Danh mục

Nghiên cứu đặc điểm rối loạn nhịp thất ở bệnh nhân bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn tính trước và sau can thiệp động mạch vành

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 511.82 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Jamona

Phí tải xuống: 2,000 VND Tải xuống file đầy đủ (9 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết nghiên cứu đặc điểm rối loạn nhịp thất bằng phương pháp Holter điện tim ở 60 bệnh nhân (BN) bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn tính (BTTMCBMT) trước và sau can thiệp động mạch vành (ĐMV) thấy: trước can thiệp ĐMV, rối loạn nhịp thất chiếm 90,0%, nhanh thất thoáng qua 8,3% BN.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu đặc điểm rối loạn nhịp thất ở bệnh nhân bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn tính trước và sau can thiệp động mạch vành TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 9-2014 NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM RỐI LOẠN NHỊP THẤT Ở BỆNH NHÂN BỆNH TIM THIẾU MÁU CỤC BỘ MẠN TÍNH TRƢỚC VÀ SAU CAN THIỆP ĐỘNG MẠCH VÀNH Lê Thị Ngọc Hân*; Nguyễn Oanh Oanh* TÓM TẮT Nghiên cứu đặc điểm rối loạn nhịp thất bằng phương pháp Holter điện tim ở 60 bệnh nhân (BN) bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn tính (BTTMCBMT) trước và sau can thiệp động mạch vành (ĐMV) thấy: trước can thiệp ĐMV, rối loạn nhịp thất chiếm 90,0%, nhanh thất thoáng qua 8,3% BN. Sau can thiệp ĐMV, rối loạn nhịp thất 91,7%, nhanh thất thoáng qua gặp 16,7%. Sau can thiệp, ngoại tâm thu thất (NTTT) chùm đôi, NTTT dày phức tạp xuất hiện với tỷ lệ nhiều hơn so với thời điểm trước can thiệp. NTTT chùm đôi, nhanh thất thoáng qua ở nhóm BN tổn thương ĐMV phải nhiều hơn có ý nghĩa so với nhóm BN tổn thương động mạch liên thất trước ở thời điểm sau can thiệp ĐMV. * Từ khóa: Bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn tính; Rối loạn nhịp thất; Can thiệp động mạch vành qua da. Investigation of Incidence of Ventricular Arrthythmias in Patients with Stable Angina before and after Primary Percutaneous Coronary Intervention Summary We investigated the incidence of ventricular arrhythmias in 60 patients with stable angina before and after primary percutaneous coronary intervention (PCI). The results were as follows: before PCI, 90.0% of patients had ventricular arrhythmias, 8.3% had nonsustained ventricular tachycardia (VT). After PCI, 91.7% had ventricular arrhythmias, 16.7% had nonsustained ventricular tachycardia. After PCI, the incidences of pair and complex premature ventricular contractions (PVC) were higher than before PCI. The rates of pair PVC and nonsustained VT after PCI were significantly higher in patients with right coronary artery stenosis than in patients with left anterior descending artery stenosis. * Key words: Coronary artery disease; Ventricular arrhythmias; Percutaneous coronary intervention. ĐẶT VẤN ĐỀ Bệnh tim thiếu máu cục bộ là bệnh khá thường gặp ở các nước phát triển và có xu hướng gia tăng ở các nước đang phát triển. Ở Việt Nam, trong những năm gần đây, cùng với sự tăng trưởng về kinh tế và mức sống của người dân, BTTMCBMT đang có xu hướng gia tăng nhanh chóng, cho đến nay đã đứng hàng thứ năm trong các bệnh tim mạch. * Bệnh viện Quân y 103 Người phản hồi (Corresponding): Lê Thị Ngọc Hân (drlengochan@gmail.com) Ngày nhận bài: 10/09/2014; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 13/11/2014 Ngày bài báo được đăng: 02/12/2014 126 TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 9-2014 Can thiệp ĐMV qua da là kỹ thuật tái tưới máu cơ tim bằng ống thông đưa qua da. Nhờ các tiến bộ về kỹ thuật can thiệp cùng với nhiều phương tiện hiện đại hỗ trợ cho can thiệp, đặc biệt là sự ra đời của thế hệ stent phủ thuốc đã đem lại hiệu quả lớn trong điều trị BN bệnh ĐMV. Kỹ thuật này đã được áp dụng ở nhiều nước và trở thành kỹ thuật quan trọng nhất của can thiệp tim mạch trong điều trị bệnh mạch vành nói chung và BTTMCBMT nói riêng. Cùng những lợi ích rõ ràng của can thiệp ĐMV qua da đối với BN bệnh ĐMV, còn có những rủi ro nhất định như rối loạn nhịp và dẫn truyền có thể xảy ra trong quá trình can thiệp ĐMV qua da [7]. Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu này nhằm: - Khảo sát đặc điểm rối loạn nhịp thất bằng phương pháp Holter điện tim ở BN BTTMCBMT trước và 24 giờ đầu sau can thiệp ĐMV. - Đánh giá mối liên quan của rối loạn nhịp thất sau can thiệp ĐMV với đặc điểm tổn thương ĐMV (vị trí ĐMV tổn thương, số nhánh tổn thương, số lượng stent được đặt). ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Đối tƣợng nghiên cứu. 60 BN được chẩn đoán BTTMCBMT, điều trị tại Khoa A2 - Bệnh viện Quân y 103 từ tháng 3 - 2013 đến 7 - 2014. * Tiêu chuẩn chọn BN: BN được chẩn đoán BTTMCBMT theo Khuyến cáo 2008 của Hội Tim mạch học Việt Nam về xử trí BTTMCBMT [3]. Được chụp ĐMV và đặt stent ĐMV thành công. 127 Đánh giá can thiệp ĐMV qua da thành công theo Khuyến cáo 2008 của Hội Tim mạch học Việt Nam về can thiệp ĐMV qua da [2]. * Tiêu chuẩn loại trừ: BN có biến chứng nặng sau can thiệp đặt stent ĐMV, phải dùng thuốc ảnh hưởng đến nhịp tim, có rối loạn điện giải, đang điều trị các bệnh nội khoa khác nặng, rối loạn nhịp nguy hiểm cần điều trị cấp cứu ngay, không đồng ý tham gia nghiên cứu. 2. Phƣơng pháp nghiên cứu. Nghiên cứu mô tả cắt ngang, gồm những bước sau: - Hỏi bệnh và khám lâm sàng theo mẫu bệnh án nghiên cứu. - Tiến hành làm các xét nghiệm thường quy: xét nghiệm máu, nước tiểu, X quang tim phổi, siêu âm tim, điện tim 12 đạo trình. - Điều trị nội khoa trước can thiệp và ghi Holter điện tim lần 1 trước can thiệp ĐMV. - Chụp và can thiệp đặt stent ĐMV. - Ghi Holter điện tim lần 2 trong vòng 24 giờ đầu sau can thiệp đặt stent ĐMV. * Các tiêu chuẩn chẩn đoán sử dụng trong nghiên cứu: - Tiêu chuẩn chẩn đoán BTTMCBMT theo Khuyến cáo 2008 của Hội Tim mạch học Việt Nam về xử trí BTTMCBMT. - Tiêu chuẩn đánh giá ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: