Danh mục

Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn công nghệ dự báo tác động của hiểm họa xâm nhập mặn

Số trang: 13      Loại file: pdf      Dung lượng: 538.25 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Phí tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (13 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết "Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn công nghệ dự báo tác động của hiểm họa xâm nhập mặn" tập trung nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn các phương pháp dự báo tác động, xác định và đánh giá các đối tượng chịu tác động của thiên tai nói chung và thiên tai xâm nhập mặn nói riêng. Bài báo đưa ra một số khái niệm, định nghĩa liên quan đến hiểm họa xâm nhập mặn, đồng thời bài báo cũng bước đầu đưa ra cơ sở khoa học và thực tiễn một số phương pháp để xác định và đánh giá dự báo tác động của các loại hình thiên tai khí tượng thủy văn, trong đó có thiên tai xâm nhập mặn. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn công nghệ dự báo tác động của hiểm họa xâm nhập mặn NGHIÊN CỨU CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CÔNG NGHỆ DỰ BÁO TÁC ĐỘNG CỦA HIỂM HỌA XÂM NHẬP MẶN Lê Thị Thường, Trương Vân Anh Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội Tóm tắt Bài báo tập trung nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn các phương pháp dự báo tác động,xác định và đánh giá các đối tượng chịu tác động của thiên tai nói chung và thiên tai xâm nhậpmặn nói riêng. Bài báo đưa ra một số khái niệm, định nghĩa liên quan đến hiểm họa xâm nhậpmặn, đồng thời bài báo cũng bước đầu đưa ra cơ sở khoa học và thực tiễn một số phương pháp đểxác định và đánh giá dự báo tác động của các loại hình thiên tai khí tượng thủy văn, trong đó cóthiên tai xâm nhập mặn. Bài báo cũng đưa ra thực trạng công nghệ dự báo tác động tại Việt Namvà khả năng áp dụng. Từ khóa: Dự báo tác động; Xâm nhập mặn; Thiên tai. Abstract Research on the scientific and practical basis of technology for forecasting the impacts of hazardous introduction The paper focuses on researching the scientific and practical basis of impact forecastingmethods, identifying and evaluating objects affected by natural disasters in general and salineintrusion disasters in particular. Provides some concepts and definitions related to the hazardsof saltwater intrusion, and at the same time, the paper also initially provides a scientific andpractical basis for a number of methods to identify and predict the impacts of these hazards.types of hydrometeorological disasters, including saltwater intrusion. The paper also presents thecurrent state of impact forecasting technology in Vietnam and its applicability. Keywords: Impact forecast; Saline intrusion; Disaster. 1. Mở đầu Biến đổi khí hậu (BĐKH) đã có những tác động đến kinh tế - xã hội và môi trường của tấtcả các quốc gia trên thế giới. Tác động của BĐKH ngày càng thể hiện rõ nét trong những năm gầnđây. BĐKH đã làm gia tăng tần suất cũng như cường độ của thiên tai. Các tác động của BĐKH nhưnước biển dâng, lũ lụt, hạn hán, thời tiết cực đoan, đặc biệt là xâm nhập mặn,... đang hiện hữu ngàycàng nhiều hơn, rõ rệt hơn, gây thiệt hại đáng kể đến kinh tế nông nghiệp, gây ảnh hưởng nặng nềđến đời sống nhân dân và sự phát triển kinh tế - xã hội; Gây ra sự thiếu hụt nước cho các hoạt độngsinh hoạt, sản xuất của người dân. Xâm nhập mặn (XNM) khiến nhiều diện tích lúa, cây ăn quả,canh tác thuỷ sản bị thiệt hại; Nước mặn phá huỷ cấu trúc đất, giảm khả năng phát triển của rễ cây,giảm khả năng thẩm thấu và thoát nước trong đất, gây thiếu khí cho sự phát triển của bộ rễ. Ngàynay, việc dự báo các hiện tượng thiên tai ở Việt Nam đang theo hướng tiếp cận công nghệ dự báodựa trên tác động của các loại thiên tai, thể hiện rõ được những ưu điểm của công nghệ dự báo tácđộng so với dự báo truyền thống. Điều này có thể nhận thấy nghiên cứu cơ sở khoa học và thựctiễn dự báo tác động hiểm họa XNM là cấp thiết. Thuật ngữ được sử dụng trong báo cáo này được hiểu theo định nghĩa của [1]. - Dự báo hiểm họa (hazard forecast): Là dự báo về cường độ, độ lớn, thời gian xuất hiệncủa các hiện tượng cực đoan, trong trường hợp này là hiện tượng khí tượng thủy văn (KTTV) cựcđoan. Riêng đối với bài toán dự báo dựa trên tác động thì ngoài việc dự báo cường độ, phạm vi Hội thảo Khoa học Quốc gia 2023 357của hiểm họa thì còn là dự báo xác suất xảy ra các mức cường độ, phạm vi khác nhau, qua đó đánhgiá khả năng xảy ra (likelihood) và mức độ tác động (impacts) của hiểm họa đối với các đối tượngchịu phơi lộ khác nhau. - Dự báo tác động (impact forecast): Dự báo quy mô, mức độ các tác động của hiểm họa đếncon người, cộng đồng, kinh tế - xã hội và môi trường. - Dự báo dựa vào tác động (impact based forecast): Các thông tin, bản tin dự báo, cảnhbáo hiểm họa sẽ đi kèm các thông tin khuyến cáo về mức độ, quy mô tác động tiềm ẩn mà hiểmhọa đó có thể gây ra cho vùng chịu ảnh hưởng, cho các đối tượng kinh tế - xã hội khác nhau. Ngày nay, dưới tác động của BĐKH, các hiện tượng KTTV cực đoan có diễn biến ngày càngphức tạp, gây ra những thiệt hại lớn về người và của [2]. Trong bối cảnh đó, vận hành một hệ thốngcảnh báo sớm có hiệu quả đã và đang giúp các cộng đồng chịu tác động có thời gian chuẩn bị đểcó thể ứng phó và giảm thiểu tối đa thiệt hại do thiên tai gây ra [3]. Để làm được điều đó dự báoKTTV giữ vai trò then chốt và không thể thay thế được. Trong những năm gần đây, Tổ chức Khítượng Thế giới (WMO) khuyến nghị các nhà dự báo KTTV nên triển khai nghiệp vụ theo địnhhướng chuyển hệ thống cảnh báo sớm thành các dịch vụ dự báo và cảnh báo tác động [4], nghĩalà trực tiếp đưa đến các bên liên quan những thông tin không chỉ về cấp độ hiểm họa có thể xảy ramà cả những tác động mà nó có thể gây ra cho cộng đồng, môi trường và kinh tế - xã hội của vùngbị ảnh hưởng. Và hướng tác nghiệp này đã và đang mang lại những lợi ích lớn cho cộng đồng vàkinh tế - xã hội các vùng miền chịu tác động của thiên tai [5, 6]. Hiện nay, dự báo tác động đang là phương pháp tiếp cận được nhiều nước trên thế giới sửdụng trong dự báo các loại hình thiên tai khác nhau. Với cách tiếp cận này theo hướng dẫn của Tổchức Khí tượng Thế giới cho thấy sự dịch chuyển từ việc dự báo hiểm họa đó xảy ra như nào sangdự báo với hiểm họa đó thì chúng ta cần phải làm gì. Theo cách tiếp cận này đã có nhiều nghiêncứu trên thế giới, tiêu biểu như: Tài liệu “Tương lai của dự báo - Dự báo sớm dựa vào tác động” đã tổng kết: Cứ 1-2 ngày lạixảy ra một thảm họa liên quan đến thời tiết hoặc khí hậu và BĐKH ngày càng đưa ra những lo ngạivề quy mô và tần suất. Tài liệu đưa ra các hướng dẫn để xây dựng hệ thống dự báo sớm dựa vào ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: