tượng của tài chính toàn diện là người nghèo, người không có điều kiện tiếp cận dịch vụ tài chính chính thức, doanh nghiệp nhỏ và vừa, vì vậy giá cả của sản phẩm dịch vụ tài chính phải hợp lý (thấp) để các đối tượng có khả năng sử dụng được các dịch vụ. Muốn vậy, các tổ chức tài chính cần tìm các giải pháp để giảm thiểu chi phí cho người sử dụng dịch vụ như tự động hóa giao dịch, ứng dụng công nghệ ngân hàng di động, sử dụng lao động tại địa phương,... Áp dụng kỹ thuật mới trong báo cáo thông tin tín dụng và xác thực nhân thân người đi vay giúp giảm mạnh chi phí trung gian và cho phép ngân hàng cung cấp dịch vụ tới những người trước kia bị loại trừ do những rào cản thu nhập hoặc thủ tục giấy tờ phức tạp.  Bảo vệ (Protection): Đối tượng sử dụng dịch vụ tài chính cần phải được bảo vệ khỏi những gian lận và tránh những tổn thất có thể xảy ra trong quá trình sử dụng dịch vụ. Đặc biệt đối với những khách hàng mới, thiếu kinh nghiệm cần phải có biện pháp bảo vệ an toàn. Các tổ chức tài chính cần tăng cường bảo vệ người tiêu dùng, thường xuyên cập nhật, thông báo thủ đoạn trộm cắp thông tin tài khoản ngân hàng, thẻ tín dụng, hướng dẫn khách hàng các biện pháp giao dịch an toàn. Bên cạnh đó cũng cần nâng cao trình độ hiểu biết tài chính cho các đối tượng sử dụng dịch vụ tài chính. Giáo dục tài chính sẽ giúp cá nhân/hộ gia đình biết cách tự bảo vệ mình, biết phát hiện và thông báo cho cơ quan quản lý những sai phạm của các cá nhân, tổ chức trung gian tài chính. Ngoài ra cũng cần có cơ chế giải quyết khiếu nại của khách hàng, đồng thời có sự giám sát, thông tin và chế tài xử lý đối với các trường hợp gian lận. 41  Lợi nhuận (Profit): Các tổ chức tài chính hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận. Vì vậy, khi cung cấp các dịch vụ tài chính cho các đối tượng sử dụng dịch vụ, các tổ chức cũng phải thu phí. Tuy nhiên,với đối tượng của tài chính toàn diện là những người nghèo, ...

Tài liệu được xem nhiều: