![Phân tích tư tưởng của nhân dân qua đoạn thơ: Những người vợ nhớ chồng… Những cuộc đời đã hóa sông núi ta trong Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm](https://timtailieu.net/upload/document/136415/phan-tich-tu-tuong-cua-nhan-dan-qua-doan-tho-039-039-nhung-nguoi-vo-nho-chong-nhung-cuoc-doi-da-hoa-song-nui-ta-039-039-trong-dat-nuoc-cua-nguyen-khoa-136415.jpg)
Nghiên cứu đặc điểm thực vật, thành phần hóa học của hai loài nưa thu hái ở Việt Nam
Số trang: 5
Loại file: pdf
Dung lượng: 568.33 KB
Lượt xem: 11
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Nghiên cứu đã tiến hành mô tả, phân tích đặc điểm hình thái, đặc điểm vi học, thành phần hóa học của hai loài Nưa thu hái ở nhiều địa phương khác nhau ở Việt Nam. Các đặc điểm này đã được so sánh với các đặc điểm tương ứng của loài A. paeoniifolius (Dennst.) Nicolson.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu đặc điểm thực vật, thành phần hóa học của hai loài nưa thu hái ở Việt Nam Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên Bản tin Y Dược học miền núi số 1 năm 2016 NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT, THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA HAI LOÀI NƢA THU HÁI Ở VIỆT NAM Nguyễn Thị Thu Huyền Trường đại học Y Dược Thái Nguyên TÓM TẮT Nghiên cứu đã tiến hành mô tả, phân tích đặc điểm hình thái, đặc điểm vi học, thành phần hóa học của hai loài Nưa thu hái ở nhiều địa phương khác nhau ở Việt Nam. Các đặc điểm này đã được so sánh với các đặc điểm tương ứng của loài A. paeoniifolius (Dennst.) Nicolson. Có thể phân biệt ba loài này ở dạng tươi, khô bằng đặc điểm hình thái, đặc điểm vi học bột củ và thành phần hóa học củ. Các đặc điểm này đã được tập hợp thành bộ dữ liệu làm cơ sở để xây dựng các chuyên luận kiểm nghiệm dược liệu. Từ khóa: A. paeoniifolius, nưa việt nam, đặc điểm thực vật, thành phần hóa học Đặt vấn đề Nưa là tên gọi chung của nhiều loài thực vật thuộc chi Amorphophallus, họ Ráy (Araceae) ở Việt Nam. Củ của một số loài Nưa từ lâu đã được nhân dân ta sử dụng thuốc và thực phẩm [3],[4]. Ngày nay glucomannan (một hợp chất được chiết từ hai loài Nưa A.konjac k.kock, A. paeoniifolius (Dennst.) Nicolson) đang được sử dụng rất nhiều trong thực phẩm và y dược (giảm mỡ máu, giảm cholesterol LDL, làm tá dược, màng bao thuốc…) [1]. Với mục đích tìm nguồn nguyên liệu làm thuốc mới, đề tài đã nghiên cứu với các mục tiêu: Mô tả đặc điểm thực vật của hai loài Nưa ở Việt Nam Nghiên cứu thành phần hóa học của hai loài Nưa ở Việt Nam So sánh các đặc điểm này với các đặc điểm tương ứng của loài Nưa A. paeoniifolius (Dennst.) Nicolson. Đối tƣợng và phƣơng pháp nghiên cứu Nguyên liệu nghiên cứu: Hai mẫu Nưa được thu hái nhiều địa phương khác nhau: Mẫu 1: huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội vào tháng 2 – 4/2015 Mẫu 2: huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội vào tháng 2 – 4/2015. Mẫu A. paeoniifolius (Dennst.) Nicolson: Nho Quan - Ninh Bình vào tháng 10/2014. Đại điểm nghiên cứu: Bộ môn Dược liệu – Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên. Phƣơng tiện nghiên cứu: Mô tả về thực vật: Thước kẻ, máy ảnh, kính hiển vi Nghiên cứu về hóa học: các dụng cụ trong phòng thí nghiệm, bản mỏng tráng sẵn silicagel GF254 của Merc, máy chấm sắc ký CAMAG LINOMAT 5, máy chụp ảnh sắc ký CAMAG REPROSTAR 3, hóa chất và thuốc thử đạt tiêu chuẩn phân tích theo Dược Điển Việt Nam IV [2] Phƣơng pháp nghiên cứu Mô tả về đặc điểm thực vật - Nghiên cứu đặc điểm hình thái: Quan sát, đo, mô tả và chụp hình. - Phương pháp kính hiển vi: tiến hành theo Dược Việt Nam IV [2]. Nghiên cứu về thành phần hóa học 8 Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên Bản tin Y Dược học miền núi số 1 năm 2016 - Sơ bộ xác định thành phần hóa học của củ hai loài nghiên cứu bằng các phản ứng hóa học thường quy. - Sắc ký lớp mỏng + Chuẩn bị dịch chiết: Ngâm 10g bột củ Nưa trong 20 ml methanol trong 24h ở nhiệt độ phòng, lọc qua giấy lọc, bốc hơi dịch lọc đến còn khoảng 0,5 ml để lấy dịch chấm sắc ký. + Tiến hành: dịch chiết được triển khai trên bản mỏng Silicagel 60F254 tráng sẵn của Merck, với hệ dung môi thích hợp. Hiện vết ở các bước sóng 254nm và 366nm, phun thuốc thử hiện màu Vanilin 1%/ H2SO4. Kết quả nghiên cứu Đặc điểm hình thái Hình 1: Đặc điểm hình thái của ba mẫu nƣa nghiên cứu A. Mẫu 1 B. Mẫu 2 C. Mẫu A. paeoniifolius (Dennst.) Nicolson 1. Lá 2,3. Thân củ 4. Bề mặt cuống lá Mẫu 1: Cây cỏ cao 1-1,5m, sống hàng năm có thân củ. Củ hình cầu có mặt trên lõm ở phần gốc mầm, mặt dưới lồi, trên thân củ có nhiều nốt sần như củ khoai tây. Có nhiều rễ con, mọc tập trung xung quanh phần gốc mầm của củ. Củ có kích thước 6-10x10-15cm, màu nâu sậm có khi màu cam, phần thịt củ màu vàng nhạt hoặc màu hồng. Củ gây ngứa mạnh. Thường chỉ có 1 lá mọc từ thân củ. Cuống lá mọng nước, kích thước 2-4x100-140cm, bề mặt hơi sần ,có nhiều đốm trắng và nhiều chấm đen nhỏ trên nền xanh đậm. Phiến lá có màu xanh đậm, xòe rộng 50-100cm, xẻ thùy 3, thùy xẻ lông chim nhiều lần. (Hình 1A) Mẫu 2: Cây cỏ sống hàng năm có thân củ, cao 1,5-2m. Củ hình cầu có mặt trên lõm ở phần gốc mầm, mặt dưới lồi, xung quanh có nhiều rễ con, trên thân củ có nhiều nốt sần như củ khoai tây. Củ có kích thước 15-18x20-25cm. Củ có màu nâu sậm, củ non có thịt trắng, củ già có thịt màu trắng vàng. Củ gây ngứa nhẹ. Thời gian nảy mầm khoảng tháng 4 -5. Khi mới mọc, mầm được ôm bởi một bẹ to màu xanh đậm. Thường chỉ có 1 lá mọc từ thân củ. Cuống lá mọng nước, kích thước 6-8x140-180cm, bề mặt cuống nhẵn, có nhiều đốm trắng trên nền xanh nhạt. Càng về gốc cuống màu xanh càng đậm, phần cuối gốc có màu hồng. Phiến lá có màu xanh nhạt, xòe rộng 60-120cm, xẻ thùy 3, thùy xẻ lông chim nhiều lần. (Hình 1B) Mẫu A. paeoniifolius (Dennst.) Nicolson: Cây cỏ, cao 100-150cm, sống hàng năm có thân củ. Củ hình cầu có mặt trên lõm ở phần gốc mầm, mặt dưới lồi, xung quanh có nhiều rễ con, trên thân củ có nhiều nốt sần như củ khoai tây. Củ có kích thước 15x20- 25cm, bên ngoài màu nâu sậm, khi củ còn non phần thịt củ có màu hồng nhạt, khi củ già có màu vàng nhạt. Thời gian nảy mầm và ra hoa vào tháng 4-5. Hoa thường mọc trước 9 Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên Bản tin Y Dược học miền núi số 1 năm 2016 khi ra lá. Thường chỉ có 1 lá mọc từ thân củ. Cuống lá mọng nước, có kích thước 5- 6x100-150cm. Bề mặt cuống có nhiều đốm trắng hình bầu dục trên nền xanh nhạt, càng về gốc các vết đốm càng lớn. có nhiều nốt sần dạng gai mềm như mụn cơm. Phiến có màu xanh nhạt, kích thước 150-300cm, chẻ thùy 3, thùy xẻ lông chim nhiều lần. Mép phiến lá có thể me ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu đặc điểm thực vật, thành phần hóa học của hai loài nưa thu hái ở Việt Nam Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên Bản tin Y Dược học miền núi số 1 năm 2016 NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT, THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA HAI LOÀI NƢA THU HÁI Ở VIỆT NAM Nguyễn Thị Thu Huyền Trường đại học Y Dược Thái Nguyên TÓM TẮT Nghiên cứu đã tiến hành mô tả, phân tích đặc điểm hình thái, đặc điểm vi học, thành phần hóa học của hai loài Nưa thu hái ở nhiều địa phương khác nhau ở Việt Nam. Các đặc điểm này đã được so sánh với các đặc điểm tương ứng của loài A. paeoniifolius (Dennst.) Nicolson. Có thể phân biệt ba loài này ở dạng tươi, khô bằng đặc điểm hình thái, đặc điểm vi học bột củ và thành phần hóa học củ. Các đặc điểm này đã được tập hợp thành bộ dữ liệu làm cơ sở để xây dựng các chuyên luận kiểm nghiệm dược liệu. Từ khóa: A. paeoniifolius, nưa việt nam, đặc điểm thực vật, thành phần hóa học Đặt vấn đề Nưa là tên gọi chung của nhiều loài thực vật thuộc chi Amorphophallus, họ Ráy (Araceae) ở Việt Nam. Củ của một số loài Nưa từ lâu đã được nhân dân ta sử dụng thuốc và thực phẩm [3],[4]. Ngày nay glucomannan (một hợp chất được chiết từ hai loài Nưa A.konjac k.kock, A. paeoniifolius (Dennst.) Nicolson) đang được sử dụng rất nhiều trong thực phẩm và y dược (giảm mỡ máu, giảm cholesterol LDL, làm tá dược, màng bao thuốc…) [1]. Với mục đích tìm nguồn nguyên liệu làm thuốc mới, đề tài đã nghiên cứu với các mục tiêu: Mô tả đặc điểm thực vật của hai loài Nưa ở Việt Nam Nghiên cứu thành phần hóa học của hai loài Nưa ở Việt Nam So sánh các đặc điểm này với các đặc điểm tương ứng của loài Nưa A. paeoniifolius (Dennst.) Nicolson. Đối tƣợng và phƣơng pháp nghiên cứu Nguyên liệu nghiên cứu: Hai mẫu Nưa được thu hái nhiều địa phương khác nhau: Mẫu 1: huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội vào tháng 2 – 4/2015 Mẫu 2: huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội vào tháng 2 – 4/2015. Mẫu A. paeoniifolius (Dennst.) Nicolson: Nho Quan - Ninh Bình vào tháng 10/2014. Đại điểm nghiên cứu: Bộ môn Dược liệu – Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên. Phƣơng tiện nghiên cứu: Mô tả về thực vật: Thước kẻ, máy ảnh, kính hiển vi Nghiên cứu về hóa học: các dụng cụ trong phòng thí nghiệm, bản mỏng tráng sẵn silicagel GF254 của Merc, máy chấm sắc ký CAMAG LINOMAT 5, máy chụp ảnh sắc ký CAMAG REPROSTAR 3, hóa chất và thuốc thử đạt tiêu chuẩn phân tích theo Dược Điển Việt Nam IV [2] Phƣơng pháp nghiên cứu Mô tả về đặc điểm thực vật - Nghiên cứu đặc điểm hình thái: Quan sát, đo, mô tả và chụp hình. - Phương pháp kính hiển vi: tiến hành theo Dược Việt Nam IV [2]. Nghiên cứu về thành phần hóa học 8 Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên Bản tin Y Dược học miền núi số 1 năm 2016 - Sơ bộ xác định thành phần hóa học của củ hai loài nghiên cứu bằng các phản ứng hóa học thường quy. - Sắc ký lớp mỏng + Chuẩn bị dịch chiết: Ngâm 10g bột củ Nưa trong 20 ml methanol trong 24h ở nhiệt độ phòng, lọc qua giấy lọc, bốc hơi dịch lọc đến còn khoảng 0,5 ml để lấy dịch chấm sắc ký. + Tiến hành: dịch chiết được triển khai trên bản mỏng Silicagel 60F254 tráng sẵn của Merck, với hệ dung môi thích hợp. Hiện vết ở các bước sóng 254nm và 366nm, phun thuốc thử hiện màu Vanilin 1%/ H2SO4. Kết quả nghiên cứu Đặc điểm hình thái Hình 1: Đặc điểm hình thái của ba mẫu nƣa nghiên cứu A. Mẫu 1 B. Mẫu 2 C. Mẫu A. paeoniifolius (Dennst.) Nicolson 1. Lá 2,3. Thân củ 4. Bề mặt cuống lá Mẫu 1: Cây cỏ cao 1-1,5m, sống hàng năm có thân củ. Củ hình cầu có mặt trên lõm ở phần gốc mầm, mặt dưới lồi, trên thân củ có nhiều nốt sần như củ khoai tây. Có nhiều rễ con, mọc tập trung xung quanh phần gốc mầm của củ. Củ có kích thước 6-10x10-15cm, màu nâu sậm có khi màu cam, phần thịt củ màu vàng nhạt hoặc màu hồng. Củ gây ngứa mạnh. Thường chỉ có 1 lá mọc từ thân củ. Cuống lá mọng nước, kích thước 2-4x100-140cm, bề mặt hơi sần ,có nhiều đốm trắng và nhiều chấm đen nhỏ trên nền xanh đậm. Phiến lá có màu xanh đậm, xòe rộng 50-100cm, xẻ thùy 3, thùy xẻ lông chim nhiều lần. (Hình 1A) Mẫu 2: Cây cỏ sống hàng năm có thân củ, cao 1,5-2m. Củ hình cầu có mặt trên lõm ở phần gốc mầm, mặt dưới lồi, xung quanh có nhiều rễ con, trên thân củ có nhiều nốt sần như củ khoai tây. Củ có kích thước 15-18x20-25cm. Củ có màu nâu sậm, củ non có thịt trắng, củ già có thịt màu trắng vàng. Củ gây ngứa nhẹ. Thời gian nảy mầm khoảng tháng 4 -5. Khi mới mọc, mầm được ôm bởi một bẹ to màu xanh đậm. Thường chỉ có 1 lá mọc từ thân củ. Cuống lá mọng nước, kích thước 6-8x140-180cm, bề mặt cuống nhẵn, có nhiều đốm trắng trên nền xanh nhạt. Càng về gốc cuống màu xanh càng đậm, phần cuối gốc có màu hồng. Phiến lá có màu xanh nhạt, xòe rộng 60-120cm, xẻ thùy 3, thùy xẻ lông chim nhiều lần. (Hình 1B) Mẫu A. paeoniifolius (Dennst.) Nicolson: Cây cỏ, cao 100-150cm, sống hàng năm có thân củ. Củ hình cầu có mặt trên lõm ở phần gốc mầm, mặt dưới lồi, xung quanh có nhiều rễ con, trên thân củ có nhiều nốt sần như củ khoai tây. Củ có kích thước 15x20- 25cm, bên ngoài màu nâu sậm, khi củ còn non phần thịt củ có màu hồng nhạt, khi củ già có màu vàng nhạt. Thời gian nảy mầm và ra hoa vào tháng 4-5. Hoa thường mọc trước 9 Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên Bản tin Y Dược học miền núi số 1 năm 2016 khi ra lá. Thường chỉ có 1 lá mọc từ thân củ. Cuống lá mọng nước, có kích thước 5- 6x100-150cm. Bề mặt cuống có nhiều đốm trắng hình bầu dục trên nền xanh nhạt, càng về gốc các vết đốm càng lớn. có nhiều nốt sần dạng gai mềm như mụn cơm. Phiến có màu xanh nhạt, kích thước 150-300cm, chẻ thùy 3, thùy xẻ lông chim nhiều lần. Mép phiến lá có thể me ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Y dược học miền núi A. paeoniifolius Nưa việt nam Đặc điểm thực vật Thành phần hóa họcTài liệu liên quan:
-
Nghiên cứu thành phần hóa học của dịch chiết lá cây chè xanh ở Truồi, Phú Lộc, Thừa Thiên Huế
9 trang 56 0 0 -
Đặc điểm thực vật và giải phẫu của cây nho rừng
4 trang 45 1 0 -
49 trang 31 0 0
-
Nghiên cứu thành phần hóa học cây Kydia glabrescens
5 trang 30 1 0 -
59 trang 30 0 0
-
38 trang 29 0 0
-
Nghiên cứu thành phần hóa học cây lu lu đực (Solanum nigrum l.) tại tỉnh Thái Bình
7 trang 28 0 0 -
27 trang 27 1 0
-
Tài liệu: Thành phần Nguyên Tử
10 trang 27 0 0 -
Khóa luận tốt nghiệp đại học: Khảo sát thành phần hóa học của loài địa y Parmotrema Sancti Angelii
32 trang 25 0 0