Danh mục

Nghiên cứu đặc điểm bệnh thủy đậu ở bệnh nhân điều trị tại khoa truyền nhiễm Bệnh viện Đa khoa Trung Ương Thái Nguyên từ 2013-2015

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 4.43 MB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục tiêu: Mô tả một số đặc điểm dịch tễ, lâm sàng, xét nghiệm ở bệnh nhân thủy đậu. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả hồi cứu và tiến cứu trên 76 bệnh nhân được chẩn đoán là bệnh thủy đậu điều trị tại khoa Truyền nhiễm Bệnh viện đa khoa Trung Ương Thái Nguyên từ 2013 – 2015.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu đặc điểm bệnh thủy đậu ở bệnh nhân điều trị tại khoa truyền nhiễm Bệnh viện Đa khoa Trung Ương Thái Nguyên từ 2013-2015Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên Bản tin Y Dược học miền núi số 2 năm 2016 NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM BỆNH THỦY ĐẬU Ở BỆNH NHÂN ĐIỀU TRỊ TẠI KHOA TRUYỀN NHIỄM BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRUNG ƢƠNG THÁI NGUYÊN TỪ 2013 - 2015 Dương Văn Th nh*, Lê Thị Lựu Trường Đại học Y - Dược Thái Nguyên TÓM TẮT Mục tiêu: Mô tả một số đặc điểm dịch tễ, lâm sàng, xét nghiệm ở bệnh nhân thủy đậu. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả hồi cứu và tiến cứu trên76 bệnh nhân được chẩn đoán là bệnh thủy đậu điều trị tại khoa Truyền nhiễm Bệnh viện đa khoa Trung ương Thái Nguyên từ 2013 – 2015. Kết quả: Bệnh thủy đậu gặp ở tất cả các đối tượng. Bệnh ở nam nhiều hơn (53,9%), số bệnh nhân từ 1 đến 15 tuổi chiếm đa số (65,7%), bệnh nhân vào viện rải rác quanh năm nhưng chủ yếu là vào trong quý I và II (76,4%), bệnh nhân vào viện điều trị tăng theo các năm 2013 (26,3%), 2014 (30,3%), 2015 (43,4%). Về tiền sử: không có bệnh nhân được tiêm vaccine phòng bệnh thủy đậu, có 43,4 % có tiền sử tiếp xúc với nguồn lây, có 6 bệnh nhân có thai chiếm (7,8%), chỉ có 1 bệnh nhân đã bị bệnh thủy đậu. Hầu hết bệnh nhân có biểu hiện sốt (98,7%) trong đó sốt cao chiếm (84,2%), đa số bệnh nhân có biểu hiện ăn kém (97,3%), ngứa (93,4%), bệnh nhân có ho chiếm (53,9%), nôn, đau đầu chiếm lần lượt 18,5% và 15,8%. Về xét nghiệm:đa số bệnh nhân có số lượng bạch cầu bình thường( 73,6%), số bệnh nhân tăng hồng cầu chiếm (78,9%), tiểu cầu giảm (18,4%). Hầu hết bệnh nhân có kết quả đường máu, ure máu, creatinin máu, men ALT bình thường, có 59,2% bệnh nhân có tăng men AST và 33,3% bệnh nhân hạ Natri máu. Các chỉ số Protein, bạch cầu, hồng cầu trong nước tiểu đa số trong giới hạn bình thường. Trong số những bệnh nhân được chụp Xquang tim phổi và siêu âm ổ bụng thì đa số cho kết quả bình thường. Kết quả điều trị khỏi 88,2 %, đỡ 11,8%. Kết luận: Bệnh thủy đậu là một bệnh lây qua đường hô hấp thường gặp. Bệnh gặp chủ yếu ở trẻ dưới 15 tuổi chưa được tiêm phòng vaccine thủy đậu. Các triệu chứng lâm sàng nổi bật là sốt, ăn kém, ngứa, ho. Đa số bệnh nhân có kết quả xét nghiệm bình thường, một số bệnh nhân tăng men AST nhưng chỉ tăng nhẹ. Bệnh thủy đầu có kết quả điều trị tốt. Từ khóa: Thủy đậu. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Bệnh thủy đậu là một bệnh truyền nhiễm rất hay gặp dễ chẩn đoán trên lâm sàng tuynhiên vẫn có thể nhầm với một số bệnh khác như bệnh Zona thần kinh, bệnh tay chânmiệng... Bệnh thủy đậu có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm như viêm não, bộinhiễm da có thể dẫn đến nhiễm khuẩn huyết, ở phụ nữ có thai có thể dẫn đến bệnh thủyđậu bẩm sinh ở trẻ. Hiện nay đã có vaccine phòng bệnh thủy đậu rất hiệu quả tuy nhiênsố bệnh nhân bị bệnh thủy đậu vào viện điều trị có xu hướng tăng lên và biểu hiện sốt caohơn. Ở Việt Nam số nghiên cứu về bệnh thủy đậu không nhiều đặc biệt ở Bệnh viện Đakhoa Trung ương Thái Nguyên chưa có nghiên cứu nào về bệnh thủy đậu. Để có thêmthông tin về bệnh thủy đậu cho các bác sỹ lâm sàng chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiêncứu một số đặc điểm bệnh thủy đậu ở bệnh nhân điều trị tại khoa Truyền nhiễm Bệnhviện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên từ năm 2013 – 2015” với mục tiêu: 1. M tả một số đặc điểm dịch tễ, lâm sàng, bệnh thủy đậu. 2. Nhận xét một số biến đổi về huyết học, sinh hó máu, nước tiểu và kết quả điều trị. 169Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên Bản tin Y Dược học miền núi số 2 năm 2016 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu: Tất cả những bệnh nhân được chẩn đoán là thủy đậu được điều trị nội trú tại khoa Truyềnnhiễm - Bệnh viện đa khoa Trung ương Thái Nguyên từ tháng 1/2013 đến tháng 12/2015. 2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu - Thời gian nghiên cứu: từ 1/2015-12/2015. - Địa điểm nghiên cứu: Khoa Truyền nhiễm -Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên. 2.3. Phương pháp nghiên cứu: - Nghiên cứu mô tả cắt ngang. - Hồi cứu: 1/2013 - 12/2014. - Tiến cứu:1/2015 - 12/ 2015. - Tổng số gồm 76 bệnh nhân được chản đoán ra viện mắc bệnh thủy đậu Tiêu chuẩn chẩn đoán thủy đậu: Bệnh nhân có sốt, có phỏng nước trên da đặc biệttrên da đầu, có tiền sử tiếp xúc với nguồn lây... 2.4. Chỉ tiêu nghiên cứu. - Dịch tễ: tuổi, giới, tiền sử mắc bệnh trước đó, tiền sử tiêm phòng,… - Lâm sàng: sốt, ăn kém, nôn, đau đầu, đau miệng, quấy khóc, ngứa… - Xét nghiệm: số lượng bạch cầu máu, đường máu, Urê máu, Creatinin máu, điện giảiđồ, men gan, nước tiểu, chụp Xquang tim phổi…đánh giá kết quả xét nghiệm dựa vàotiêu chuẩn của khoa xét nghiệm Bệnh viện ĐKTW Thái Nguyên - Kết quả điều trị: + Khỏi: Bệnh nhân hết sốt, hết phỏng nước, không có biến chứng... + Các triệu chứng giảm nhưng chưa hết 2.5. Kỹ thuật thu thập số liệu - Khám lâm sàng, chỉ định các xét nghiệm - Sử dụng mẫu phiếu điều tra được thiết kế riêng in sẵn. Thu thập đủ các chỉ tiêu NC 2.6. Phương pháp xử lý số liệu: Xử lý theo phương pháp thống kê y học và phần mềm SPSS 16.0 3. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN 3.1. Đặc điểm chung của nhóm bệnh nhân nghiên cứu 3.1.1. Giới, tuổi và nghề nghiệp: Bảng 1. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo giới, tuổi và nghề nghiệp Đặc điểm chung Số lượng Tỉ lệ (%) Nam 41 53,9 Giới Nữ 35 46,1 Tổng 76 100 Dưới 1 tuổi 10 ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: